Trong những năm qua, dù chế độ trợ cấp ít ỏi, thậm chí không có, nhưng đội ngũ cô đỡ thôn bản vẫn tận tụy với công việc chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em vùng DTTS và miền núi. Họ được xem là “cánh tay nối dài” của ngành Y tế, với những cống hiến lặng thầm.
Sức khỏe -
Thúy Hồng -
09:36, 11/04/2023 Cô đỡ thôn bản được ví như cánh tay nối dài của ngành Y tế trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ vùng DTTS và miền núi. Nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước đã có cơ chế chính sách để duy trì, củng cố và phát triển đội ngũ cô đỡ thôn bản. Tuy nhiên, từ thực tế mỗi nơi một cách làm, do vậy hoạt động của cô đỡ thôn bản gặp không ít khó khăn. Để phát huy vai trò của đội ngũ cô đỡ thôn bản, cần sự quan tâm hơn nữa của các bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai vận dụng kịp thời, linh hoạt hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với cô đỡ thôn bản...
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định về phạm vi hoạt động khám bệnh chữa bệnh và nội dung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ đối với nhân viên y tế thôn, bản, cô đỡ thôn, bản.
Hình ảnh Thượng tá Nguyễn Minh Tú, Phó Trưởng Công an huyện Yên Châu (Sơn La) đã giúp đỡ sản phụ Giàng Thị Dua sinh con đang được cộng đồng mạng chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội.
Cô đỡ thôn, bản được xem như cánh tay nối dài của ngành y tế ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Tuy nhiên, chế độ, chính sách đối với đội ngũ này hơn 30 năm qua vẫn chỉ mang tính động viên, khuyến khích, cho nên rất cần có những chính sách, chế độ đãi ngộ tốt hơn để họ yên tâm, phát huy hết năng lực…