Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Khí thế mới, quyết tâm cao, mở ra bước phát triển mới cho vùng DTTS, miền núi

Thanh Huyền - 14:58, 31/01/2024

Năm 2023 là năm bản lề thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ công tác dân tộc giai đoạn 2021-2025. Là cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, Ủy ban Dân tộc đã tập trung quyết liệt công tác chỉ đạo, điều hành, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương triển khai thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi nói riêng và cả nước nói chung. Kết quả đạt được trong năm 2023 tạo tiền đề vững chắc để cơ quan công tác dân tộc bước vào giai đoạn tăng tốc, về đích trong thực hiện chính sách dân tộc của giai đoạn 2021 - 2025. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc phỏng vấn Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh bên thềm Xuân mới.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trong chuyến công tác tại cơ sở những ngày cuối năm 2023. (Trong ảnh: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh thăm gia đình ông Giàng A Sinh, thôn Tấu Dưới, xã Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái (hộ gia đình được hỗ trợ làm nhà ở từ nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719)
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trong chuyến công tác tại cơ sở những ngày cuối năm 2023. (Trong ảnh: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh thăm gia đình ông Giàng A Sinh, thôn Tấu Dưới, xã Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái (hộ gia đình được hỗ trợ làm nhà ở từ nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719)

Nhìn lại năm 2023 - năm bản lề triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 – 2025; thực hiện nhiệm vụ trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức, cơ quan công tác dân tộc đã đạt được những kết quả nổi bật gì, thưa Bộ trưởng, Chủ nhiệm?

Ngành công tác dân tộc xác định, năm 2023 là năm bản lề quan trọng, với nhiều nhiệm vụ lớn, nặng nề để triển khai thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội phê duyệt Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; các nghị quyết, quyết định, Chỉ thị của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Bám sát các nghị quyết, kết luận của Đảng, nghị quyết của Quốc hội, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Dân tộc đã tích cực chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, triển khai quyết liệt, đồng bộ, cụ thể hóa thành kế hoạch, chương trình công tác dân tộc, với những mục tiêu, nội dung cụ thể; khối lượng công việc lớn, có trọng tâm, trọng điểm, sát với thực tế, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Cụ thể hóa Nghị quyết số 10/NQ-CP của Chính phủ về ban hành Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 thành các đề án, chương trình cụ thể. Gấp rút phối hợp các bộ, ngành, địa phương rà soát, tham mưu sửa đổi Nghị định số 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc. Đây là văn bản pháp lý hết sức quan trọng về lĩnh vực công tác dân tộc.

Các bộ, ngành, địa phương đã triển khai thực hiện đồng bộ 188 chính sách tại vùng đồng bào DTTS và miền núi (trong đó có 136 chính sách dân tộc) và các chính sách an sinh xã hội, đặc biệt là thực hiện đồng thời 03 chương trình MTQG, trọng tâm là Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719).

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trò chuyện, động viên đồng bào DTTS tỉnh Lào Cai. (Ảnh chụp tháng 1/2024)
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trò chuyện, động viên đồng bào DTTS tỉnh Lào Cai. (Ảnh chụp tháng 1/2024)

Đồng thời, năm 2023 là năm Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp rà soát, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện chính sách dân tộc, đặc biệt là Chương trình MTQG 1719 để tham mưu cho Chính phủ cơ chế thực hiện trong giai đoạn tiếp theo. Kết thúc năm 2023, phần lớn những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719 đã được tháo gỡ.

Để nắm tình hình công tác dân tộc, nhất là việc triển khai Chương trình MTQG 1719, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo điều hành, Uỷ ban Dân tộc đã tổ chức các đoàn công tác đến hơn 40 địa phương và tham gia một số đoàn công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ làm việc tại một số tỉnh, thành phố vùng đồng bào DTTS. Tổ chức sơ kết 03 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719, đề ra các giải pháp triển khai Chương trình trong những năm còn lại của giai đoạn. Công tác tuyên truyền, vận động được triển khai rộng rãi bằng nhiều hình thức, do đó Chương trình MTQG 1719 được các cấp, các ngành, dư luận xã hội và người dân đặc biệt quan tâm, tích cực vào cuộc để tổ chức triển khai thực hiện. Đến thời điểm này, Chương trình MTQG 1719 đạt tốc độ giải ngân khá.

Bên cạnh đó, các địa phương vùng đồng bào DTTS đã chủ động ưu tiên nguồn lực, lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn với chính sách dân tộc, tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội cho các huyện nghèo, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải. Nhiều địa phương ban hành các chính sách đặc thù, bố trí thêm nguồn lực để tổ chức thực hiện tốt các chính sách dân tộc.

Một dấu ấn nữa có thể kể tới trong năm qua đó là, Ủy ban Dân tộc đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành tổ chức biểu dương Người có uy tín; Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu, nhằm động viên, khích lệ tinh thần vươn lên, lan tỏa tấm gương điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS. Hoạt động này đã góp phần khẳng định tính ưu việt của chính sách dân tộc; sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cấp, ngành và toàn xã hội dành cho đồng bào DTTS.

Đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đã và đang có những bước chuyển tích cực
Đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đã và đang có những bước chuyển tích cực

Có thể khẳng định, những dấu ấn nổi bật trong triển khai thực hiện công tác dân tộc đã góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi nói riêng và cả nước nói chung. Xin Bộ trưởng, Chủ nhiệm có thể chia sẻ thêm về kết quả này?

Trong năm qua, công tác dân tộc được Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị vào cuộc triển khai thực hiện hiệu quả. Toàn xã hội và đặc biệt là đồng bào các DTTS cả nước quan tâm, chung sức đồng lòng trong quá trình triển khai thực hiện. Điều này, đã góp phần quan trọng phát triển kinh tế -xã hội, đẩy mạnh phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, từng bước phát triển sản xuất, nâng cao đời sống đồng bào các DTTS.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi phù hợp. Tình hình sản xuất lúa, hoa màu, cây ăn trái, cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy, hải sản duy trì ổn định. Nhiều mô hình, điển hình sản xuất, hợp tác kinh doanh hiệu quả ở vùng đồng bào DTTS được tạo điều kiện hình thành và nhân rộng. Các ngành nghề tạo ra sản phẩm đặc trưng, chủ lực của vùng được các địa phương quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện; trong đó có các nghề truyền thống của đồng bào DTTS được giữ gìn và phát huy. An ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi nói riêng và cả nước nói chung được giữ vững. Niềm tin của đồng bào với Đảng và Nhà nước được tăng cường, củng cố.

Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều năm 2023 còn 2,93%, (giảm 1,1%); tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo còn khoảng 33% (giảm 5,62%); tỷ lệ hộ nghèo DTTS còn khoảng 17,82% (giảm 3,2%), đạt chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao.

Tại các địa phương ghi nhận tỷ lệ nghèo giảm nhanh trong năm 2023 như: Quảng Trị 6,73%, Hà Giang giảm 5,96%,... các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Cần Thơ, Đồng Nai, Long An, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn dưới 1%; tỉnh Quảng Ninh đến hết năm 2023 không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo của Trung ương.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tặng quà, chúc Tết Người có uy tín tỉnh Lào Cai nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tặng quà, chúc Tết Người có uy tín tỉnh Lào Cai nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Công tác an sinh xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi được đảm bảo. Trong năm 2023, hoạt động thăm hỏi, tặng quà đồng bào DTTS được chú trọng. Uỷ ban Dân tộc và các địa phương đã tổ chức các đoàn công tác liên ngành đi thăm hỏi, tặng quà tập thể, hộ nghèo, gia đình chính sách người DTTS, Người có uy tín trong đồng bào DTTS vào dịp Lễ, Tết. Ngoài ra, còn huy động các nguồn lực xã hội, trao hàng nghìn phần quà cho các hộ gia đình DTTS nghèo, gia đình chính sách, học sinh DTTS nghèo vượt khó và người lao động gặp khó khăn.

Khép lại năm 2023 với nhiều dấu ấn quan trọng tạo tiền đề cho năm 2024 - năm then chốt thực hiện công tác dân tộc của giai đoạn 5 năm. Xin Bộ trưởng, Chủ nhiệm chia sẻ nhiệm vụ và giải pháp thực hiện công tác dân tộc trong năm 2024 và những năm tiếp theo?

Khép lại năm 2023, bên cạnh những kết quả đạt được, vùng đồng bào DTTS và miền núi vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế chậm phát triển so với tiềm năng của vùng và chưa bền vững; đời sống vùng đồng bào DTTS và miền núi còn nhiều khó khăn….

Trong giai đoạn này, Cơ quan công tác dân tộc từ Trung ương đến địa phương tiếp tục chủ động, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ của công tác dân tộc được đề ra theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Kết luận số 65-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới; Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội phê duyệt Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các Nghị quyết, quyết định, chỉ thị của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác dân tộc.

Năm 2024 là năm rất quan trọng - năm then chốt hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ; năm tăng tốc tiến tới về đích thực hiện chính sách dân tộc của giai đoạn. Ngành công tác dân tộc sẽ tiếp tục quán triệt tổ chức triển khai đầy đủ chỉ thị, nghị quyết, kết luận.... của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ có liên quan đến công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc trên phạm vi toàn quốc. Tiếp tục tham mưu, hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ về Công tác dân tộc nhằm khắc phục những khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi trong triển khai, thực hiện, thụ hưởng chính sách dân tộc. Cụ thể hoá nhiệm vụ, giải pháp đặt ra tại Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế -xã hội và NSNN năm 2024.

Uỷ ban Dân tộc tiếp tục chủ trì, phối hợp rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế đặc thù, thông tư, văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình MTQG 1719 giai đoạn tiếp theo theo hướng tập trung, tránh chồng chéo, phù hợp với thực tiễn; xây dựng Đề án đổi mới về mô hình và tổ chức hoạt động của cơ quan làm công tác dân tộc các cấp...Đồng thời, thực hiện hiệu quả công tác chuẩn bị tổng kết chính sách dân tộc của giai đoạn, tham mưu, hoàn thiện thể chế, cơ chế thực hiện chính sách dân tộc; xây dựng khung chương trình cho giai đoạn 2026 - 2030 đảm bảo tính khả thi.

Bên cạnh đó, cơ quan công tác dân tộc sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân, qua đó, động viên khích lệ, phát huy nội lực vươn lên của người dân. Công tác phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương tiếp tục được triển khai chặt chẽ. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc nắm tình hình, lắng nghe ý kiến của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, người dân, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện chính sách dân tộc. Góp phần tham mưu cho Đảng, Nhà nước điều chỉnh chính sách dân tộc phù hợp với thực tiễn.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tặng quà cho Người có uy tín tỉnh Hòa Bình, tháng 1/2024
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tặng quà cho Người có uy tín tỉnh Hòa Bình, tháng 1/2024

Nhân dịp Năm mới, Bộ trưởng, Chủ nhiệm có nhắn gửi điều gì tới hệ thống cơ quan công tác dân tộc các cấp?

Trong suốt chặng đường 78 năm qua, Cơ quan công tác dân tộc ngày càng lớn mạnh, trưởng thành về mọi mặt và đạt được những thành tựu to lớn, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Đội ngũ cán bộ công chức, viên chức cơ quan công tác dân tộc từ Trung ương đến cơ sở đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, tận tụy, tâm huyết.

Cơ quan công tác dân tộc bước vào thực hiện nhiệm vụ trong năm 2024 – năm tăng tốc thực hiện công tác dân tộc của cả giai đoạn, phát huy những kết quả đạt được, khắc phục hạn chế, đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn, toàn ngành công tác dân tộc cần phát huy tinh thần đoàn kết, nhất trí, đồng lòng. Trách nhiệm của chúng ta là trách nhiệm trước Đảng, Chính phủ và trước Nhân dân.

Đối với đội ngũ lãnh đạo cần phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, sâu sát, kịp thời, chủ động, năng động, sáng tạo hơn nữa; quyết tâm phải lớn, nỗ lực phải cao, hành động phải quyết liệt, hiệu quả, khẩn trương, thực hiện có trọng tâm, trọng điểm. Đối với mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phải đổi mới phương pháp tham mưu, tự học hỏi, nâng cao trình độ.

Bước vào năm mới với khí thế mới, quyết tâm cao, chúng ta vững tin triển khai thực hiện hiệu quả công tác dân tộc, chính sách dân tộc, mở ra bước phát triển mới cho vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng, Chủ nhiệm !

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 20:27, 26/07/2024
Ngày 26/7, ngay sau Lễ an táng, Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời cảm ơn.
Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - BDT - 13:23, 26/07/2024
13 giờ hôm nay (26/7), Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông. Lễ an táng diễn ra lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Thời sự - Ngọc Chí - 11:07, 26/07/2024
Mặc dù trời mưa lớn, nhưng 8 giờ sáng ngày 26/7, 86/86 thôn làng đồng bào Xơ Đăng huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã tổ chức lễ tưởng nhớ, tiễn đưa đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn, thể hiện tình cảm của đồng bào Xơ Đăng dành cho Tổng Bí thư, người lãnh đạo luôn một lòng vì nước, vì dân.
Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Xã hội - Minh Thu - 10:51, 26/07/2024
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, những ngày qua, tại hai tỉnh Sơn La và Điện Biên đã có mưa to đến rất to, gây lũ quét, lũ ống, làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Hiện hai địa phương đang tập trung triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:50, 26/07/2024
Từ sáng sớm nay (26/7), hàng nghìn người dân tiếp tục xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Nhiều người bày tỏ niềm tiếc thương với Tổng Bí thư bằng những bức ảnh, bài thơ tự sáng tác.
Tin trong ngày - 25/7/2024

Tin trong ngày - 25/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Người dân bày tỏ niềm thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:48, 26/07/2024
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng ra đi không chỉ là mất mát to lớn của gia quyến, của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam, mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân các dân tộc Lào cũng mất đi người bạn thân thiết nhất. Đất nước Lào sẽ giữ mãi trong tim những tình cảm chân thành, tình đồng chí trân trọng đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Thời sự - Thanh Nguyễn - 07:21, 26/07/2024
Trong suốt sự nghiệp chính trị của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng đã dành những tình cảm đặc biệt cho quê hương Nghệ An. Bằng chứng là, trên cương vị người đứng đầu của Đảng, Tổng Bí thư đã 2 lần về thăm, làm việc tại tỉnh Nghệ An vào các năm 2012, 2017, đồng thời, chủ trì 3 cuộc làm việc của Bộ Chính trị về ban hành, sơ kết, tổng kết các Nghị quyết phát triển Nghệ An. Những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc và làm việc của người đứng đầu Đảng đã để lại tình cảm, sự trân quý trong lòng người dân xứ Nghệ.
Vị Xuyên hôm nay...

Vị Xuyên hôm nay...

Phóng sự - Tào Đạt - 06:57, 26/07/2024
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) từ một địa bàn được xác định là thứ yếu, trở thành một điểm nóng ác liệt. Ở đây, những câu chuyện về sự hi sinh của người lính đã trở thành một bản anh hùng ca bất diệt. Và sự “thay da đổi thịt” ở mảnh đất này ngày hôm nay làm càng tôn lên giá trị của hòa bình, mang theo đó là những ước vọng nơi biên cương Tổ quốc.
Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Thời sự - Nhóm PV - 22:31, 25/07/2024
Tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh và tại quê nhà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội, ngày 25/7, rất đông người dân đứng xếp hàng từ sớm, lặng lẽ chờ đợi để được vào viếng Tổng Bí thư trong niềm xúc động và tiếc thương vô hạn. Càng về đêm, dòng người hướng về Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội càng đông. Mọi người xếp hàng ngay ngắn, thành kính chờ đến lượt vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Thời sự - Thúy Hồng - 21:51, 25/07/2024
Ngay từ sáng sớm ngày 25/7, dòng người từ TP. Hà Nội và các tỉnh, thành lân cận trong cả nước đã đến xếp hàng dọc các con phố dẫn tới Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội và quê hương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội để chờ được vào thắp nén tâm hương tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh đạo hết lòng vì nước, vì dân, dành trọn cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước.