Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Gia Lai: Các dân tộc huyện Chư Prông đoàn kết, hội nhập và phát triển bền vững

Ngọc Thu - 19:20, 24/06/2024

Ngày 24/6, huyện Chư Prông (Gia Lai) tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024. Dự Đại hội có lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh; lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND huyện và 150 đại biểu đại diện cho hơn 67.000 đồng bào DTTS trên địa bàn.

Ra mắt Đoàn đại biểu huyện Chư Prông đi dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Gia Lai lần thứ IV
Ra mắt Đoàn đại biểu huyện Chư Prông đi dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Gia Lai lần thứ IV

Với chủ đề: “Các dân tộc huyện Chư Prông đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đánh giá kết quả thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS huyện lần thứ III, năm 2019 và đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc giai đoạn 2024 - 2029.

Quang cảnh Đại hội
Quang cảnh Đại hội

Huyện Chư Prông có 19 xã, thị trấn và 2 xã biên giới; đồng bào DTTS chiếm hơn 48% dân số toàn huyện, với 21 thành phần dân tộc sinh sống. Trong 5 năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện tiếp tục có sự phát triển, an ninh, trật tự luôn ổn định, đời sống của Nhân dân được cải thiện rõ nét.

Công tác dân tộc, các chính sách dân tộc đã được triển khai, tổ chức thực hiện đồng bộ, có hiệu quả. Nhận thức của Nhân dân trên địa bàn đã có sự chuyển biến tốt, nỗ lực, phấn đấu vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng. Niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước được củng cố, tăng cường.

Thiếu nhi của huyện tặng hoa cho các đại biểu tham dự Đại hội
Thiếu nhi của huyện tặng hoa cho các đại biểu tham dự Đại hội

Trong giai đoạn 2019 - 2024, huyện đã đầu tư xây dựng 28 công trình, duy tu 5 công trình cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới; triển khai 19 mô hình giảm nghèo phát triển mô hình trong lĩnh vực nông nghiệp cho các xã, thị trấn; 8/19 xã đạt chuẩn nông thôn mới và 9 thôn, làng đồng bào DTTS đạt chuẩn nông thôn mới; 100% số xã, thôn, làng trên địa bàn huyện có đường ô tô đến trung tâm được nhựa hóa hoặc bê tông hóa và được sử dụng điện lưới quốc gia. 29 sản phẩm đạt OCOP 3 sao cấp huyện, tỉnh. Mỗi năm huyện giải quyết việc làm cho 2.500 lao động, trong đó đồng bào DTTS chiếm 50%, tỷ lệ đào tạo qua đào tạo nghề đạt 56%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 11,97% (giảm tỷ lệ hộ nghèo đạt 3,1% so với năm 2019); tỷ lệ hộ nghèo DTTS còn 23,4% (mức giảm đạt 5,43% so với năm 2019).

Ông Huỳnh Kim Đồng, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai phát biểu chỉ đạo Đại hội
Ông Huỳnh Kim Đồng - Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai phát biểu chỉ đạo Đại hội

Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, ông Huỳnh Kim Đồng - Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai đề nghị: Cấp ủy, chính quyền các cấp và đồng bào các dân tộc tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội về công tác dân tộc trong tình hình mới; đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới theo Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, khuyến khích đưa khoa học công nghệ vào sản xuất, quy hoạch hình thành vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa phù hợp với điều kiện từng vùng; nghiên cứu, triển khai thực hiện hiệu quả cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia...

Ông Ksor Việt - Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Prông phát biểu tại Đại hội
Ông Ksor Việt - Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Prông phát biểu tại Đại hội

Đại hội đã bầu 19 đại biểu đi dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Gia Lai lần thứ IV. Đồng thời thông qua Quyết tâm thư với những nội dung như: Phấn đấu đến năm 2029 tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm dưới 10%; hoàn thành cơ bản công tác định canh, định cư; sắp xếp, bố trí ổn định 90% số hộ di cư không theo quy hoạch. Quy hoạch, sắp xếp, di dời, bố trí trên 60% số hộ DTTS đang cư trú phân tán, rải rác trong nương rẫy, các khu vực xa xôi, nơi có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở; 100% số xã đạt chuẩn Quốc gia về Y tế. Trên 98% đồng bào DTTS tham gia bảo hiểm y tế. Trên 97% phụ nữ có thai được khám thai định kỳ, sinh con ở cơ sở y tế hoặc có sự trợ giúp của cán bộ y tế; giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân xuống dưới 15%...

Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai đã tặng Giấy khen cho các tập thể, cá nhân đã có nhiều thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua yêu nước
Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai đã tặng Giấy khen cho các tập thể, cá nhân đã có nhiều thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua yêu nước

Dịp này, Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai đã tặng Giấy khen cho 5 tập thể, 10 cá nhân đã có nhiều thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua yêu nước, giữ gìn bản sắc văn hóa và đoàn kết các dân tộc giai đoạn 2019 - 2024, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Gia Lai. 

UBND huyện Chư Prông khen thưởng cho tập thể, cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc
UBND huyện Chư Prông khen thưởng cho 10 tập thể, 30 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc

Chủ tịch UBND huyện Chư Prông khen thưởng cho 10 tập thể, 30 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc giai đoạn 2019 - 2024.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hồng Dân (Bạc Liêu): Nâng cao dân trí, tạo nguồn cán bộ DTTS đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới

Hồng Dân (Bạc Liêu): Nâng cao dân trí, tạo nguồn cán bộ DTTS đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới

Trước yêu cầu đổi mới và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương, để thực hiện hiệu quả các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra trong vùng đồng bào DTTS, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu xác định, đội ngũ cán bộ là then chốt, trong đó vai trò đội ngũ cán bộ là người DTTS có ý nghĩa quan trọng. Theo đó, nhiều năm nay, huyện Hồng Dân đã nỗ lực trong công tác giáo dục- đạo tạo, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nguồn nhân lực làm nền tảng phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS.
Tin nổi bật trang chủ
Làng trống bên dòng sông Thu

Làng trống bên dòng sông Thu

Sản phẩm - Thị trường - Minh Ngọc – Bảo Anh - 7 giờ trước
Từ hàng trăm năm qua, nghề làm trống ở làng Lâm Yên đã tạo nên thương hiệu cho tiếng trống của làng. Nơi làng trống này đã có nhiều đời truyền nghề cho thế hệ sau, để những mùa hội lại rộn ràng tiếng trống như nhắc nhở con cháu luôn hướng về cội nguồn dân tộc, về văn hóa của cha ông.
Nghi lễ Lang Ndaw của người Chăm

Nghi lễ Lang Ndaw của người Chăm

Sắc màu 54 - Bá Minh Truyền - 7 giờ trước
Nghi lễ Lang Ndaw tạm dịch là Lễ tế trâu tôn chức ông Kadhar. Trong các chức sắc người Chăm thực hành nghi lễ trên đền tháp và các nghi lễ của dòng tộc, ông Kadhar đóng vai trò rất quan trọng trong việc hướng dẫn thực hành nghi lễ và hát thánh ca. Từ khi nhập môn, ông Kadhar trải qua các giai đoạn tấn phong rồi mới được phép làm chủ lễ và được mặc tấm chăn có đính hoa văn thổ cẩm. Diễn trình nghi lễ Lang Ndaw có các nghi lễ hiến tế con vật, cúng cơm, hát lễ và múa mừng.
Hoạch định chính sách dân tộc từ kết quả điều tra 53 DTTS tại Nghệ An: Cần phải chú ý hơn ở những vùng sạt lở

Hoạch định chính sách dân tộc từ kết quả điều tra 53 DTTS tại Nghệ An: Cần phải chú ý hơn ở những vùng sạt lở

Xã hội - An Yên - 7 giờ trước
Chỉ mới tính riêng tác động của hoàn lưu bão số 3 và số 4 mới đây, các huyện miền núi Nghệ An đã phải tổ chức di dời hàng trăm hộ dân đến nơi an toàn vì đất sụt, nhà sập. Đó là thông tin mới về thực trạng kinh tế - xã hội, cần phải được bổ sung, chú ý hơn khi thực hiện hoạch định chính sách phát triển vùng DTTS&MN Nghệ An trong những giai đoạn tiếp theo.
Bạc Liêu: Khai giảng khoá bồi dưỡng tiếng DTTS thuộc Chương trình MTQG 1719

Bạc Liêu: Khai giảng khoá bồi dưỡng tiếng DTTS thuộc Chương trình MTQG 1719

Trang địa phương - Như Tâm - 7 giờ trước
Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu vừa tổ chức khai giảng khóa bồi dưỡng tiếng DTTS cho 160 học viên là cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo cấp phòng và tương đương năm 2024. Khóa học là một trong những nội dung thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 5 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).
Người gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa ở Đạ Tông

Người gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa ở Đạ Tông

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 7 giờ trước
Từ hằng chục năm qua, với vai trò là Người có uy tín thôn Đa Nhinh 1, Chủ tịch Hội Người Cao tuổi xã Đạ Tông, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng, ông Da Cat-Tư (SN 1951) đã có nhiều đóng góp cho cộng đồng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong việc gìn giữ, trao truyền các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Mnông trên miền cao nguyên hùng vỹ.
“Giấc mơ Trịnh 2” - Đêm nhạc gây quỹ ủng hộ trẻ em chịu ảnh hưởng bão số 3 tại Cao Bằng

“Giấc mơ Trịnh 2” - Đêm nhạc gây quỹ ủng hộ trẻ em chịu ảnh hưởng bão số 3 tại Cao Bằng

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 27/9, có những thông tin đáng chú ý sau: “Giấc mơ Trịnh 2” - Đêm nhạc gây quỹ ủng hộ trẻ em chịu ảnh hưởng bão số 3 tại Cao Bằng. Những vầng trăng "khuyết". “Bước chân trên mây” - Thương hiệu riêng của du lịch Trạm Tấu. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Từng bước xóa bỏ định kiến giới trong vùng đồng bào DTTS ở huyện Kbang

Từng bước xóa bỏ định kiến giới trong vùng đồng bào DTTS ở huyện Kbang

Xã hội - Ngọc Thu - 7 giờ trước
Mô hình “Tổ truyền thông cộng đồng” nằm trong Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi được thành lập ở huyện Kbang (Gia Lai) đã góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới, giúp phụ nữ, trẻ em DTTS có cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.
Quảng Ngãi: Nhiều hồ chứa nước không an toàn trong mùa mưa

Quảng Ngãi: Nhiều hồ chứa nước không an toàn trong mùa mưa

Trang địa phương - T.Nhân - H.Trường - 7 giờ trước
Theo số liệu thống kê, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có 836 công trình thủy lợi, gồm 127 hồ chứa nước, 557 đập dâng, 8 đập ngăn mặn và 144 trạm bơm được đưa vào quản lý, khai thác để cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác.
Quảng Ninh: Nguy cơ gia tăng một số bệnh truyền nhiễm sau bão, lũ

Quảng Ninh: Nguy cơ gia tăng một số bệnh truyền nhiễm sau bão, lũ

Sức khỏe - Mỹ Dung - 7 giờ trước
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, ngoài thiệt hại nặng nề về kinh tế, Quảng Ninh cũng gia tăng nguy cơ một số bệnh truyền nhiễm, đặc biệt tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS. Xác định nguy cơ cao về dịch bệnh, các cấp chính quyền tỉnh Quảng Ninh đã đặc biệt quan tâm, đưa ra nhiều giải pháp nhằm tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh sau bão, quán triệt từ huyện đến thôn, bản và người dân địa phương.
Ninh Thuận công bố dịch tả lợn châu Phi

Ninh Thuận công bố dịch tả lợn châu Phi

Sức khỏe - Minh Thu - 7 giờ trước
UBND tỉnh Ninh Thuận vừa có văn bản yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát tiển nộng thôn; Chi cục Chăn nuôi và Thú y; UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi.
BAC A BANK giảm lãi vay, đồng hành cùng khách hàng chịu ảnh hưởng bão Yagi

BAC A BANK giảm lãi vay, đồng hành cùng khách hàng chịu ảnh hưởng bão Yagi

Kinh tế - PV - 7 giờ trước
Nhằm chung tay tháo gỡ khó khăn, tái thiết cuộc sống sau bão lũ, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) chính thức triển khai gói vay với lãi suất hấp dẫn, linh hoạt, hỗ trợ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi bão Yagi sớm ổn định, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.