Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hiệu quả việc lồng ghép các nguồn vốn trong thực hiện công tác dân tộc ở Tuyên Quang

Hà Vy - 08:07, 22/06/2023

Xác định công tác dân tộc mang tính đa ngành đa lĩnh vực, do đó, quá trình triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Tuyên Quang đã tích cực, chủ động lồng ghép các chương trình, dự án, chính sách khác nhằm tạo nguồn lực mạnh mẽ để thúc đẩy vùng DTTS phát triển.

Cán bộ cùng nhân xã Khâu Tinh cùng xây dựng quê hương
Tuyên Quang tích cực lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án, chính sách, tạo động lực thúc đẩy vùng DTTS phát triển.

Huy động các nguồn lực

Nhằm giúp đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh có cuộc sống ổn định, những năm qua, việc thực hiện chính sách dân tộc, công tác dân tộc được tỉnh Tuyên Quang đặc biệt chú trọng. Theo đó, với vai trò là cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện chính sách dân tộc có hiệu quả, thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh đã chủ động phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố triển khai đồng bộ các chương trình, dự án chính sách dân tộc theo kế hoạch của UBND tỉnh, trong đó có kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG 1719. 

Điển hình như năm 2020, thực hiện “Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016-2025” theo Quyết định số 2086/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ, Tuyên Quang đã được triển khai đầu tư 02 công trình giao thông, hỗ trợ sinh kế phát triển sản xuất trên địa bàn xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình và xã Linh Phú, huyện Chiêm Hóa. Tổng kinh phí thực hiện trên 10 tỷ đồng. 

Đối với Chương trình MTGQ 1719, Tuyên Quang đã thực hiện giải ngân nguồn vốn vay tín dụng trên 33,6 tỷ đồng. Nhờ việc linh hoạt trong triển khai các chương trình, dự án, chính sách cho vùng đồng bào DTTS và miền núi mà cơ sở hạ tầng thiết yếu vùng đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa đã được quan tâm đầu tư xây dựng. Điển hình như: Công trình giao thông, thủy lợi, nhà sinh hoạt cộng đồng, lớp học, công trình điện, công trình cấp nước sinh hoạt, công trình y tế...; hỗ trợ phát triển sản xuất cho hàng ngàn lượt hộ DTTS, gồm các loại giống cây trồng, vật nuôi; hỗ trợ mua máy cày, máy bừa, máy tuốt lúa, máy tẽ ngô, máy phun thuốc trừ sâu, máy cắt cỏ... Qua đó, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn tại vùng đồng bào DTTS.

Đến nay, 100% số xã, phường, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm; trên 99% số thôn, bản, tổ dân phố có đường ô tô đến trung tâm thôn; 100% số xã, trên 99,7% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia; tỷ lệ hộ DTTS sử dụng nhà vệ sinh hợp vệ sinh đạt 67%, sử dụng nước sạch đạt 86,8%; hơn 21.000 lao động có việc làm ổn định...  Công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, phong tục tập quán tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số được quan tâm. Thực hành “Then Tày - Nùng - Thái Việt Nam” được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; nhiều lễ hội được duy trì và tổ chức quy mô như lễ hội Lồng Tông của dân tộc Tày, lễ hội đình của người Cao Lan…

(Chuyên đề Ban Dtoc Tuyê Quang) Hiệu quả trong lồng ghép công tác dân tộc ở Tuyên Quang 1
Chính sách dân tộc đã đi vào cuộc sống, tạo ra nhiều việc làm, sinh kế cho đồng bào DTTS ở Tuyên Quang

Chính sách phát huy hiệu quả trong cuộc sống

Khau Tinh vốn là xã đặc biệt khó khăn của huyện Na Hang (Tuyên Quang) với địa hình núi cao, cách trở và ở xa trung tâm huyện. Xã có 364 hộ với 1.707 nhân khẩu, tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm 95% dân số toàn xã, chủ yếu là đồng bào dân tộc Tày, dân tộc Mông sinh sống trên 4 thôn của xã. 

Giai đoạn 2015-2020, thực hiện chính sách dân tộc, công tác dân tộc, bà con xã Khau Tinh đã được hỗ trợ giống trâu, bò sinh sản, máy sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh việc được Nhà nước hỗ trợ còn giống, máy móc sản xuất, chính quyền địa phương còn chủ động vận động bà con mở rộng diện tích cây chè San Tuyết lên trên 50 ha; thực hiện thí điểm trồng rau trái vụ... Với cách làm linh hoạt, chủ động này, bước đầu xã Khau Tinh đã hình thành hình thức liên kết trong tổ chức sản xuất giữa hợp tác xã với người dân. Đây là tiền đề quan trọng để xã Khau Tinh phát triển các hình thức hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. 

Hiện, Khau Tinh đã có nhiều mô hình sản xuất đem hiệu quả kinh tế cao, cho thu nhập bình quân trên 100 triệu đồng/năm. Điển hình như, mô hình trồng cây ăn quả của hộ ông Phùng Văn Hồng, dân tộc Mông ở thôn Khau Phiêng; mô hình nuôi trâu sinh sản của hộ ông La Văn Chuyên, dân tộc Tày xã Khau Tinh, mô hình nuôi lợn đen của hộ ông La Văn Phương, mô hình nuôi ngựa của hộ Vi Văn Lượng….

Bằng cách làm linh hoạt, lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, chính sách, đến nay Khâu Tinh đã bê tông hóa được 4,8 km đường giao thông nông thôn; xây dựng 03 công trình thủy lợi và cứng hóa 6,133 km kênh, mương; xây lắp 1 công trình đường dây 0,4 Kv; gần 80% hộ có điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất, đời sống của đồng bào nơi đây đã thực sự được nâng cao cả về chất và lượng.


(Chuyên đề Ban Dtoc Tuyê Quang) Hiệu quả trong lồng ghép công tác dân tộc ở Tuyên Quang 2
Mô hình nuôi trâu sinh sản của các hộ đang được nhân rộng ở xã Khau Tinh, huyện Na Hang (Tuyên Quang)

Có thể thấy, hiệu quả từ việc huy động nhiều nguồn lực, lồng ghép các chính sách đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước gắn với các chương trình, dự án, chính sách dân tộc đã góp phần quan trọng nâng cao đời sống mọi mặt của đồng bào DTTS trên địa bàn toàn tỉnh Tuyên Quang. 

Theo ông Ma Quang Hiếu, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Tuyên Quang, trên cơ sở kết quả đã đạt được, thời gian tới, Ban Dân tộc sẽ tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS thực hiện tốt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc; xây dựng kế hoạch thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc, trọng tâm là Chương trình MTQG 1719. Đồng thời, Ban Dân tộc sẽ tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện lồng ghép nguồn vốn từ các chính sách, dự án hỗ trợ cho vùng DTTS và miền núi, người nghèo; ưu tiên nguồn lực cho các xã đặc biệt khó khăn, xã có tỷ lệ hộ nghèo cao; giải quyết cơ bản về đất ở, đất sản xuất; đẩy mạnh giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo... Qua đó, nâng cao chất lượng mọi mặt đời sống đồng bào DTTS theo hướng hiệu quả, lâu dài, bền vững... 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Tháo gỡ nhiều vướng mắc trong thực hiện chính sách (Bài 4)

Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Tháo gỡ nhiều vướng mắc trong thực hiện chính sách (Bài 4)

Với việc xem xét, thông qua 2 nghị quyết riêng về lĩnh vực dân tộc trong một nhiệm kỳ, Quốc hội Khóa XIV đã cụ thể hóa Khoản 5, Điều 70, Hiến pháp năm 2013: “Quốc hội quyết định chính sách dân tộc của Nhà nước”. Việc Quốc hội quyết định chính sách dân tộc cũng đã tháo gỡ được nhiều vướng mắc trong thực hiện chính sách dân tộc, nhất là giải được bài toán “chính sách chờ vốn” kéo dài trong những năm qua.
Tin nổi bật trang chủ
Di sản Then của người Tày, Nùng, Thái - Tự hào để giữ gìn và trao truyền: Chương trình MTQG 1719 góp phần nâng tầm di sản Then (Bài cuối)

Di sản Then của người Tày, Nùng, Thái - Tự hào để giữ gìn và trao truyền: Chương trình MTQG 1719 góp phần nâng tầm di sản Then (Bài cuối)

Thời gian qua, các địa phương đang tích cực triển khai thực hiện Dự án 6 về Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Nhờ đó, nhiều giá trị văn hóa các dân tộc đã được bảo tồn, phát huy và nâng tầm, trong đó có di sản Then của người Tày, Nùng, Thái. Ghi nhận từ Lạng Sơn
Hà Nội: Những dấu hiệu bất thường trong việc cấp hàng loạt Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Khu đô thị mới Dương Nội?

Hà Nội: Những dấu hiệu bất thường trong việc cấp hàng loạt Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Khu đô thị mới Dương Nội?

Pháp luật - Nhóm PVĐT - 2 giờ trước
Với diện tích xấp xỉ 200 ha đất, Dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Dương Nội, là một trong những dự án đầu tư xây dựng trọng điểm trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, theo bạn đọc của Báo Dân tộc và Phát triển phản ánh và theo xác minh của phóng viên thì việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (GCN) tại Khu đô thị mới Dương Nội có nhiều dấu hiện bất thường, rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, để đảm bảo quyền lợi của hàng nghìn hộ dân đang sinh sống tại nơi này.
Bắc Kạn: Tăng cường truyền thông bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số

Bắc Kạn: Tăng cường truyền thông bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số

Bất bình đẳng giới vẫn đang gây trở ngại đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung, tỉnh Bắc Kạn nói riêng. Để hạn chế tình trạng bất bình đẳng giới, trong những năm qua các cấp, các ngành của tỉnh Bắc Kạn đã tập trung tuyên truyền, vận động đến người dân, nhằm nâng cao ý thức, dần dần thay đổi nếp nghĩ, cách làm để xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng.
Gieo chữ ở

Gieo chữ ở "đỉnh trời" Khuôn Vình

Sau hơn ba giờ đồng hồ vừa cuốc bộ, vừa leo trèo, vừa "bò" qua những triền đất lở trơn nhẫy bởi trời mưa, cuối cùng chúng tôi cũng nhìn thấy xóm Khuôn Vình nằm tít trên “đỉnh trời” ở độ cao hơn 1400m so với mực nước biển. Xóm mấy chục nóc nhà, nằm rải rác trên mấy đỉnh núi xa mờ, mái thâm đen, vách liêu xiêu vì thời gian. Hai thầy cô giáo lên dạy chữ cho bọn trẻ con, khổ quá thành quen, điều trăn trở lớn nhất là làm thế nào để các học sinh dân tộc Mông, Dao, Giáy ở đây sẽ trưởng thành, ra khỏi thôn bản tiếp tục trau dồi kiến thức rồi quay lại giúp bản làng của mình đỡ khổ, đỡ nghèo.
Khởi sắc vùng đồng bào Khmer nơi Đất Mũi

Khởi sắc vùng đồng bào Khmer nơi Đất Mũi

Sau 3 năm thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS, miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn 1: 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Cà Mau đã có những thay đổi đáng kể. Đời sống tinh thần, vật chất của bà con dân tộc Khmer nơi đây dần được cải thiện và nâng cao rõ rệt.
Bản tin Dân tộc - Tôn giáo - 7/12/2023

Bản tin Dân tộc - Tôn giáo - 7/12/2023

Bản tin Dân tộc - Tôn giáo của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 7/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ chúc mừng Giáng sinh năm 2023 tại giáo phận Bắc Ninh và Lạng Sơn. Bắt đối tượng tự xưng "Đại đức Thích Tâm Phúc" về tội lừa đảo và làm giả giấy tờ. Dịch giả của sách lễ bằng tiếng Cơ Ho. Cùng các tin tức thời sự khác.
Dự án 6 thuộc Chương trình MTQG 1719 đang phát huy hiệu quả ở Đăk Lăk

Dự án 6 thuộc Chương trình MTQG 1719 đang phát huy hiệu quả ở Đăk Lăk

Dự án 6 về Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) có thể nói là một giải pháp hữu hiệu để ngành văn hóa và các địa phương tiếp tục thực hiện công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc, độc đáo của đồng bào DTTS trong giai đoạn mới một cách hiệu quả. Tỉnh Đắk Lắk đã kịp thời triển khai các nội dung của Dự án và đạt những kết quả tích cực bước đầu. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc phỏng vấn Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk Lại Đức Đại xoay quanh vấn đề này.
Yên Sơn (Tuyên Quang): Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, truyền thông để giảm nghèo về thông tin

Yên Sơn (Tuyên Quang): Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, truyền thông để giảm nghèo về thông tin

Công tác Dân tộc - Mai Hương - Việt Hà - 3 giờ trước
Huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) xác định việc phổ cập dịch vụ Internet, mạng di động, tăng cường chuyển đổi số, sẽ là giải pháp tích cực trong việc giảm nghèo về thông tin, giảm nghèo đa chiều. Từ đó khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo của người dân và cộng đồng, góp phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Kiên Giang: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên DTTS học nghề và kết nối việc làm

Kiên Giang: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên DTTS học nghề và kết nối việc làm

Trong những năm gần đây, chính sách đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động vùng đồng bào DTTS được các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh Kiên Giang triển khai thực hiện ngày càng hiệu quả. Đây là một trong những giải pháp bền vững trong công tác giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới và cũng là một trong những nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025.
Giữ hồn quê ở vùng đất mới

Giữ hồn quê ở vùng đất mới

Những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, theo phong trào làm kinh tế mới, nhiều hộ đồng bào Tày, Nùng rời vùng núi Tây Bắc di dời đến các địa phương trong cả nước để xây dựng cuộc sống mới, trong đó có xã Ea Ly, huyện Sông Hinh (Phú Yên).
MobiFone đẩy mạnh hợp tác xây dựng trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây

MobiFone đẩy mạnh hợp tác xây dựng trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây

Sản phẩm - Thị trường - Xuân Hải - 3 giờ trước
Trước làn sóng hàng loạt doanh nghiệp trong và ngoài nước đang đầu tư xây dựng trung tâm dữ liệu (Data Center) tại Việt Nam, Tổng Công ty Viễn thông MobiFone cũng đang có sự đầu tư mạnh mẽ vào thị trường này, hướng tới phát triển trung tâm dữ liệu, đường truyền dẫn quốc tế và kinh doanh các giải pháp, sản phẩm, dịch vụ điện toán đám mây.