Thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, trong những năm qua, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon Tum phối hợp các chủ rừng là tổ chức và các đơn vị có liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và tạo điều kiện cho người dân nhận đất nhận rừng, nhận khoán bảo vệ rừng có thêm thu nhập, tạo sinh kế lập nghiệp, không xâm hại rừng.
Pô Tô từng được xem là một trong những bản khó khăn nhất của xã Huổi Luông, huyện Phong Thổ (Lai Châu). Nhưng nay, Pô Tô có nhiều hộ khá, giàu từ mô hình trồng chuối, sắn và các loại nông sản khác. Kết quả đó, một phần đến từ việc kết nghĩa cụm dân cư giữa bản Pô Tô và bản Cửa Cải, thị trấn Kim Thủy Hà, huyện Kim Bình, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).
Từ điểm nóng, xếp tốp 10 tỉnh có tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS cao nhất, diễn biến phức tạp nhất của Việt Nam, tỉnh Khánh Hòa đã nhanh chóng “hạ nhiệt”, kéo giảm tỷ lệ người HIV mới bằng các mô hình phòng, chống hiệu quả.
Trước yêu cầu đặt ra trong việc bảo vệ rừng ở địa phương, Ban Quản lý rừng phòng hộ Đăk Hà tăng cường giao khoán rừng cho cộng đồng theo chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Ban Quản lý rừng phòng hộ Đăk Hà đã phát huy vai trò cộng đồng trong việc bảo vệ sự bình yên cho những khu rừng và làm hồi sinh tài nguyên rừng.
Thời gian qua, từ nguồn vốn Chương trình 135 (CT135), các tỉnh Điện Biên và Hà Giang đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, từng bước làm thay đổi diện mạo và cải thiện đời sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn. Báo Dân tộc và Phát triển đã ghi lại ý kiến từ những Người có uy tín của các địa phương về hiệu quả của Chương trình đối với đời sống của người dân.
Nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc tham gia bảo vệ môi trường, đồng thời gây quỹ giúp đỡ hội viên nghèo có hoàn cảnh khó khăn, Chi hội Phụ nữ bản Bông 2, xã Châu Thuận, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã triển khai mô hình “Biến rác thải thành tiền ” vì phụ nữ nghèo.
Tràng Định là huyện vùng cao của tỉnh Lạng Sơn, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, địa phương tập trung chủ yếu là đồng bào DTTS sinh sống. Do đó, người dân ít quan tâm tới các chế độ chính sách BHXH, BHYT, BHTN. Để phát triển mạnh đối tượng tham gia các chính sách bảo hiểm, ngành BHXH huyện Tràng Định xác định, cần phải nỗ lực hơn nữa trong công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về lợi ích khi tham gia các loại hình bảo hiểm.
Xã Tân Phượng được biết đến là điểm sáng trong công tác bảo vệ rừng của huyện Lục Yên. Trước đây, do địa hình hiểm trở nên công tác tuần tra, kiểm soát rừng ở Tân Phượng gặp nhiều khó khăn, thường xuyên xảy ra nạn chặt phá rừng. Đến nay, nhờ sự cố gắng của chính quyền cùng sự thay đổi trong nhận thức của người dân địa phương nên nạn chặt phá rừng dần dần được hạn chế, thay vào đó là ý thức bảo vệ rừng ngày càng được nâng cao.
Tiếp theo chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, ngày 29/10, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về kết quả thực hiện dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2018; dự toán NSNN và phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2019 và kế hoạch tài chính-NSNN quốc gia 3 năm 2019-2021; đánh giá giữa kỳ thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn, tài chính quốc gia 5 năm giai đoạn 2016-2020…
Với trên 462 nghìn ha đất rừng, Yên Bái thuộc tốp đầu các tỉnh miền núi phía Bắc có lợi thế phát triển kinh tế lâm nghiệp. Những năm gần đây, Yên Bái xác định lâm nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần xóa đói giảm nghèo. Hướng đi này đã và đang giúp cuộc sống của người dân từng bước đổi thay.
Để thích ứng với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, nhất là thực trạng biến đổi khí hậu, gây thiệt hại cho cây trồng, vật nuôi, ở nhiều địa phương tỉnh Quảng Bình, người nông dân đã chủ động thay đổi trong tư duy, nghiên cứu, áp dụng khoa học-kỹ thuật vào sản xuất, đảm bảo năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi. Điển hình như nông dân xã Phú Định, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đầu tư áp dụng công nghệ Israel tưới nhỏ giọt cho cây trồng, nhất là cây hồ tiêu.
Thời gian qua, từ nguồn vốn vay ưu đãi Ngân hàng thế giới (WB), tỉnh Lào Cai đã triển khai hàng nghìn tiểu dự án sinh kế. Qua đó, đã mở ra hướng mới trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các DTTS ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK.
Những băn khoăn, thắc mắc, nguyện vọng… của nhân dân được chính quyền các cấp trực tiếp lắng nghe, giải đáp và có hướng xử lý, khắc phục. Qua đó, người dân được phát huy quyền làm chủ, còn cấp ủy, chính quyền thì hiểu hơn tâm tư, nguyện vọng của dân để có sự điều chỉnh chính sách và cách làm cho phù hợp thực tiễn. Đó là hiệu quả thiết thực trong thực hiện quy chế dân chủ tại nhiều vùng DTTS, miền núi hiện nay.
Từ chủ trương chung của Chính phủ, tỉnh Bắc Giang đã áp dụng hợp phần hỗ trợ sản xuất (thuộc Chương trình 135) một cách sáng tạo, phù hợp với thực tiễn. Từ đó, góp phần giúp cho vùng dân tộc và miền núi trên địa bàn có nhiều khởi sắc.
Đó là chủ đề trong Diễn đàn Trí thức lần thứ nhất năm 2018, do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Khánh Hòa tổ chức. Diễn đàn này đã nhìn nhận những thành công của mối liên kết “4 nhà” trong thời gian qua. Đồng thời, đưa ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết để đưa mô hình này đạt kết quả tốt nhất.
Những năm qua, người dân các địa phương ven biển bãi ngang huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) đã mạnh dạn đầu tư nhiều mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.