Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Độc đáo lễ “Áy lay” của người Dao họ

PV - 19:00, 02/07/2021

Trong các dân tộc sinh sống ở xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, người Dao họ ở thôn Khe Mụ có những nét sinh hoạt văn hóa độc đáo, thể hiện trong đời sống thường ngày, qua lễ hội dân gian, những bài ca, điệu múa, truyện kể, ca dao, tục ngữ, câu đố... Đặc biệt, lễ cầu làng hay còn gọi là "Áy lay" của người Dao họ là một nét văn hóa tâm linh đặc sắc, mang sắc thái tín ngưỡng văn hóa đặc trưng tiêu biểu còn được duy trì đến ngày nay.

Thầy mo đại diện cho người trong thôn thực hiện lễ cúng. Ảnh: Thanh Nga
Thầy mo đại diện cho người trong thôn thực hiện lễ cúng. Ảnh: Thanh Nga

Thôn Khe Mụ, xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng là nơi sinh sống của 17 hộ người Dao họ. Ngày nay, bà con nơi đây vẫn giữ gìn được bản sắc, phong tục tập quán xa xưa. Trong đó, nghi lễ cầu làng hay còn gọi là "Áy lay" là một nét văn hóa tâm linh đặc sắc, giúp người dân có thêm sức mạnh tinh thần hăng say lao động, sản xuất.

Ông Bàn Văn Sang được gọi là ông chủ làng. Theo lý giải của ông Sang, xưa kia, lễ cầu làng được người dân nơi đây tổ chức 4 lần trong năm, nhưng nay đã rút xuống còn 3 lần trong năm. Ở mỗi thời điểm, nghi lễ mang một ý nghĩa riêng. Lần thứ nhất, nghi lễ này được diễn ra vào tháng 2 âm lịch với mong muốn cầu cho nhà nhà khỏe mạnh, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Lần thứ hai diễn ra vào ngày 6/6 (âm lịch) với quy mô lớn nhất, bởi đây là lễ cúng giữa năm, báo cáo thần linh, thổ địa những kết quả của bản làng đạt được trong 6 tháng đầu năm và lễ vật dâng cúng thần linh cũng đầy đủ hơn. Lần thứ ba diễn ra vào tháng 10 âm lịch với ý nghĩa tổng kết cuối năm, xem một năm trong làng các gia đình làm được gì và chưa được gì, hướng khắc phục trong năm tới.

Mặc dù lễ cầu làng được tổ chức nhiều lần trong năm, nhưng nội dung và diễn trình của nghi lễ lại tương đối thống nhất. Đây là dịp để tạ ơn trời đất, các vị thần linh đã ban cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, chăn nuôi phát triển, xua đuổi dịch bệnh và những gì không may mắn ra khỏi làng.

Thầy cúng Lý Văn Chiên cho biết, trước ngày diễn ra lễ cầu làng, chủ làng chọn ngày tốt, lựa chọn thầy cúng được người dân trong làng tín nhiệm. Thầy cúng phải mặc trang phục truyền thống, mang sách cúng để thực hiện nghi lễ. Lễ cúng được tổ chức ở nhà chủ làng.

Lễ vật cầu làng của người Dao họ khá đơn giản, đúng theo quan niệm có gì dâng nấy, quan trọng vẫn là tấm lòng thành của con, cháu. Điều đặc biệt nhất là tất cả các đồ dâng cúng thần linh đều phải do các gia đình tự trồng, tự nuôi để thể hiện lòng thành kính đối với các vị thần linh của người Dao họ. Các lễ vật như gà, lợn, rượu trắng, gạo... được các gia đình đóng góp, sau đó, tập trung về một hộ có uy tín trong cộng đồng đã được chọn từ trước để chuẩn bị cho các nghi lễ.

Từ sáng sớm, người dân đã tập trung ở nhà chủ làng chuẩn bị lễ vật để mời thầy đến cúng. Tùy từng dịp, thầy cúng sẽ có bài văn khấn bằng tiếng Dao riêng. Tuy nhiên, tất thảy các bài khấn đều phải thể hiện sự biết ơn bề trên và cầu sự chở che, phù hộ của thần linh tới bản làng. Lễ cúng cầu làng kết thúc, người dân trong làng cùng nhau tổ chức bày mâm cỗ ăn uống tại nhà chủ làng để gắn kết với nhau hơn, thắt chặt tình cảm cộng đồng.

Ông Hoàng Văn Phúc, Bí thư Đảng ủy xã Sơn Hà cho biết: “Lễ cầu làng của người Dao họ ở thôn Khe Mụ là nét đẹp văn hóa của đồng bào nơi đây từ xa xưa. Trải qua hàng trăm năm, nghi lễ này đã trở thành hoạt động văn hóa cộng đồng đặc sắc, được gìn giữ cho đến ngày nay. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục tuyên truyền, khơi dậy niềm tự hào về những nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Dao ở địa phương, trong đó có lễ cầu làng”.

Có thể nói, lễ "Áy lay" đã thể hiện rõ tính giáo dục, sự kế thừa những tinh hoa văn hóa và ý thức cội nguồn của dân tộc. Đó là nét đẹp trong đời sống của đồng bào các dân tộc cần được bảo tồn và phát huy. Qua lễ “Áy lay” nhằm thể hiện tấm lòng thành kính với ông bà, tổ tiên, cũng như cầu mong cho các gia đình, dòng tộc hạnh phúc tràn đầy, làm ăn thuận lợi. Đây cũng là dịp để người dân trong thôn bản gắn kết với nhau hơn, cùng nhau lao động, sản xuất xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

Nghệ nhân Châu Thị Đông được cộng đồng dân cư làng Chăm Phú Nhuận (xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) trân trọng gọi là “báu vật sống”. Bà vượt qua định kiến giới, nỗ lực tự học chữ Chăm, học ngâm diễn Ariya và trình diễn dân ca Chăm, trở thành người truyền cảm hứng trong hành trình gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc mình.
Tin nổi bật trang chủ
Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025), sáng 19/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ (đường Bắc Sơn, Hà Nội).
Khắc ghi lời Bác dạy, thanh niên các DTTS nỗ lực dựng xây tương lai

Khắc ghi lời Bác dạy, thanh niên các DTTS nỗ lực dựng xây tương lai

Sự kiện - Bình luận - Hồng Phúc - 1 giờ trước
Những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là kim chỉ nam, là nguồn cảm hứng bất tận cho thế hệ trẻ hôm nay, đặc biệt là thanh niên các dân tộc thiểu số (DTTS). Được sinh ra và lớn lên trong hòa bình, mang trong mình niềm tự hào dân tộc và lý tưởng cống hiến, nhiều bạn trẻ đã không ngừng học tập, rèn luyện để viết tiếp khát vọng mà Bác Hồ từng gửi gắm: "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang... chính là nhờ công học tập của các cháu".
Du lịch tâm linh về Ninh Thuận

Du lịch tâm linh về Ninh Thuận

Dân tộc - Tôn giáo - Thái Sơn Ngọc - 2 giờ trước
Ninh Thuận sở hữu tiềm năng du lịch đa dạng, đang được đầu tư khai thác hiệu quả, thu hút đông đảo du khách. Hệ thống chùa, thiền viện mang kiến trúc cổ xen hiện đại, hòa quyện thiên nhiên, mở ra triển vọng phát triển du lịch tâm linh. Nhân Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, quảng bá hình ảnh du lịch tâm linh Ninh Thuận.
“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 4 giờ trước
Nghệ nhân Châu Thị Đông được cộng đồng dân cư làng Chăm Phú Nhuận (xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) trân trọng gọi là “báu vật sống”. Bà vượt qua định kiến giới, nỗ lực tự học chữ Chăm, học ngâm diễn Ariya và trình diễn dân ca Chăm, trở thành người truyền cảm hứng trong hành trình gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc mình.
Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Sắc màu 54 - Minh Anh - 12 giờ trước
Về tham gia hoạt động tháng 5 “Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam”, sáng 18/5, tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội, đồng bào dân tộc Cơ Tu huyện A Lưới, TP. Huế đã tổ chức tái hiện Lễ hội Tác Giảng Ka Coong, Tấc Giàng Xứ (cúng thần núi, cúng thần rừng).
Linh Trường (Quảng Trị): Nơi toàn dân lập bàn thờ Bác Hồ

Linh Trường (Quảng Trị): Nơi toàn dân lập bàn thờ Bác Hồ

Vấn đề - Sự kiện - Đức Việt - 23:56, 18/05/2025
Với lòng tôn kính và biết ơn, suốt hàng chục năm qua, hàng trăm gia đình người đồng bào dân tộc Vân Kiều ở xã Linh Trường, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, đã lập bàn thờ Bác Hồ một cách trang trọng. Vào mỗi dịp Tết, lễ kỷ niệm của quê hương, đất nước, hay những sự kiện quan trọng trong gia đình, người dân nơi đây luôn chăm sóc, thắp hương trên bàn thờ Bác với tấm lòng thành kính.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Sức khỏe - Minh Nhật - 23:30, 18/05/2025
Việc tiến hành nghiên cứu khoa học, học hỏi kinh nghiệm quốc tế và triển khai các mô hình kết hợp trong thực tiễn, xây dựng bộ tiêu chí chuẩn hóa năng lực bác sĩ y học cổ truyền là các bước quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế tại Việt Nam.
Sắc hoa thổ cẩm trên

Sắc hoa thổ cẩm trên "vùng đất khô" Cán Tỷ

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 18:46, 18/05/2025
Những năm qua, HTX Dệt lanh Cán Tỷ, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã xây dựng và khẳng định thương hiệu trên thị trường bởi những sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông.
Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Tin tức - Minh Nhật - 18:43, 18/05/2025
Ngày 18/5, tại phường Vân Sơn, thị xã Mộc Châu, UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La.
Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 18:39, 18/05/2025
Trong 2 ngày (17 - 18/5), tại xã Hải Sơn, Tp. Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội “Hoa sim biên giới năm 2025”, với chủ đề “Sắc tím biên cương - Kết nối di sản”. Đây là năm thứ 4 sự kiện được tổ chức, thu hút đông đảo người dân, du khách trong và ngoài tỉnh tham gia, trải nghiệm.
Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Tin tức - Minh Anh - 18:37, 18/05/2025
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức hoạt động trải nghiệm “Giữ màu di sản”, nơi người tham gia có cơ hội tìm hiểu một kỹ thuật tạo hoa văn trên vải của phụ nữ dân tộc Mông ở Mù Cang Chải, Yên Bái, mang đến cơ hội khám phá và kết nối sâu sắc với di sản văn hóa địa phương.