Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Điện Biên: 2 nữ ứng cử đại biểu Quốc hội trẻ nhất là người dân tộc Khơ Mú

Nam Hương - 18:25, 13/05/2021

Vừa qua, Hội đồng Bầu cử Quốc gia công bố danh sách những người ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV theo từng đơn vị bầu cử. Theo danh sách, cả nước có 868 người ứng cử để bầu 500 ĐBQH khóa XV. Trong đó, độ tuổi bình quân là 46, người cao tuổi nhất là 77, người trẻ tuổi nhất là 24. Đáng chú ý, tại đơn vị bầu cử số 1 của tỉnh Điện Biên có 2 nữ ứng cử ĐBQH trẻ tuổi nhất, là Lý Thị An và Quàng Thị Nguyệt, dân tộc Khơ Mú, đều sinh năm 1997.

Lý Thị An - ứng cử viên ĐBQH tại Điện Biên, sinh năm 1997
Lý Thị An - ứng cử viên ĐBQH tại Điện Biên, sinh năm 1997

Lần theo thông tin niêm yết trong danh sách bầu cử ĐBQH khóa XV, đơn vị bầu cử số 1, tỉnh Điện Biên, chúng tôi tìm về xã Mường Mươn, huyện Mường Chà. Đây là một xã giáp biên giới, khó khăn với 4 dân tộc gồm: Mông, Khơ Mú, Thái, Kinh. Kinh tế địa phương chủ yếu là nông nghiệp, tỷ lệ hộ nghèo đang còn ở mức cao, 51,62%. Đây cũng là nơi sinh sống của 2 ứng viên trẻ tuổi nhất trong số 868 ứng viên ĐBQH khóa XV.

Trong căn nhà sàn gỗ truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc vùng núi Tây Bắc, Lý Thị An kể với chúng tôi về cuộc sống và công việc hiện tại của cô. Gia đình cô có 3 anh chị em, cô là con thứ 2, bố mẹ đều làm nông nghiệp. Sau khi học hết tiểu học ở địa phương, cô thi vào Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Mường Chà, cách nhà khoảng 20km. Học hết lớp 9, An học lên THPT rồi thi đỗ vào Khoa Công tác xã hội, Học viện Phụ Nữ Việt Nam tại Hà Nội.

“Tháng 7/2019, tôi tốt nghiệp Học viện Phụ nữ Việt Nam, ra trường về quê hương. Vì gia đình thuần nông nên sau mỗi buổi đi làm nương về, tôi lại giúp đỡ anh chị cả trông cháu, làm việc nhà, chuẩn bị cơm nước cho cả gia đình. Từ khi ra trường đến nay, tôi cố gắng tìm kiếm công việc nhưng do đặc thù của chuyên ngành đào tạo, tôi chưa tìm được vị trí tuyển dụng phù hợp. Chuyên ngành tôi học, nếu như ở Hà Nội hoặc thành phố lớn thì sẽ dễ xin việc hơn”, chị An bộc bạch.

Chia sẻ tâm tư khi được Hội Nông dân, Mặt trận Tổ quốc và lãnh đạo địa phương giới thiệu ứng cử ĐBQH, chị An cho biết, chị khá bất ngờ vì không có sự chuẩn bị. Nhưng sau khi được sự động viên, ủng hộ của gia đình, chị đã giành nhiều thời gian tìm hiểu về vai trò, trách nhiệm của ĐBQH.

“Tôi hiểu rằng, nếu được bầu là ĐBQH thì đó là một niềm tự hào lớn đối với bản thân tôi và gia đình cũng như cộng đồng dân tộc Khơ Mú. Đồng thời, đó cũng là một công việc rất khó khăn và trách nhiệm rất lớn. Bởi vậy, trong thời gian tiếp xúc cử tri trước bầu cử, tôi sẽ cố gắng lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của cử tri. Đó sẽ là những tư liệu thực tế nhất để bổ sung vào chương trình hành động của mình nếu trúng cử. Từ đó nói lên tiếng nói đại diện cho cử tri, góp phần vào việc thực hiện hiệu quả các chính sách, kéo ngắn khoảng cách về kinh tế, xã hội so với các địa phương trong cả nước.”, chị Lý Thị An chia sẻ.

Quàng Thị Nguyệt là một trong 2 người dân tộc Khơ Mú tại Điện Biên ứng cử ĐBQH.
Quàng Thị Nguyệt là một trong 2 người dân tộc Khơ Mú tại Điện Biên ứng cử ĐBQH.

Chúng tôi gặp Quàng Thị Nguyệt tại buổi tiếp xúc cử tri của ứng viên ĐBQH tại phường Him Lam, TP. Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên). Trước cử tri, cô gái dân tộc Khơ Mú tỏ ra rất nhanh nhẹn, tự tin, giọng nói đầy thuyết phục khi trình bày chương trình hành động của mình.

“Được sự quan tâm của gia đình, sự tin tưởng của chính quyền địa phương, tôi sẽ nỗ lực để làm tốt nhất công việc của mình trong quá trình tiếp xúc cử tri trước bầu cử. Bản thân tôi luôn cố gắng tập trung công việc, lắng nghe tâm tư nguyện vọng, tiếp thu ý kiến của người dân sau mỗi lần tiếp xúc cử tri. Nếu được cử tri tin tưởng, ủng hộ, tôi sẽ tiếp tục cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà cử tri gửi gắm.”

Bà Lò Thị Bua, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Mường Chà cho biết, địa phương vinh dự có 2 ứng viên trẻ nhất trong tổng số các ứng viên ĐBQH khóa XV, đó là cô Quàng Thị Nguyệt và cô Lý Thị An. Hiện, cô Nguyệt và cô An đều đã tốt nghiệp đại học chính quy của Học viện Phụ nữ Việt Nam, chuyên ngành Công tác xã hội. Ở địa phương, 2 cô là hội viên nông dân tích cực trong mọi hoạt động công tác Hội và phong trào nông dân. Cả 2 đều là thành viên trong “tổ tự quản đường biên cột mốc” của bản Púng Giắt. 2 cô thường xuyên cùng các thành viên trong tổ đi tuần tra, giữ vững an ninh trật tự nơi biên giới và tích cực trong các buổi tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho bà con trong chi hội. 

Bà con tin tưởng, sau khi trúng cử ĐBQH khóa XV các cô sẽ thể hiện được tinh thần nhiệt tình, trách nhiệm, phát huy tính năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, hoàn thành tốt nhiệm vụ của người đại biểu dân cử, nói lên những tâm tư nguyện vọng chính đáng của đồng bào các DTTS nói chung, cộng đồng người Khơ Mú nói riêng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tỏa sáng giá trị dân tộc và thời đại của di sản Hồ Chí Minh

Tỏa sáng giá trị dân tộc và thời đại của di sản Hồ Chí Minh

Kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2023) là dịp để thế hệ hôm nay bày tỏ lòng tôn kính đối với lãnh tụ thiên tài của dân tộc ta, đồng thời để chúng ta nhận thức đầy đủ hơn nữa những giá trị trong di sản Người đã để lại cho dân tộc và cho thời đại, tiếp tục được lan tỏa cho mỗi thế hệ người Việt Nam và nhân loại tiến bộ khắp năm châu.
Tin nổi bật trang chủ
Triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719: Những điểm sáng tích cực từ cơ sở (Bài 1)

Triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719: Những điểm sáng tích cực từ cơ sở (Bài 1)

Mặc dù là Chương trình mới, còn nhiều khó khăn, vướng mắc, nhưng sau hơn 2 năm triển khai, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự nỗ lực, quyết tâm cao của Ủy ban Dân tộc (UBDT) cùng với các bộ, ngành Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã có nhiều chuyển động tích cực tại cơ sở.
An toàn vệ sinh thực phẩm: Vấn đề cũ nhưng chưa bao giờ hết “nóng”

An toàn vệ sinh thực phẩm: Vấn đề cũ nhưng chưa bao giờ hết “nóng”

Sức khỏe - Sỹ Hào - 5 giờ trước
An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) đã được nói không ít lần, từ nhiều năm nay, trên báo chí và trên cả diễn đàn Quốc hội. Nhưng đây là vấn đề chưa bao giờ hết “nóng”, trong khi thuốc giải độc để cấp cứu kịp thời vẫn còn khan hiếm, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người rất cao.
Già Y Kông phục hồi trống cổ của người Cơ Tu

Già Y Kông phục hồi trống cổ của người Cơ Tu

Tìm trong di sản - Nguyễn Văn Sơn - 5 giờ trước
Già làng Y Kông (98 tuổi) là Người có uy tín được người dân trong thôn Tống Coói (xã Ba, huyện Đông Giang, Quảng Nam) kính trọng. Ông cũng là một trong những nghệ nhân đã có nhiều cống hiến trong gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc, đặc biệt là kỹ thuật chế tác những chiếc trống, nhạc cụ của người Cơ Tu.
Then King Pang – Nghi lễ tạ ơn quan trọng của người Thái

Then King Pang – Nghi lễ tạ ơn quan trọng của người Thái

Media - Thùy Anh - 13 giờ trước
Xuất phát từ tín ngưỡng đa thần, Then Kin Pang là lễ hội không thể thiếu trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Thái trắng ở huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu được tổ chức vào 10/3 Âm lịch hằng năm. Trong đó nghi lễ cúng then là sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc, múa và diễn xướng... đã góp phần gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa nghệ thuật cổ truyền của người Thái ở Lai Châu.
Làng Mỹ Nghiệp phát huy giá trị thổ cẩm Chăm

Làng Mỹ Nghiệp phát huy giá trị thổ cẩm Chăm

Sắc màu 54 - Sơn Ngọc - 23:55, 27/05/2023
Làng Mỹ Nghiệp là làng nghề dệt thổ cẩm tiêu biểu của người Chăm thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận). Nơi đây, đã có nhiều thế hệ phụ nữ giỏi nghề, tích cực bảo tồn, phát huy giá trị nghề dệt truyền thống. Đặc biệt là nghiên cứu phục hồi hoa văn cổ và kỹ thuật trồng bông dệt vải do ông bà xưa truyền lại.
Những triệu phú ở Tam Đường

Những triệu phú ở Tam Đường

Kinh tế - Đinh Phương - 23:53, 27/05/2023
Những năm gần đây, người dân trên địa bàn xã Sơn Bình, huyện Tam Đường (Lai Châu) đã chú trọng đầu tư nuôi cá nước lạnh. Hiệu quả kinh tế của loại cá này đã mang lại nguồn thu nhập rất lớn cho người dân trên địa bàn.
Then King Pang – Nghi lễ tạ ơn quan trọng của người Thái

Then King Pang – Nghi lễ tạ ơn quan trọng của người Thái

Xuất phát từ tín ngưỡng đa thần, Then Kin Pang là lễ hội không thể thiếu trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Thái trắng ở huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu được tổ chức vào 10/3 Âm lịch hằng năm. Trong đó nghi lễ cúng then là sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc, múa và diễn xướng... đã góp phần gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa nghệ thuật cổ truyền của người Thái ở Lai Châu.
Thanh Hóa truy điệu 16 hài cốt liệt sĩ hy sinh tại Lào

Thanh Hóa truy điệu 16 hài cốt liệt sĩ hy sinh tại Lào

Media - Quỳnh Trâm - 23:51, 27/05/2023
Tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc tế Đồng Tâm, huyện Bá Thước, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức Lễ truy điệu và an táng hài cốt 16 liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 21/2023): Bảo đảm an toàn thực phẩm trong tình hình mới

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 21/2023): Bảo đảm an toàn thực phẩm trong tình hình mới

Media - BDT - 23:48, 27/05/2023
Công tác bảo đảm an toàn thực phẩm luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị, từ Trung ương đến địa phương. Qua đó tạo được sự chuyển biến rõ rệt, đạt được những kết quả quan trọng. Đặc biệt, "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2023 diễn ra từ ngày 15/4 - 15/5/2023, với chủ đề "Bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới” đã diễn ra nhiều hoạt động thiết thức nhằm nâng cao ý thức của cộng về chấp hành các quy định đảm bảo VSATTP. Công tác bảo đảm an toàn thực phẩm luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị, từ Trung ương đến địa phương. Qua đó tạo được sự chuyển biến rõ rệt, đạt được những kết quả quan trọng. Đặc biệt, "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2023 diễn ra từ ngày 15/4 - 15/5/2023, với chủ đề "Bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới” đã diễn ra nhiều hoạt động thiết thức nhằm nâng cao ý thức của cộng về chấp hành các quy định đảm bảo VSATTP.
Thông cáo báo chí số 5, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thông cáo báo chí số 5, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Tin tức - PV - 23:24, 27/05/2023
Thứ sáu, ngày 26/5, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 5 của Kỳ họp thứ 5 tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Phiên họp được truyền hình trực tiếp trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
Thanh Hóa: Nhiều cơ sở hành nghề y, dược tư nhân bị xử phạt

Thanh Hóa: Nhiều cơ sở hành nghề y, dược tư nhân bị xử phạt

Sức khỏe - Quỳnh Trâm - 23:17, 27/05/2023
Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, có nhiều quầy thuốc, phòng khám chuyên khoa trưng các biển hiệu quảng cáo thu hút bệnh nhân, hoạt động rầm rộ.... nhưng khi lực lượng chức năng kiểm tra lại không đủ hồ sơ giấy phép hoạt động.

"Chúng ta cần thực phẩm, không cần thuốc lá”

Sức khỏe - Thúy Hồng - 23:16, 27/05/2023
Đó là chủ đề tại Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5 và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá từ ngày 25 - 31/5/2023 do Bộ Y tế tổ chức sáng 27/5 tại Hà Nội.