Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Động lực mới cho lực lượng cô đỡ thôn bản

Thúy Hồng - 09:36, 11/04/2023

Cô đỡ thôn bản được ví như cánh tay nối dài của ngành Y tế trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ vùng DTTS và miền núi. Nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước đã có cơ chế chính sách để duy trì, củng cố và phát triển đội ngũ cô đỡ thôn bản. Tuy nhiên, từ thực tế mỗi nơi một cách làm, do vậy hoạt động của cô đỡ thôn bản gặp không ít khó khăn. Để phát huy vai trò của đội ngũ cô đỡ thôn bản, cần sự quan tâm hơn nữa của các bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai vận dụng kịp thời, linh hoạt hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với cô đỡ thôn bản...

Đội ngũ cô đỡ thôn bản đóng góp quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em tại các vùng đồng bào DTTS đặc biệt trong việc giảm tử vong mẹ và tử vong trẻ sơ sinh
Đội ngũ cô đỡ thôn bản đóng góp quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em tại các vùng đồng bào DTTS, đặc biệt trong việc giảm tử vong mẹ và tử vong trẻ sơ sinh

Những cô đỡ thôn bản vượt khó bám trụ với nghề

Cô đỡ thôn bản là những người sinh sống tại cộng đồng DTTS, sử dụng ngôn ngữ dân tộc mình để truyền đạt cho người dân thôn bản những thông tin quan trọng về chăm sóc sức khỏe; đồng thời cung cấp dịch vụ làm mẹ an toàn ngay tại thôn bản.

Để trở thành cô đỡ, mỗi học viên phải trải qua quá trình học tập ít nhất 6 tháng theo chương trình và nội dung đào tạo của Bộ Y tế. Với kiến thức, kỹ năng được đào tạo thực hành tại các bệnh viện, cô đỡ có thể chăm sóc bà mẹ khi có thai và sinh con, đỡ đẻ an toàn, phát hiện tai biến ở bà mẹ và trẻ sơ sinh, thực hiện kỹ năng cứu sống cơ bản và chuyển tuyến kịp thời. Với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, sự hỗ trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế, đến nay toàn quốc đã có 3.077 cô đỡ được đào tạo.

Chị Lò Thị Đường (huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên) cho biết: Trong suốt 7 năm làm cô đỡ tại các thôn bản, chị không nhớ nổi đã đỡ đẻ cho bao nhiêu ca, nhưng khi nào các sản phụ cần là lúc ấy chị Đường có mặt. Kể cả 1 - 2 giờ đêm, họ gọi là chị chạy đến.

Do địa hình vùng cao hiểm trở, không có điện, chợ lại xa, khiến hành trình thăm khám các thai phụ của chị vô cùng gian nan. Bên cạnh việc giám sát sức khỏe sinh sản cho 97 hộ dân, chị Lò Thị Đường phải kiêm nhiệm cả công tác phụ nữ và dân số. Công việc hằng ngày của chị là thăm khám các bà mẹ mang thai, chăm sóc sức khỏe của mẹ và bé sau khi sinh.

Chị Đường kể, đồng bào dân tộc Mông thường sản xuất chủ yếu làm ruộng, nương trong rừng. Bởi vậy, để chăm sóc sức khỏe các sản phụ, mỗi ngày, chị Đường phải đi vài tiếng đồng hồ để gặp được từng sản phụ, tư vấn về khám sức khỏe định kỳ, thăm khám cho sản phụ. “Có phải lúc nào họ cũng ở nhà đâu. Bà bầu vượt mặt vẫn lên nương, vào rừng. Chúng tôi phải đi theo họ lên nương để vận động họ về nhà, đến cơ sở y tế khi gần đến ngày dự sinh”, chị Đường nói.

Vất vả, bận rộn nhưng một tháng, chị chỉ được hỗ trợ 447.000 đồng. "Tôi dành 200.000 đồng nạp tiền điện thoại, phục vụ cho việc gọi điện hỏi thăm sản phụ. Số tiền còn lại tôi mua xăng để đi tới nhà họ. Với kinh phí hiện tại không đủ để tôi trang trải cuộc sống. Thậm chí, tôi còn phải tự bỏ tiền túi ra để chi trả cho công việc. Nhưng người dân họ cần mình thì mình phải làm”, chị Lò Thị Đường tâm sự.

Cô đỡ thôn bản chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em tại huyện Mường Nhé (Điện Biên)
Cô đỡ thôn bản chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em tại huyện Mường Nhé (Điện Biên)

Tương tự, cô đỡ thôn, bản Lò Thị Luấn (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) cho biết, giao thông ở miền núi rất khó khăn, bản xa nhất cách Trạm y tế xã 18 km, phải đi bộ nhiều giờ đồng hồ, nhưng từ năm 2020 đến nay, phụ cấp cho y tế thôn bản bị cắt hoàn toàn, tiền đi lại, xăng xe không có, nên ảnh hưởng nhiều đến triển khai công việc hàng ngày. Trước đó, địa phương cũng có chính sách đối với cô đỡ thôn bản hoạt động từ 2013 - 2019, nhưng chỉ với mức phụ cấp 550.000 đồng/tháng từ việc kiêm nhiệm này.

Ông Đinh Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em (Bộ Y tế) cho biết: Việc thực thi các chính sách cho cô đỡ thôn bản giữa các địa phương có sự khác nhau, khiến việc duy trì hoạt động của đội ngũ này gặp nhiều khó khăn. Nhiều địa phương không bố trí kinh phí hỗ trợ cho cô đỡ thôn bản hoạt động.

Lãng phí nguồn nhân lực cơ sở

Mặc dù Nhà nước đã ban hành nhiều quyết sách quan trọng để duy trì, củng cố và phát triển đội ngũ cô đỡ thôn bản, việc thực thi các chính sách còn có sự khác nhau giữa các địa phương, dẫn tới việc duy trì hoạt động của đội ngũ cô đỡ gặp nhiều khó khăn, nhiều địa phương không bố trí kinh phí hỗ trợ cho cô đỡ thôn bản hoạt động.

Theo báo cáo của các địa phương, tính đến 31/1/2023 đã có 1.528 cô đỡ thôn bản được đào tạo đã ngừng hoạt động do không có kinh phí. Hiện tại, số cô đỡ thôn bản được hưởng phụ cấp đã giảm xuống chỉ còn 911 người, trong đó có 732 người kiêm nhiệm thêm nhiệm vụ của nhân viên Y tế thôn bản.

Theo Thông tư số 07/2013/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 8/3/2013, cô đỡ thôn, bản” đã chính thức được công nhận là một chức danh trong hệ thống y tế Việt Nam. Dù vậy, việc bố trí kinh phí cho hoạt động của cô đỡ thôn bản tại địa phương vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế.

Bà Lý Thị Đảm - Phó Trưởng Khoa Sức khỏe sinh sản, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Giang chia sẻ, Hà Giang là tỉnh có đông đồng bào DTTS sinh sống. Tại đây, mỗi cô đỡ thôn bản chỉ được hỗ trợ trung bình mỗi người khoảng 700.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, nhiều lần công việc này bị gián đoạn vì thiếu phụ cấp, họ phải làm thêm các công việc khác kể có thu nhập.

Theo bà Đảm, việc các cô đỡ thôn bản ngừng hoạt động vì khó khăn kinh tế, là sự lãng phí vô cùng lớn đối với nguồn nhân lực chất lượng cao. Bởi họ đã được đào tạo bài bản và lựa chọn từ chính cộng đồng dân tộc, nhằm phục vụ nguồn bệnh nhân tại chỗ, ở những nơi mà hệ thống y tế chưa phát triển.

Chị Triệu Thị Phấy (huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), người theo dõi sức khỏe sinh sản cho hơn 100 gia đình dân tộc Dao đỏ của thôn bày tỏ: “Tôi mong muốn các ban, ngành, đoàn thể  quan tâm và bổ sung kinh phí hoạt động cho những cô đỡ thôn bản”.

Theo báo cáo của các địa phương, kết quả khảo sát năm 2021 cho thấy, tại 18 tỉnh miền núi khó khăn có tới 4.346 thôn bản cần có cô đỡ, vì cô đỡ thôn bản có sự đáp ứng tại chỗ ngay lập tức, liên tục và miễn phí đối với các bà mẹ và trẻ em ở những vùng khó khăn. Đặc biệt, tại các tỉnh miền núi khó khăn, như Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Kon Tum, Gia Lai vẫn còn nhiều thôn bản, có tỷ lệ tự sinh tại nhà vẫn rất cao (trên 60%).

Động lực mới cho cô đỡ thôn bản

Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 với 10 dự án thành phần, trong đó có nội dung chính sách hỗ trợ đội ngũ cô đỡ thôn bản (thuộc Dự án 7). 

Theo đó, chính sách hỗ trợ nhân viên y tế, cô đỡ thôn bản đỡ đẻ tại nhà cho bà mẹ không đến đẻ tại cơ sở y tế: 200.000 đồng/ca; chăm sóc sau sinh cho bà mẹ và trẻ sơ sinh: 100.000 đồng/lần (Thông tư số 15/2022 ngày 4/3/2022 của Bộ Tài Chính). Đây sẽ là động lực mới cho đội ngũ cô đỡ thôn bản phát huy hết vai trò của mình để chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em vùng DTTS và miền núi.

Phát biểu tại Hội nghị Vận động chính sách hỗ trợ đội ngũ cô đỡ thôn bản, được Bộ Y tế tổ chức đầu tháng 3 vừa qua, ông Y Thông - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc  đề nghị, cấp ủ, chính quyền, hệ thống chính trị cơ sở các cấp vùng DTTS và miền núi xác định rõ vai trò, vị trí của cô đỡ thôn bản; quan tâm chỉ đạo, tổ chức triển khai có hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là thực hiện kịp thời, linh hoạt, đầy đủ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với cô đỡ thôn bản... nhằm phát huy vai trò của đội ngũ cô đỡ thôn bản, xứng đáng là cánh tay nối dài của ngành yY tế trong việc thực hiên sứ mệnh chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, góp phần phát triển nguồn nhân lực vùng DTTS và miền núi. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hiểm họa từ rác thải điện tử

Hiểm họa từ rác thải điện tử

Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 mang đến những tiện ích vượt bậc cho đời sống và sinh hoạt của con người, đồng thời cũng kéo theo hệ lụy về rác thải điện tử. Rác thải điện tử đang trở thành mối đe dọa nghiêm trọng cho môi trường và sức khỏe con người, có nguy cơ cao gây ra những hậu quả khôn lường nếu không có các giải pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý rác thải điện tử.
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình lần thứ 11

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình lần thứ 11

Sáng nay, 24/11, tại Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) với chủ đề “Tìm kiếm hòa bình, hòa giải và bao dung”.
Bắc Giang quyết định Thanh tra dự án sân golf và nghỉ dưỡng tại huyện Lục Nam

Bắc Giang quyết định Thanh tra dự án sân golf và nghỉ dưỡng tại huyện Lục Nam

Thời sự - Minh Thu - 1 giờ trước
Chánh Thanh tra tỉnh Bắc Giang vừa có Quyết định về việc Thanh tra toàn diện Dự án sân golf và nghỉ dưỡng Bắc Giang tại huyện Lục Nam. Thời gian làm việc là 45 ngày, kể từ ngày công bố Quyết định Thanh tra.
Hiểm họa từ rác thải điện tử

Hiểm họa từ rác thải điện tử

Sức khỏe - Minh Thu - 4 giờ trước
Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 mang đến những tiện ích vượt bậc cho đời sống và sinh hoạt của con người, đồng thời cũng kéo theo hệ lụy về rác thải điện tử. Rác thải điện tử đang trở thành mối đe dọa nghiêm trọng cho môi trường và sức khỏe con người, có nguy cơ cao gây ra những hậu quả khôn lường nếu không có các giải pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý rác thải điện tử.
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Giáo dục - Ngọc Thu - 7 giờ trước
Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.
Bảo Yên (Lào Cai): “Kích thích” đầu tư phát triển liên kết chuỗi trong sản xuất nông - lâm nghiệp

Bảo Yên (Lào Cai): “Kích thích” đầu tư phát triển liên kết chuỗi trong sản xuất nông - lâm nghiệp

Kinh tế - Trọng Bảo - 7 giờ trước
Huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai là một trong những địa phương trọng điểm phát triển nông-lâm nghiệp của tỉnh. Để phát huy những tiềm năng, lợi thế các nguồn lực, huyện đã có nhiều giải pháp "kích thích" để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Qua đó, từng bước tạo ra các chuỗi sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác, tạo thu nhập ổn định cho nông dân.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Media - Vàng Ni - Thu Hà - 9 giờ trước
Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Lễ Kỳ yên của dân tộc Ngái

Lễ Kỳ yên của dân tộc Ngái

Media - BDT - 9 giờ trước
Lễ Kỳ yên được tổ chức vào dịp đầu Xuân mới. Mục đích thực hiện nghi lễ thể hiện sự biết ơn của con người với trời, đất, với tổ tiên; đồng thời cầu trời cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, vạn vật sinh sôi, nhà nhà được áo ấm, no cơm, có cuộc sống bình an, không bệnh tật.
Tạo sức hút cho du lịch Bắc Giang

Tạo sức hút cho du lịch Bắc Giang

Sắc màu 54 - Trường Giang - Sông Lam - 9 giờ trước
Trong quá trình hình thành và phát triển, mỗi sản phẩm du lịch cần hội tụ nhiều yếu tố, trong đó cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hóa và sự bài bản, chuyên nghiệp trong cách làm du lịch là những yếu tố quan trọng để tạo nên điểm nhấn, sức hút đối với du khách. Với bề dày truyền thống lịch sử và văn hóa, tỉnh Bắc Giang có đầy đủ các chất liệu để tạo nên những điểm du lịch hấp dẫn.
Cậu học trò người Dao trở thành Đại sứ Văn hóa đọc Quốc gia

Cậu học trò người Dao trở thành Đại sứ Văn hóa đọc Quốc gia

Giáo dục - Mỹ Dung - 9 giờ trước
Em Triệu Đức Duy, dân tộc Dao, học sinh lớp 7A1, Trường THCS Trới, TP. Hạ Long (Quảng Ninh) là một trong những học sinh xuất sắc vừa đoạt giải Đại sứ Văn hóa đọc Quốc gia năm 2024. Ngoài nỗ lực, cố gắng trong học tập, Duy còn tích cực đọc sách và lan tỏa văn hóa đọc tới bạn bè, cộng đồng nơi em học tập, sinh sống.
Vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”

Vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”

Phóng sự - Trọng Bảo - 9 giờ trước
Với sự hỗ trợ của Trung ương, địa phương và toàn xã hội; khu tái định cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên (Lào Cai) đang dần hồi sinh sau thiên tai, vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”.
Nghệ An xây mới hơn 1.300 nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo

Nghệ An xây mới hơn 1.300 nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo

Xã hội - Vân Khánh - 10 giờ trước
Thực hiện Dự án Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo, đến nay, tỉnh Nghệ An đã hỗ trợ xây mới 1.306 căn nhà cho 838 hộ nghèo, 198 hộ cận nghèo... Tỉnh phấn đấu đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh xóa bỏ hoàn toàn tình trạng nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.