Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

IC MASTER 2023: Chân dung 4 đội thi xuất sắc bước vào giai đoạn tăng tốc về đích

Vàng Ni - 04:59, 21/11/2023

Như đã đưa tin, Cuộc thi "Sinh viên ứng dụng AI trong truyền thông quảng bá vùng DTTS”, cuộc thi IC MASTER 2023 do Học viện Ngoại giao tổ chức; 4 đội thi xuất sắc đang gấp rút chuẩn bị cho vòng Chung kết The Impact với những đề án ấn tượng xoay quanh chủ đề: “Ứng dụng AI trong truyền thông quảng bá địa phương”.

Đội thi “Echo” bảng thi Sơn La với Dự án ""Mộc Châu: Đá và Hoa"
Đội thi “Echo” bảng thi Sơn La với Dự án "Mộc Châu: Đá và Hoa"
Ảnh: BTC
Ảnh: BTC

Dự án “Mộc Châu: Đá và Hoa” được ra đời nhằm ứng dụng công nghệ AI xây dựng một chiến dịch truyền thông tương tác đa chiều giữa Mộc Châu và du khách. 

Tiến đến vòng Thực thi, Echo đã cho ra mắt nhân vật Chatbot AI với tên gọi “Chiêu Mai”. 

Chiêu Mai là nhân vật AI Chatbot được lấy cảm hứng từ người con gái dân tộc Thái (nhóm Thái trắng), mang vẻ đẹp đại diện cho một dân tộc có bề dày văn hóa, lịch sử lâu đời tại Sơn La.

Đội “Teen Titans” bảng thi Huế
Đội “Teen Titans” bảng thi Huế

Lấy cảm hứng từ sự đồng âm của 3 từ “phút” - “foot” - “food”, dự án “Một Food ở Huế” mong muốn đem lại trải nghiệm “Một phút trôi qua - từng foot đến Huế - nhiều food trải nghiệm” cho du khách khám phá ẩm thực Huế. Chỉ với 1 phút tương tác đa giác quan trên nền tảng AI và kênh truyền thông của dự án, du khách sẽ có từng bước chân (foot) đến Huế, từ đó được trải nghiệm “ẩm thực” (food) tại mảnh đất Cố đô.

Ảnh: Ban Tổ chức IC Master 2023
Ảnh: Ban Tổ chức IC Master 2023

Đến với giai đoạn vòng Thực thi, Teens Titans đã cho ra mắt với khán giả nhân vật Chatbot AI mang tên “O Thực”. Được lấy cảm hứng từ hình ảnh các o, các mệ, nhân vật là biểu tượng cho ẩm thực Huế nói riêng và bản sắc Huế nói chung, là “người bạn” đồng hành cùng du khách trong chuyến trải nghiệm du lịch ẩm thực đầy thú vị.

Đội “Chè Ngũ Sắc” bảng thi Đắk Lắk
Đội “Chè Ngũ Sắc” bảng thi Đắk Lắk

Dự án “Theo Dấu Chân Voi” được “Chè Ngũ Sắc” mang đến IC Master với nhân vật AI Ama Đắk, vinh dự là người đại diện phát ngôn, giúp dự án truyền bá những nét đẹp của vùng đất Đắk Lắk trù phú, đồng thời thể hiện sự chuyển mình của Đắk Lắk trong thời đại trí tuệ nhân tạo phát triển.

Ảnh: Ban Tổ chức IC Master 2023
Ảnh: Ban Tổ chức IC Master 2023

Với sứ mệnh “thay sắc áo mới” cho nền du lịch Đắk Lắk, trong giai đoạn cuối của vòng Thực thi, Chè Ngũ sắc ra mắt với khán giả App “THÀNH PHỐ CÀ PHÊ BUÔN MA THUỘT” được phát triển bởi UBND TP. Buôn Ma Thuột kết hợp cùng VNPT Đắk Lắk. App được Ama Đắk giới thiệu với những trải nghiệm vô cùng đặc biệt cho khách du lịch thỏa sức trải nghiệm.

 Đội “Sóng” bảng thi Đồng Tháp
Đội “Sóng” bảng thi Đồng Tháp

Bằng việc ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo vào lĩnh vực quảng bá du lịch, dự án "AI Đồng Tháp không" này không chỉ mở ra một cánh cửa mới cho ngành Du lịch của tỉnh, mà còn hướng tới việc trở thành ngọn đuốc soi sáng cho sự phát triển bền vững và toàn diện.

Ảnh: Ban Tổ chức IC Master 2023
Ảnh: Ban Tổ chức IC Master 2023

Bước vào giai đoạn tăng tốc về đích ở cuối vòng Thực Thi, đội thi Sóng đã cho ra mắt Chatbot AI mới nhất của tỉnh Đồng Tháp mang tên “Sen”. 

Với hình ảnh một hướng dẫn viên du lịch với những đặc điểm đặc trưng của con người Đồng Tháp và khả năng tương tác vượt trội, chatbot AI của vùng đất sen hồng giúp du khách dễ dàng tìm kiếm thông tin về các địa điểm du lịch, nhà hàng, khách sạn, cũng như các hoạt động giải trí và vui chơi tại địa phương.

Đặc biệt, vào 17h ngày 26/11/2023 đêm Chung kết cuộc thi Nhà Truyền Thông Tài Ba - IC Master mùa thứ 11 sẽ chính thức được diễn ra. Trong đêm chung kết, Top 4 IC Master 2023 sẽ phải trải qua 2 vòng thi cạnh tranh để tìm ra Quán quân của cuộc thi.

Chung kết cuộc thi Nhà Truyền Thông Tài Ba - IC Master mùa thứ 11 sẽ chính thức được diễn ra vào 17h00 ngày 26/11/2023 tại Học viện Ngoại giao
Chung kết cuộc thi Nhà Truyền Thông Tài Ba - IC Master mùa thứ 11 sẽ chính thức được diễn ra vào 17h00 ngày 26/11/2023 tại Học viện Ngoại giao

Vòng 1: Vòng Báo cáo: Top 4 sẽ báo cáo kết quả dự án và trình bày về tính ứng dụng của AI trong kế hoạch truyền thông đã thực hiện, theo sau đó là phần Q&A với Ban Giám khảo. 2 đội thi xuất sắc nhất sẽ được lựa chọn bước tiếp vào vòng 2.

Vòng 2: Vòng Tranh biện: Tại vòng thi cuối, 2 đội thay phiên nhau đặt câu hỏi và phản biện lại dự án của đối phương. Kết thúc phần hỏi đáp của cả 2 đội, Ban Giám khảo sẽ đưa ra nhận xét và chấm điểm (bao gồm điểm đặt và trả lời câu hỏi).

Cuộc thi IC Master 2023 là cơ hội để các bạn trẻ đồng hành với địa phương trong hành trình truyền thông, quảng bá các “viên ngọc ẩn giấu” để vươn tầm với bạn bè trong nước và quốc tế. Sau hành trình dài thức tỉnh tiềm năng và ứng dụng AI trong quảng bá địa phương, đã đến lúc các “nhà truyền thông tài ba” cho mọi người thấy thành quả. Liệu đội thi nào sẽ bứt phá và giành lại vinh quang cho mình trong đêm Chung kết? Hãy like fanpage Cuộc thi Nhà Truyền Thông Tài Ba - IC Master 2023 để theo dõi và cập nhật những thông tin mới nhất liên quan đến hành trình của Top 04 và nhanh tay đăng ký tham dự đêm chung kết tại Fanpage: Cuộc thi Nhà Truyền Thông Tài Ba - IC Master để không bỏ lỡ cuộc hẹn với đêm Chung kết sắp tới. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Ngãi: Phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 năm 2024

Quảng Ngãi: Phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 năm 2024

UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa gửi Tờ trình số 194/TTr-UBND đến HĐND tỉnh về việc đề nghị ban hành Nghị quyết giao kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025.
Lan tỏa giá trị văn hóa của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào

Lan tỏa giá trị văn hóa của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào

Thời sự - PV - 9 giờ trước
Trong khuôn khổ chuyến công tác dự Hội nghị cấp cao Chủ tịch Quốc hội 3 nước Campuchia, Lào và Việt Nam (CLV), thăm và làm việc tại Lào, sáng 7/12, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến thăm và làm việc tại Công ty Star Telecom.
Thủ tướng chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng

Thủ tướng chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng

Thời sự - PV - 10 giờ trước
Sáng 7/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Đột phá về tư duy làm chính sách (Bài 3)

Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Đột phá về tư duy làm chính sách (Bài 3)

Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 với những đột phá về tư duy làm chính sách, đã được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019, vừa đúng 1 năm sau khi có Nghị quyết số 74/2018/QH14 ngày 20/11/2018. Điều này cho thấy, sự thống nhất và tinh thần trách nhiệm cao của cả hệ thống chính trị trong thực hiện mục tiêu phát triển nhanh, bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kbang (Gia Lai): Quan tâm, phát huy vai trò Người có uy tín

Kbang (Gia Lai): Quan tâm, phát huy vai trò Người có uy tín

Người có uy tín với cộng đồng - Bích Phương - 11 giờ trước
Huyện Kbang, tỉnh Gia Lai hiện có 76 Người có uy tín trong đồng bào DTTS; thành phần chủ yếu là già làng, trưởng, phó thôn, cán bộ hưu trí, trưởng dòng họ...
Tin trong ngày - 6/12/2023

Tin trong ngày - 6/12/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 6/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Việt Nam lần thứ 4 được vinh danh là Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới. Ngô không ra hạt, nông dân Sơn La mất mùa. Thầy giáo trẻ truyền lửa bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc Thái. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Điện Biên: Phát huy vai trò của Người có uy tín

Điện Biên: Phát huy vai trò của Người có uy tín

Người có uy tín với cộng đồng - Bích Phương - 11 giờ trước
Toàn tỉnh Điện Biên hiện có 1.557 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Những năm qua, Người có uy tín đã gương mẫu, đi đầu trong vận động Nhân dân hăng hái tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư; tham gia giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường; tích cực tuyên truyền, giáo dục đối tượng vi phạm pháp luật tại cộng đồng...
Phú Yên: Cây mắc ca mở lối thoát nghèo cho người dân miền núi

Phú Yên: Cây mắc ca mở lối thoát nghèo cho người dân miền núi

Những năm gần đây, tại các huyện miền núi tỉnh Phú Yên đã chú trọng phát triển cây mắc ca, nhiều người dân đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng mắc ca, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Phú Yên dành nguồn lực để hỗ trợ người dân chuyển đổi cây trồng, phát triển sản xuất. Vì thế, cây mắc ca được kỳ vọng sẽ trở thành cây mở lối thoát nghèo bền vững cho người miền núi Phú Yên.
Nghệ An: Đẩy mạnh phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em vùng DTTS

Nghệ An: Đẩy mạnh phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em vùng DTTS

Nhờ nguồn kinh phí thực hiện Dự án 7 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) mà từ năm 2022 trở lại đây, công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em ở các huyện miền núi của tỉnh Nghệ An đã và đang đạt được những bước tiến mới.
Phát huy hiệu quả nguồn vốn ODA ở Hòa Bình: Quan tâm đầu tư những thôn, bản khó khăn nhất (Bài 1)

Phát huy hiệu quả nguồn vốn ODA ở Hòa Bình: Quan tâm đầu tư những thôn, bản khó khăn nhất (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 11 giờ trước
Hoà Bình là 1/5 tỉnh được thụ hưởng nguồn vốn thực hiện Dự án “Hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) thuộc Chương trình 135” sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Ailen. Đây là nguồn lực quan trọng giúp tỉnh Hòa Bình xây dựng các công trình hạ tầng tại xã, thôn bản ĐBKK, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân, thay đổi diện mạo vùng DTTS.
Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới : Người làm thổ cẩm không còn đơn độc (Bài 1)

Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới : Người làm thổ cẩm không còn đơn độc (Bài 1)

Bên cạnh không gian văn hóa cồng chiêng và hệ thống nghi lễ, lễ hội, thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên mang những nét riêng đặc sắc. Thổ cẩm không chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa đặc trưng của từng dân tộc, mà còn là sợi dây gắn kết tình thân. Cùng với sự trợ lực về chính sách của Nhà nước, việc triển khai phù hợp thực tế của địa phương và sự nỗ lực của nghệ nhân, thổ cẩm đang đứng trước những cơ hội mới, tiếp tục thể hiện vai trò quan trọng trong đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.