Năm 2017, cả nước có hơn 107 nghìn hộ nghèo phát sinh; cùng với đó là hơn 1,3 triệu hộ cận nghèo. Đây sẽ là “nguồn” bổ sung vào số lượng hộ nghèo năm 2018 và những năm tiếp theo nếu không được trợ sức kịp thời.
Thượng Trạch là xã thuộc khu vực biên giới thuộc huyện Bố Trạch, Quảng Bình, điều kiện kinh tế-xã hội vẫn còn nhiều khó khăn. Trong những năm qua, nguồn lực từ các chương trình, dự án chính sách hỗ trợ, đầu tư… được xem là “cú hích” khơi dậy các tiềm năng để phát triển, giúp người dân sống ở khu vực này có điều kiện vươn lên thoát nghèo bền vững.
Đề án “Nhiệm vụ và giải pháp đưa các xã, thôn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn (ĐBKK), hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 giai đoạn 2017-2020" (Đề án 196) là cách làm riêng của tỉnh Quảng Ninh nhằm tăng cường đầu tư cho vùng khó. Qua đó, đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo, góp phần đảm bảo an sinh xã hội để phát triển bền vững.
Tại không ít địa phương, tư tưởng không muốn thoát nghèo để tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước vẫn còn khá phổ biến trong người dân, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa. Thế nhưng, tại xã Tả Phìn, huyện Sa Pa (Lào Cai), thời gian gần đây, không cần sự vận động của chính quyền địa phương, nhiều hộ dân vẫn chủ động viết đơn xin ra khỏi diện hộ nghèo.
Qua quá trình thanh tra của cơ quan chức năng về việc thực hiện Chương trình 135; Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS ở xã thôn bản ĐBKK (QĐ 755/QĐ-TTg năm 2013); Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn (102/QĐ-TTg năm 2009) tại huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) giai đoạn 2015-2016, cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều sai phạm nghiêm trọng.
Từ cuối năm 2016, xã Cường Lợi, huyện Đình Lập (Lạng Sơn) được chọn để thực hiện mô hình điểm giảm nghèo của tỉnh với mô hình chăn nuôi lợn thịt. Đây là cơ hội không nhỏ để người dân tham gia mô hình thoát nghèo, đồng thời góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã xuống dưới 9,73%.
Việc bãi bỏ một chính sách “cho không”, “cấp không” để dồn lực cho những chính sách vĩ mô, khuyến khích sự chủ động vươn lên của đồng bào DTTS nghèo là rất cần thiết. Tuy nhiên, nguồn lực của chính sách bãi bỏ được chuyển tiếp để thực hiện cho những chương trình, dự án nào là điều cần cân nhắc, tính toán vẹn toàn.
Mới đây, lãnh đạo Báo Dân tộc và Phát triển đã đến thăm và làm việc với một số tỉnh khu vực Tây Nam bộ về tăng cường công tác phối hợp tuyên truyền, phát hành báo trong vùng đồng bào DTTS.
Những năm qua, phòng giao dịch NHCS huyện Đà Bắc (Hòa Bình) đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, đáp ứng nguồn vốn vay ưu đãi cho nhiều hộ nghèo, đối tượng chính sách.
Những năm qua, tỉnh Bạc Liêu đã triển khai nhiều chương trình cụ thể, thiết thực giúp hộ nghèo, cận nghèo thoát nghèo bền vững như: trao vốn phát triển sản xuất, tặng phương tiện sản xuất, hỗ trợ nhà ở, hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế... Nhờ đó, số hộ nghèo trên địa bàn giảm nhanh, bền vững, hạn chế thấp nhất tỷ lệ tái nghèo. Dự kiến trong năm 2018, sẽ có 4.000 hộ thoát nghèo.
Để hộ nghèo thiếu hụt đa chiều tiếp cận được các dịch vụ xã hội cơ bản bị thiếu hụt, phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước, Chính phủ quyết nghị một số chính sách đối với hộ nghèo thiếu hụt đa chiều như sau:
Mấy năm trở lại đây, đời sống kinh tế của bà con DTTS ở tỉnh Bắc Giang ngày một khấm khá. Trên địa bàn xuất hiện nhiều cách làm hay của bà con cần được nhân rộng.
Buôn Đôn là huyện biên giới giáp Campuchia, có 18 dân tộc cùng sinh sống, trong đó DTTS chiếm 47,4%, chủ yếu là dân tộc Ê-đê, Tày, Nùng, Thái, M’nông… Thời gian qua, huyện đã triển khai, thực hiện hơn 20 chính sách của Đảng, Nhà nước hỗ trợ cho đồng bào DTTS.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới (NTM) tỉnh Lào Cai, mặc dù đến năm 2016, toàn tỉnh có 28 xã về đích NTM. Tuy nhiên, đến nay 4/28 xã này bị “tuột dốc”.
Trong những đợt đi công tác tại các tỉnh miền núi phía Bắc, không ít lần tôi được nghe các cán bộ cấp xã, cấp huyện kể lại những tình huống bi hài liên quan đến tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào “ông Nhà nước” của một số đồng bào DTTS.
Để công tác giảm nghèo có hiệu quả, tỉnh Quảng Nam xác định, mọi sự hỗ trợ cho người dân phải gắn với địa chỉ cụ thể, không chạy theo thành tích, hướng tới mục tiêu thoát nghèo bền vững.
Bá Thước là một huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa với hơn 84% dân số là đồng bào DTTS. Thời gian qua, các chính sách dân tộc đã được chính quyền địa phương thực hiện có hiệu quả, giúp cho nhiều hộ đồng bào nơi đây đã thoát nghèo.
Những ngày này, trở lại vùng đất Tân Ân anh hùng, chúng tôi đã chứng kiến sự “thay da đổi thịt” của xã bãi ngang nghèo nhất huyện Ngọc Hiển (Cà Mau).
Năm 2018, tỉnh Bạc Liêu tăng cường công tác chăm lo đời sống đồng bào DTTS trên địa bàn, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS từ 3-4% và 10 xã thuộc Chương trình 135 với tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 5-6%. Để đạt được mục tiêu đề ra, ngoài việc triển khai thực hiện chính sách dân tộc, các tổ chức, đoàn thể, địa phương trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu còn vận động xã hội hoá nhiều nội dung để hỗ trợ cho công tác giảm nghèo.
Xã Lũng Niêm, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) có khoảng 125ha đất sản xuất lúa nước, nhưng do điều kiện khắc nghiệt, nên bà con chỉ canh tác được một vụ. Do vậy, việc tìm kế sách giúp bà con giải quyết việc làm, tăng thu nhập cải thiện cuộc sống thời gian qua được chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm.