Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bắc Kạn: Triển khai thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc

Lê Xuân Thắng - 18:56, 05/07/2023

Chủ động bám sát các chỉ đạo từ Trung ương, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành, những năm qua tỉnh Bắc Kạn đã triển khai thực hiện hiệu quả công tác dân tộc, chính sách dân tộc, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).

Nhiều mô hình kinh tế tại địa bàn tỉnh Bắc Kạn phát huy hiệu quả, giúp đồng bào DTTS thoát nghèo bền vững.
Nhiều mô hình kinh tế tại địa bàn tỉnh Bắc Kạn phát huy hiệu quả, giúp đồng bào DTTS thoát nghèo bền vững

Bám sát các chỉ đạo từ trung ương

Bắc Kạn là tỉnh miền núi có đông đồng bào DTTS sinh sống. Những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, chương trình, dự án, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước, bảo đảm kịp thời và đúng quy định. Trong đó, Tỉnh ủy Bắc Kạn đã chỉ đạo tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 06-CT/TU ngày 29/3/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân tộc trong tình hình mới giai đoạn 2021 - 2030.

Theo đó, UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện đối với từng Chương trình MTQG, đề án, chính sách dân tộc, đặc biệt là Chương trình MTQG 1719. Các Chương trình, chính sách dân tộc được triển khai đồng bộ, sâu rộng đã phát huy được hiệu quả, bảo đảm công khai, minh bạch, đúng mục đích, đúng đối tượng, từng bước làm thay đổi diện mạo vùng DTTS và miền núi.

Đến nay, toàn tỉnh đã có 100% xã có đường ô tô đến trung tâm, 97,3% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia, 98,5% số hộ ở nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, 100% xã được phủ sóng điện thoại di động, tỷ lệ xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế đạt 95,4%, tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế trên 96,3%...

Thôn Thôm Ưng, xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông là một minh chứng điển hình cho việc triển khai đồng bộ, hiệu quả các chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Ông Triệu Văn Hữu - Trưởng thôn Thôm Ưng chia sẻ, cách đây 10 năm, mọi sinh hoạt của người dân trong thôn phần lớn diễn ra vào ban ngày, vì không có điện. Nước sạch và tưới tiêu cho trồng trọt phụ thuộc vào thiên nhiên. Bên cạnh đó, giao thông cách trở, giáo dục, y tế bị tụt hậu. Có thể nói, thôn hoàn toàn bị biệt lập với bên ngoài.

Nhờ sự quan tâm của các cấp, các ngành, năm 2021, cả thôn Thôm Ưng chính thức hòa điện lưới quốc gia. Có điện, mọi mặt của đời sống xã hội nơi đây đã hoàn toàn đổi thay. Thông qua Tivi, báo đài, người dân dễ dàng tiếp cận nhanh chóng, kịp thời các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Người dân đã biết quan tâm đến sức khỏe của mình. Phụ nữ sinh đẻ đã đến bệnh viện thăm khám, theo dõi thai kỳ và sinh tại bệnh viện… Vài năm trở lại đây, thôn không có người sinh con thứ 3, đồng bào luôn đoàn kết, gắn bó. Ngoài ra, 100% trẻ trong thôn được tới trường.

Các cấp chính quyền tỉnh Bắc Kạn luôn quan tâm, đầu tư cơ sở hạ tầng vùng DTTS và miền núi
Các cấp chính quyền tỉnh Bắc Kạn luôn quan tâm, đầu tư cơ sở hạ tầng vùng DTTS và miền núi

Tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng vùng DTTS và miền núi

Đầu tư hạ tầng thiết yếu là một trong những nội dung quan trọng thực hiện Chương trình MTQG 1719. Nội dung này đang được tỉnh Bắc Kạn tập trung chỉ đạo, triển khai nhằm đảm bảo tiến độ và đạt được hiệu quả cao.

Bó Pia - một trong những thôn khó khăn bậc nhất của xã Quảng Bạch, huyện Chợ Đồn với phần lớn đồng bào dân tộc Dao sinh sống, trước đây đường sá đi lại vô cùng khó khăn. Năm 2022, thôn được hỗ trợ hơn 200 triệu đồng từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 để bê tông hóa đường nội thôn. Với sự vào cuộc của chính quyền địa phương, sự chung tay của bà con trong thôn, đường nội thôn có chiều dài 300m đã sớm hoàn thành, đáp ứng nhu cầu đi lại, sản xuất của người dân.

Trong năm 2022, toàn tỉnh Bắc Kạn thực hiện đầu tư, xây dựng 249 công trình hạ tầng thiết yếu. Trong đó có 114 công trình giao thông nông thôn, 2 công trình cấp điện, 71 công trình trạm chuyển tiếp phát thanh xã, nhà sinh hoạt cộng đồng, 4 công trình lớp học, 43 công trình thủy lợi, 8 công trình khác, 7 công trình đường giao thông liên xã và thực hiện duy tu bảo dưỡng 91 công trình trên địa bàn các xã, thôn đặc biệt khó khăn, với tổng nguồn vốn được giao 150.823 triệu đồng.

Năm 2023, tỉnh Bắc Kạn đề ra mục tiêu phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 2 - 2,5%/năm theo chuẩn nghèo giai đoạn 2021 - 2025 (giảm tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2023 còn 22,22%, số hộ nghèo đến cuối năm 2023 còn 18.235 hộ, giảm 2.046 hộ).

Để đạt được mục tiêu trên, tỉnh Bắc Kạn quyết tâm giải quyết việc làm cho 100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu được tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ tìm việc làm. Tối thiểu 500 người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được hỗ trợ kết nối việc làm thành công. Bên cạnh đó, tỉnh triển khai 7 dự án với tổng kế hoạch vốn trên 236 tỷ đồng, trong đó có dự án 4 là phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững.

Nhờ việc triển khai có hiệu quả các chính sách dân tộc, chất lượng đời sống người dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ngày càng được nâng cao.
Nhờ việc triển khai hiệu quả các chính sách dân tộc, chất lượng đời sống người dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ngày càng được nâng cao

Theo bà Triệu Thị Thu Phương - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn, thời gian tới, Ban Dân tộc sẽ tiếp tục tập trung tham mưu cho tỉnh trong công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả các Chỉ thị, Nghị quyết, kết luận và các văn bản chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến công tác dân tộc. Trong đó sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đào tạo, tập huấn để nâng cao nhận thức, kiến thức về công tác dân tộc trong toàn hệ thống chính trị đến người dân; phát huy dân chủ ở cơ sở, đảm bảo thực hiện đúng, hiệu quả phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”... Qua đó, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện các Chương trình, dự án, đặc biệt là Chương trình MTQG 1719.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Triển khai các Chương trình MTQG - Trợ lực đưa Bắc Trà My sớm thoát khỏi huyện nghèo

Triển khai các Chương trình MTQG - Trợ lực đưa Bắc Trà My sớm thoát khỏi huyện nghèo

Những năm gần đây, huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) – một trong những huyện miền núi còn nhiều khó khăn đang từng bước "thay da đổi thịt" nhờ vào việc triển khai quyết liệt các chương trình mục tiêu quốc gia. Điều này được minh chứng từ những con đường bê tông dẫn vào tận thôn làng, những mái nhà kiên cố mọc lên giữa sườn đồi, đến những mô hình phát triển sinh kế hiệu quả từ cây, con bản địa đang được nhân rộng...
Tin nổi bật trang chủ
Cà Mau: Huy động, bố trí nguồn lực hoàn thành kế hoạch Chương trình MTQG 1719 năm 2025

Cà Mau: Huy động, bố trí nguồn lực hoàn thành kế hoạch Chương trình MTQG 1719 năm 2025

Tin tức - Như Tâm - 1 giờ trước
Ngày 22/05, ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết, UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch thực hiện các dự án, tiểu dự án sử dụng vốn sự nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2025.
Đề xuất năm học 2025-2026, trẻ em mầm non, học sinh phổ thông cả nước được miễn, hỗ trợ học phí

Đề xuất năm học 2025-2026, trẻ em mầm non, học sinh phổ thông cả nước được miễn, hỗ trợ học phí

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Sáng 22/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh: Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chăn nuôi Việt Nam

Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh: Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chăn nuôi Việt Nam

Trong bối cảnh ngành chăn nuôi Việt Nam đang đứng trước áp lực tái cơ cấu mạnh mẽ để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, việc xây dựng các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh không còn là một lựa chọn, mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc. Đây không chỉ là chìa khóa để mở rộng thị trường xuất khẩu, mà còn là nền tảng để nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của cả ngành.
Người đàn ông ở Lai Châu bị ngộ độc do ăn nấm lạ

Người đàn ông ở Lai Châu bị ngộ độc do ăn nấm lạ

Tin tức - Anh Trúc - 1 giờ trước
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu vừa cứu sống một người đàn ông bị ngộ độc do ăn nấm lạ.
Ưu tiên phát triển giáo dục mầm non ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Ưu tiên phát triển giáo dục mầm non ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Sáng 22/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi.
Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng. Chùa Thiên Tượng - Hoan Châu đệ nhị danh thắng. Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông xã Pà Cò. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sầu riêng Việt Nam đón tin vui

Sầu riêng Việt Nam đón tin vui

Tin tức - Anh Trúc - 4 giờ trước
Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa chính thức công nhận thêm 829 mã số vùng trồng và 131 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam.
Bộ Y tế triển khai tháng cao điểm kiểm tra về dược, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế

Bộ Y tế triển khai tháng cao điểm kiểm tra về dược, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế

Sức khỏe - Minh Nhật - 4 giờ trước
Trong tháng cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ từ 15/5 kéo dài đến 15/6/2025, Bộ Y tế đã thành lập 15 tổ kiểm tra liên quan đến lĩnh vực dược, mỹ phẩm, y dược cổ truyền, sữa, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế...
Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Làng “nhiều không” và những hệ lụy khôn lường (Bài 2)

Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Làng “nhiều không” và những hệ lụy khôn lường (Bài 2)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 5 giờ trước
Tình trạng chồng lấn địa giới hành chính giữa tỉnh Quảng Nam và Kon Tum khiến thôn 3, xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) rơi vào cảnh bị bỏ quên trong suốt nhiều năm. Hơn 1.000 người dân Xơ Đăng sinh sống tại đây đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, đặc biệt là khó khăn về hạ tầng cơ sở như điện, đường, trường học, trạm y tế và sóng điện thoại.
Nghệ An: Khó khăn còn lại trên tuyến giao thông vào các xã vùng lòng hồ ở Tương Dương

Nghệ An: Khó khăn còn lại trên tuyến giao thông vào các xã vùng lòng hồ ở Tương Dương

Xã hội - An Yên - 5 giờ trước
Dự án trọng điểm, sử dụng nguồn vốn thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 xây dựng đường vào các xã vùng lòng hồ thuộc huyện Tương Dương, góp phần cải thiện điều kiện đi lại cho người dân các xã vùng sâu vùng xa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Hơn hết, là hoàn thành tiêu chí xã “trắng” đường giao thông ở Nghệ An. Hiện nay, tuyến đường này chỉ còn lại một khó khăn duy nhất, là hạng mục cầu xây dựng hoàn toàn trên lòng hồ thủy điện.
Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Media - BDT - 5 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng. Chùa Thiên Tượng - Hoan Châu đệ nhị danh thắng. Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông xã Pà Cò. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.