Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đột phá nông nghiệp công nghệ cao ở Điện Biên

PV - 10:24, 08/04/2019

Mạnh dạn thay đổi tư duy sản xuất, dám nghĩ dám làm, cùng “đòn bẩy” chính sách về nông nghiệp của tỉnh Điện Biên đã và đang hình thành thế hệ “nông dân kiểu mới”. Thế hệ này có kiến thức, bản lĩnh, ứng dụng linh hoạt khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp làm tăng năng suất, giá trị sản phẩm, thân thiện với môi trường…

Những “nông dân kiểu mới”

Sau nhiều năm cần mẫn làm nhiều công việc của người nông dân “chân lấm tay bùn” nhưng không đem lại thành công như mong đợi, anh Nguyễn Đức Lợi ở Mường Ảng (Điện Biên) lao vào đọc sách, tìm tài liệu nghiên cứu, rồi lặng lẽ vào Nam ra Bắc, sang Thái Lan để tìm hiểu về quy trình, công nghệ nuôi tảo hệ kín.

Mô hình trồng rau thủy canh trong nhà lưới đang phát triển tại Điện Biên. Mô hình trồng rau thủy canh trong nhà lưới đang phát triển tại Điện Biên.

Trở về quê hương, anh vay mượn gần 1 tỷ đồng xây dựng khu nuôi trồng, nhà thí nghiệm, kho vô trùng cùng hàng tá các thiết bị máy móc chuyên dụng khác để làm mô hình nuôi tảo xoắn và thành lập Trung tâm Nghiên cứu- Nuôi trồng tảo xoắn Spirulina mang tên Ðức Lợi. Sản phẩm sau đó đã được kiểm nghiệm, chứng nhận đảm bảo chất lượng của Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia. Đến nay, bình quân 1 tháng, trang trại của anh Lợi cung cấp ra thị trường khoảng 200kg tảo tươi thông qua hệ thống đại lý phân phối ở TP. Hà Nội cùng nhiều tỉnh, thành khác và xuất khẩu sang một số nước: Ðức, Singapo, Thái Lan.

Cũng xuất thân là nông dân nhưng khi được truyền lửa đam mê làm nông nghiệp công nghệ bằng kỹ thuật nhân giống, nuôi cấy mô tế bào trong lĩnh vực trồng trọt đã giúp anh Nguyễn Hữu Nhẹ trở thành Giám đốc Công ty chuyên nuôi cấy, sản xuất nấm đông trùng hạ thảo duy nhất tại tỉnh Điện Biên. Toàn bộ sản phẩm của Công ty anh Nhẹ được kiểm nghiệm bởi cơ quan chuyên môn, trong đó giá trị chất dinh dưỡng trong nấm luôn đạt hàm lượng cao. Sản phẩm được ưa chuộng, tiêu thụ rộng rãi tại thị trường trong và ngoài tỉnh, doanh thu mỗi năm đạt không dưới 4 tỷ đồng.

Ngoài ra, tại Điện Biên còn xuất hiện các mô hình sản xuất rau xanh ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao, quy mô lớn như: Doanh nghiệp Tư nhân Hoa Ba trồng rau thủy canh bằng hệ thống hồi lưu; công nghệ sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP của Công ty CPTMXNK Ðiện Biên; mô hình nuôi cá hồi, cá tầm tại huyện Tuần Giáo…

“Đòn bẩy” chính sách để tiến xa

Đầu tư sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao đã giúp tạo ra các sản phẩm nông nghiệp chất lượng, năng suất cao, thân thiện với môi trường; không phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu giúp nông dân chủ động kế hoạch, cũng như khắc phục tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp cho lợi nhuận cao hơn. Đồng thời, đã tác động tích cực đến việc thu hút, hình thành và tạo liên kết sản xuất theo chuỗi giữa doanh nghiệp và người dân.

Sản phẩm tảo xoắn Spirulina Ðức Lợi được thị trường Điện Biên ưa chuộng, phân phối tại nhiều tỉnh, thành trong nước và xuất khẩu sang Thái Lan, Đức, Singapo. Sản phẩm tảo xoắn Spirulina Ðức Lợi được thị trường Điện Biên ưa chuộng, phân phối tại nhiều tỉnh, thành trong nước và xuất khẩu sang Thái Lan, Đức, Singapo.

Đồng hành với mục tiêu làm nông nghiệp công nghệ cao là chính sách của địa phương giúp nâng cao chất lượng, năng suất hàng hóa. Trong đó, chính sách hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, khuyến khích phát triển hợp tác về liên kết tiêu thụ nông sản giữa “4 nhà” (nhà nông, nhà nước, nhà khoa học và nhà sản xuất) trong xây dựng cánh đồng mẫu lớn đã thúc đẩy hiệu quả quá trình tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và giảm nghèo bền vững.

Ngoài ra, Kế hoạch số 2982/KH-UBND về cơ cấu lại ngành Nông nghiệp đến năm 2020 của tỉnh Điện Biên đã định hướng tiếp cận, cơ cấu lại ngành, lĩnh vực theo vùng trọng điểm gắn với sản phẩm lợi thế và liên kết vùng; đầu tư, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến.

Theo nhận định của ông Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên, lần đầu tiên ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đã tạo ra những thay đổi cơ bản, diện mạo kinh tế nông thôn khởi sắc và chuyển dịch đúng hướng theo chủ trương của tỉnh. Tỉnh sẽ tiếp tục triển khai chính sách thu hút, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư sản xuất; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp và các thành phần kinh tế tiếp cận đất đai, khoa học kỹ thuật phát triển nông nghiệp, nông thôn hiệu quả.

PHƯƠNG CHI

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Ủy ban Dân tộc: Tập huấn triển khai Hệ thống theo dõi nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao

Ủy ban Dân tộc: Tập huấn triển khai Hệ thống theo dõi nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao

Ngày 28/3, tại Trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Văn phòng Ủy ban phối hợp với Cục Kiểm soát Thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ) tổ chức Lớp tập huấn, hướng dẫn sử dụng phần mềm theo dõi nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao. Ông Lò Quang Tú - Chánh Văn phòng Ủy ban Dân tộc dự và khai mạc Lớp tập huấn.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam, Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam, Trung Quốc

Thời sự - PV - 22:13, 28/03/2023
Ngày 28/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp đồng chí Vương Ninh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Công tác dân nguyện đã góp phần tăng cường niềm tin của Nhân dân với Đảng và Nhà nước

Công tác dân nguyện đã góp phần tăng cường niềm tin của Nhân dân với Đảng và Nhà nước

Thời sự - PV - 22:10, 28/03/2023
Chiều 28/3, tại Nhà Quốc hội, Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập (17/3/2003 - 17/3/2023) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.
Đồng bào Mông ở Sa Pa giữ nghề chạm bạc

Đồng bào Mông ở Sa Pa giữ nghề chạm bạc

Media - Trọng Bảo - 21:16, 28/03/2023
Trải qua hàng trăm năm, người Mông dưới chân núi Hoàng Liên vẫn gìn giữ nghề chạm khắc bạc truyền thống của dân tộc mình. Với họ, những trang sức làm bằng bạc là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tinh thần.
Thổ cẩm Hoa Tiến từ vùng cao xứ Nghệ đến bạn bè quốc tế

Thổ cẩm Hoa Tiến từ vùng cao xứ Nghệ đến bạn bè quốc tế

Sắc màu 54 - Tấn Vịnh - 21:12, 28/03/2023
Tại bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) có một gia đình người Thái bao đời luôn trân trọng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc, của gia đình như một di sản văn hóa quý giá. Đặc biệt, các thế hệ trong gia đình này luôn ý thức truyền nghề cho hế hệ sau. Cô gái trẻ Sầm Thị Tình là thế hệ thứ tư đã khởi nghiệp và bước đầu đã gặt hái những trái ngọt từ nghề truyền thống của gia đình
Công tác dân vận vùng đồng bào DTTS trước hết phải làm cho người dân “ưng cái bụng”

Công tác dân vận vùng đồng bào DTTS trước hết phải làm cho người dân “ưng cái bụng”

Công tác Dân tộc - Thành Nhân - 21:02, 28/03/2023
Phú Yên có 3 huyện miền núi: Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh, có đông đồng bào DTTS sinh sống. Mỗi dân tộc có phong tục, tập quán riêng, nên chính quyền và các hội, đoàn thể ở địa phương luôn xác định rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác dân vận. Cán bộ nói bà con nghe, tin tưởng và “ưng cái bụng”. Nhờ vậy, tình hình an ninh chính trị ở vùng đồng bào DTTS luôn được giữ vững, cuộc sống của bà con ngày càng ấm no, diện mạo nông thôn miền núi ngày càng khởi sắc.
Đồng bào Mông ở Sa Pa giữ nghề chạm bạc

Đồng bào Mông ở Sa Pa giữ nghề chạm bạc

Trải qua hàng trăm năm, người Mông dưới chân núi Hoàng Liên vẫn gìn giữ nghề chạm khắc bạc truyền thống của dân tộc mình. Với họ, những trang sức làm bằng bạc là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tinh thần.
Ủy ban Dân tộc: Tập huấn triển khai Hệ thống theo dõi nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao

Ủy ban Dân tộc: Tập huấn triển khai Hệ thống theo dõi nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao

Tin tức - Việt Cường - 21:00, 28/03/2023
Ngày 28/3, tại Trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Văn phòng Ủy ban phối hợp với Cục Kiểm soát Thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ) tổ chức Lớp tập huấn, hướng dẫn sử dụng phần mềm theo dõi nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao. Ông Lò Quang Tú - Chánh Văn phòng Ủy ban Dân tộc dự và khai mạc Lớp tập huấn.
Giao lưu văn hóa đồng bào Mông trên rừng Sơn Tra

Giao lưu văn hóa đồng bào Mông trên rừng Sơn Tra

Media - Thùy Anh - 20:46, 28/03/2023
Sơn Tra - loài hoa biểu tượng cho vẻ đẹp hoang sơ, sức sống bền bỉ, tinh thần vượt khó của cộng đồng dân tộc Mông nơi rẻo cao Nậm Nghẹp, huyện Mường La, tỉnh Sơn La lại có sức hấp dẫn kỳ lạ đối với hàng nghìn du khách đến trải nghiệm và khám phá giữa tiết trời dịu mát của tháng 3.
Vẻ xuân sắc của phụ nữ vùng cao Lai Châu

Vẻ xuân sắc của phụ nữ vùng cao Lai Châu

Sắc màu 54 - Hà Minh Hưng - 20:29, 28/03/2023
Nằm ở phía Tây Bắc địa đầu Tổ quốc, Lai Châu - vùng đất có 86% dân số là đồng bào DTTS thuộc 20 dân tộc anh em cùng sinh sống. Mỗi một dân tộc, từ con người đến tập quán sản xuất, sinh hoạt, đặc biệt là văn hóa có bản sắc rất đặc trưng, độc đáo. Có dịp đến với vùng đất, khoảng khắc mà chúng tôi ghi lại được là hình ảnh những thiếu nữ, những phụ nữ DTTS tràn đầy xuân sắc trong trang phục truyền thống - một vẻ đẹp riêng của "bức tranh văn hóa" nơi bản làng vùng cao.
Hơn 19.000 lượt khách hàng được vay vốn từ Nghị định 28 của Chính phủ

Hơn 19.000 lượt khách hàng được vay vốn từ Nghị định 28 của Chính phủ

Công tác Dân tộc - Mai Hương - 20:14, 28/03/2023
Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ về “Chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025” (Nghị định 28) đã giúp cho hơn 19.000 lượt khách hàng đồng bào DTTS và miền núi phát triển sinh kế, vươn lên trong cuộc sống.
Giám sát triển khai 3 Chương trình MTQG

Giám sát triển khai 3 Chương trình MTQG

Media - Trọng Bảo - 20:12, 28/03/2023
Ngày 27/3, Đoàn giám sát của Quốc hội đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Lào Cai về việc triển khai thực hiện 3 Chương trình MTQG.