Analytic
Thứ Tư, ngày 09 tháng 04 năm 2025, 10:15:34

Vĩnh Phúc: Triển khai hiệu quả chính sách dân tộc thúc đẩy sự phát triển vùng DTTS

Vĩnh Sơn - 12:29, 23/07/2023

Những năm qua, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền cùng sự đồng thuận của Nhân dân, tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc. Nhờ đó, diện mạo vùng DTTS và miền núi ngày càng khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào được nâng lên rõ rệt.

Theo ông Hoàng Anh – Phó Trưởng Ban phụ trách Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc,
Theo ông Hoàng Anh - Phó Trưởng Ban phụ trách Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc

Theo Quyết định số 861/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, Vĩnh Phúc còn 11 xã vùng đồng bào DTTS và miền núi. Điều đáng nói, hiện Vĩnh Phúc đã có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới, không còn thôn đặc biệt khó khăn. 

Theo ông Hoàng Anh - Phó Trưởng Ban Phụ trách Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc, bám sát các chỉ đạo từ Trung ương, những năm qua, nhờ sự vào cuộc khẩn trương, kịp thời của các cấp ủy Đảng, chính quyền cùng sự đồng thuận của Nhân dân, tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc. 

Với vai trò là cơ quan tham mưu thực hiện chính sách dân tộc, Ban Dân tộc tỉnh đã tham mưu với UBND tỉnh chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện tốt các dự án, chương trinh, chính sách dân tộc, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn 1: Từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). Theo đó, nhiều giải pháp được triển khai đồng bộ, hiệu quả, như: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế; sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa; các ngành dịch vụ phát triển đa dạng, thay đổi cả về quy mô, chất lượng; tăng cường nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, đặc biệt là đẩy mạnh chuyển đổi số trong quản lý, hoạch định chính sách dân tộc; hoàn thiện xây dựng và phát triển đồng bộ, mở rộng cơ sở dữ liệu vùng đồng bào DTTS và miền núi để phục vụ công tác dự báo, hoạch định, quản lý thực hiện chính sách dân tộc...

Nhờ đó, vùng đồng bào DTTS ngày càng "thay da đổi thịt", tỷ lệ hộ nghèo vùng DTTS và miền núi giảm nhanh qua từng năm. Hết năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào DTTS chỉ còn 2,34%.

Bên cạnh đó, về lĩnh vực y tế, hiện 100% các xã miền núi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã có trạm y tế, đa số thôn đã có cán bộ y tế chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Nhân dân, cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ. Hệ thống các thiết chế văn hóa vùng DTTS và miền núi được củng cố và quan tâm đầu tư. Đến nay, 100% các xã vùng DTTS và miền núi có nhà văn hóa hoặc điểm bưu điện văn hóa. Về giáo dục, cơ sở vật chất trường lớp được đầu tư xây dựng, nâng cấp và kiên cố hóa, chất lượng đội ngũ quản lý và giảng dạy được nâng cao...

Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc luôn được tỉnh Vĩnh Phúc quan tâm bảo tồn, phát huy.
Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc luôn được tỉnh Vĩnh Phúc quan tâm bảo tồn, phát huy

Xã Lãng Công, huyện Sông Lô nơi có hơn 11% dân số là đồng bào dân tộc Dao sinh sống trở thành một trong những địa phương điển hình về phát triển kinh tế - xã hội của huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc. Theo bà Dương Thị Thanh Tuyết - Phó Chủ tịch UBND xã Lãng Công, những năm qua, các chính sách đặc thù cho vùng DTTS và miền núi được triển khai đã đem lại nguồn lực to lớn, giúp xã hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể, cơ sở hạ tầng từng bước được đầu tư đồng bộ, tạo điều kiện để Nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã phát triển sản xuất, kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ. 

Tận dụng thế mạnh có khoảng 1.200 ha đồi rừng, Đảng ủy, chính quyền xã đã tuyên truyền, khuyến khích người dân phát triển kinh tế vườn đồi, đưa những loại cây có giá trị kinh tế cao vào trồng. Trong sản xuất nông nghiệp, xã chủ trương dồn điền đổi thửa, vận động Nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm tăng năng suất, chất lượng.

Chị Nông Thị Hường - Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Hoàng Sơn (xã Lãng Công) chia sẻ: Hoàng Sơn có 46 hộ với khoảng 300 nhân khẩu sinh sống, trong đó chủ yếu là  dân tộc Dao. Thay vì trước đây chỉ lên núi làm nương, trồng sắn, cấy lúa, nay nhờ tham gia các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, bà con đã biết trồng nhiều cây trồng mới cho năng suất, chất lượng cao, đồng thời mở rộng quy mô chăn nuôi lợn, gà... Hiện toàn thôn có trên 10 hộ chăn nuôi quy mô lớn, trên 70% hộ khá, giàu và là thôn duy nhất của xã Lãng Công không có hội viên phụ nữ nghèo.

Đặc biệt, học theo cách quảng bá, giới thiệu sản phẩm của bà con ở nhiều vùng miền trên Youtube, Zalo, Facebook và các sàn thương mại, bà con ở Hoàng Sơn cũng đã sử dụng điện thoại thông minh lập các trang Facebook, Youtube... chủ động liên hệ với những người có chuyên môn để Livestream quảng cáo cây thuốc Nam, sản phẩm thịt lợn lửng, gà ta thả đồi… đến người tiêu dùng, đem lại lợi nhuận cao. 

Hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ để phát triển kinh tế
Đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các DTTS ở Vĩnh Phúc không ngừng được nâng cao

Mặc dù trong thời gian qua, Vĩnh Phúc đã đạt được những kết quả nhất định góp phần thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi, nhưng để các chính sách dân tộc đi vào đời sống thực tế ngày một hiệu quả hơn, theo ông Hoàng Anh, Phó Trưởng Ban phụ trách Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc, thời gian tới, Ban Dân tộc tỉnh sẽ tiếp tục phát huy vai trò tham mưu với tỉnh trong thực hiện các chính sách dân tộc, công tác dân tộc, trong đó trọng tâm là Chương trình MTQG 1719. 

Theo đó, Ban Dân tộc sẽ đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động để cán bộ, đảng viên và Nhân dân đồng thuận, tích cực tham gia thực hiện các chương trình, dự án đầu tư vùng đồng bào DTTS theo phương châm Nhà nước và Nhân dân cùng làm. Tập trung các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS với những giải pháp cụ thể như: Có chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn để tạo ra việc làm cho lao động tại chỗ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, quy hoạch ổn định dân cư gắn với phát triển cơ sở hạ tầng; chú trọng phát triển du lịch gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa của các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Từng bước xóa bỏ các hủ tục, hướng người dân tới nếp sống văn minh, hiện đại.

Phát huy tốt vai trò của Người có uy tín vùng đồng bào DTTS trong việc tuyên truyền, vận động người dân chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, qua đó gắn kết khối đoàn kết giữa các dân tộc, từng bước thu hẹp khoảng cách giữa vùng DTTS với các khu vực khác trên địa bàn tỉnh.

Tin cùng chuyên mục
Bình Định: Đồng bào DTTS được an cư nhờ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719

Bình Định: Đồng bào DTTS được an cư nhờ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719

Từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), các huyện miền núi tỉnh Bình Định đã đầu tư nhiều khu dân cư và hỗ trợ người dân xây dựng mới nhà cửa, ổn định cuộc sống.
Tin nổi bật trang chủ
Lan tỏa tinh thần Phật giáo Việt Nam từ Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc: “Định vị” Việt Nam trên diễn đàn Phật giáo quốc tế (Bài 1)

Lan tỏa tinh thần Phật giáo Việt Nam từ Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc: “Định vị” Việt Nam trên diễn đàn Phật giáo quốc tế (Bài 1)

Dân tộc - Tôn giáo - Sỹ Hào - 3 giờ trước
Chỉ 8 năm sau ngày Liên Hợp quốc (LHQ) công nhận Đại lễ Vesak là một lễ hội văn hóa, tôn giáo quốc tế, Việt Nam đã đăng cai tổ chức sự kiện này. Điều này không chỉ khẳng định vị thế của nước ta trên diễn đàn Phật giáo quốc tế mà còn góp phần lan tỏa tinh thần Phật giáo Việt Nam.
Mùa lột quế

Mùa lột quế

Media - BDT - 4 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sang ngày 9/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Bắc Kạn lung linh sắc màu. Mùa lột quế. Nữ nghệ nhân gắn bó với Ngôi nhà chung. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ngân hàng CSXH tỉnh Kon Tum biểu dương người lao động giỏi, lao động sáng tạo

Ngân hàng CSXH tỉnh Kon Tum biểu dương người lao động giỏi, lao động sáng tạo

Trang địa phương - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Chiều 8/4, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh Kon Tum tổ chức Hội nghị biểu dương những người lao động giỏi, lao động sáng tạo giai đoạn 2020 - 2025.
“Đi xa để học điều hay”

“Đi xa để học điều hay”

Gương sáng - Thanh Hải - 4 giờ trước
“Trong bản, trong xã thì biết cả rồi. Phải đi xa hơn thì mới biết điều hay, điều tốt để vận động mọi người học theo và làm theo chứ”. Đó là tâm sự, mà cũng là sự trải lòng của những Người có uy tín trên các bản làng vùng đồng bào DTTS Nghệ An. Ngẫm ra, điều ấy là rất đúng đắn, cần thiết, vì mục tiêu xây dựng quê hương ấm no, phát triển.
Những “đầu tàu” trong vùng đồng bào DTTS ở Khánh Hòa

Những “đầu tàu” trong vùng đồng bào DTTS ở Khánh Hòa

Gương sáng - T.Nhân - H.Trường - 4 giờ trước
Những năm qua, diện mạo các huyện miền núi tỉnh Khánh Hòa đã có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên đáng kể. Đạt được thành quả đó, có một một phần đóng góp của những Người có uy tín, luôn đi đầu trong việc phát triển kinh tế, vận động người dân làm theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 8/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Linh thiêng hai tiếng đồng bào. Tây Côn Lĩnh hoang sơ, đẹp như trong cổ tích. Hiến đất chung tay xây dựng nông thôn mới.
Bộ Tư lệnh Quân khu 9 thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây các chùa tại tỉnh Kiên Giang

Bộ Tư lệnh Quân khu 9 thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây các chùa tại tỉnh Kiên Giang

Trang địa phương - Tào Đạt - Phương Vũ - 4 giờ trước
Chiều 8/4, Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Quân khu 9 do Đại tá Nguyễn Trường Giang, Trưởng phòng Dân vận Quân khu 9, làm trưởng đoàn, đã đến thăm và tặng quà chúc mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây các chùa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Đại tá Cao Minh Tâm, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Kiên Giang tham dự cùng đoàn.
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung dự lễ bàn giao nhà mới cho đồng bào Khmer tại Trà Vinh

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung dự lễ bàn giao nhà mới cho đồng bào Khmer tại Trà Vinh

Tin tức - Như Tâm - Tào Đạt - 4 giờ trước
Tiếp tục chuyến công tác tại Tây Nam Bộ, nhân dịp Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer, chiều 8/4, Đoàn công tác của Bộ Dân tộc và Tôn giáo do ông Đào Ngọc Dung, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước làm Trưởng đoàn, đã dự khánh thành và bàn giao nhà ở thuộc chương trình “xóa nhà tạm, nhà dột nát” cho hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo DTTS tại tỉnh Trà Vinh.
Vang tiếng đàn T’rưng trên thao trường

Vang tiếng đàn T’rưng trên thao trường

Media - Ngọc Thu - 23:15, 08/04/2025
Thời điểm này, các chiến sĩ mới tại Tiểu đoàn bộ binh 50 (Trung đoàn bộ binh 991, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Gia Lai) đang miệt mài huấn luyện trên thao trường, bãi tập với những vũ khí, khí tài, trang bị, kèm theo điều kiện thời tiết khắc nghiệt, gian khổ. Trong hoàn cảnh ấy, tiếng đàn T’rưng vang lên hòa cùng cái nắng, cái gió của mùa khô Tây nguyên như "liều thuốc bổ" động viên, nâng cao ý chí tinh thần của các chiến sĩ quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.
Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Media - BDT - 23:09, 08/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 8/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Linh thiêng hai tiếng đồng bào. Tây Côn Lĩnh hoang sơ, đẹp như trong cổ tích. Hiến đất chung tay xây dựng nông thôn mới.
Bình yên xứ Đạo

Bình yên xứ Đạo

Dân tộc - Tôn giáo - An Yên - 23:00, 08/04/2025
Một cảm nhận khi trở về nhiều giáo xứ, giáo họ ở Nghệ An là sự an yên. Không phải là những hiện hữu trên mỗi nếp nhà khang trang, trên những trục đường rực rỡ cờ hoa và cây xanh… mà đến từ tâm hồn, từ suy nghĩ và hơn hết là từ những hành động, việc làm của chính những giáo dân nơi vùng đất ấy.