Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tin tức mới nhất về: di sản văn hóa

Không gian mới của Then

Không gian mới của Then

Sắc màu 54 - Giang Lam - 23:34, 09/05/2023
Với người Tày, Nùng xứ Tuyên, Then là một món quà, một đặc ân. Trước kia, người ta thường gọi nghi lễ hay nghệ thuật diễn xướng Then. Nhưng ngày nay, Then được nâng tầm thành di sản với nghĩa nội hàm lớn hơn. Từ khi UNESCO công nhận Then là Di sản văn hóa đại diện của nhân loại, Then càng có cơ hội hiện diện và lan tỏa.
Định vị thương hiệu du lịch địa phương từ di sản văn hóa

Định vị thương hiệu du lịch địa phương từ di sản văn hóa

Sắc màu 54 - Trương Vui - Hồng Phúc - 19:45, 27/04/2023
Nguồn lực di sản văn hóa, nhất là di sản văn hóa các DTTS có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hình ảnh, phát triển du lịch. Nguồn di sản văn hóa này khi được bảo tồn và phát huy giá trị sẽ trở thành yếu tố quan trọng định vị thương hiệu du lịch địa phương. Ngược lại, khi địa phương trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, thu hút du khách sẽ là nền tảng cho việc quảng bá, lan tỏa giá trị di sản văn hóa độc đáo của chính dân tộc mình.
Triển lãm ảnh “Di sản văn hóa, Du lịch các vùng kinh đô Việt Nam” sẽ kéo dài đến ngày 29/4

Triển lãm ảnh “Di sản văn hóa, Du lịch các vùng kinh đô Việt Nam” sẽ kéo dài đến ngày 29/4

Sắc màu 54 - Hồng Phúc - 07:41, 24/04/2023
Trong khuôn khổ các hoạt động tại lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2023 và kỷ niệm 20 năm thực hiện Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ Di sản Văn hóa phi vật thể, Trung tâm Triển lãm Văn học Nghệ thuật - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ tổ chức Triển lãm ảnh “Di sản văn hóa, Du lịch các vùng kinh đô Việt Nam”.
Lại nói về chuyện bảo tồn di sản...

Lại nói về chuyện bảo tồn di sản...

Tìm trong di sản - Hồng Phúc - 20:41, 09/04/2023
Mới đây, Hội đồng kiểm kê của Viện Nghiên cứu Hán Nôm cho biết, số sách bị thiếu lên đến 121 cuốn, 877 cuốn bị hư hỏng nặng không thể bồi vá, cứu vãn (chiếm 5% trong kho tư liệu Hán Nôm). Không chỉ sách, những mất mát về di sản văn hóa vẫn đang diễn ra ở nhiều đơn vị, địa phương những năm qua, đang dấy lên nỗi lo ngại về công tác bảo tồn di sản.
Đắk Lắk: Tập huấn nghiệp vụ kiểm kê lập hồ sơ Di sản văn hóa phi vật thể Mo Mường

Đắk Lắk: Tập huấn nghiệp vụ kiểm kê lập hồ sơ Di sản văn hóa phi vật thể Mo Mường

Sắc màu 54 - Lê Hường - 15:12, 31/03/2023
Trong 2 ngày, 30 và 31/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk phối hợp với Viện Âm nhạc thuộc Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam tổ chức chương trình Tọa đàm và Hội nghị tập huấn nghiệp vụ kiểm kê lập hồ sơ Di sản văn hóa phi vật thể Mo Mường trên địa bàn tỉnh năm 2023.
Tìm lại “hồn” chiêng

Tìm lại “hồn” chiêng

Sắc màu 54 - Thùy Dung - 12:14, 31/03/2023
Cồng chiêng là một di sản văn hóa vô cùng quý giá và đặc sắc của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên. Tuy nhiên, theo dòng chảy thời gian, nhiều cồng chiêng đã bị bán, thất lạc dẫn đến tình trạng “chảy máu”. Trước thực trạng trên, các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Gia Lai cùng đồng bào đã chung tay nỗ lực tìm lại “hồn” chiêng, đưa cồng chiêng trở lại với buôn làng.
Khánh Hòa: Nhà làm việc của bác sĩ Yersin được công nhận là Di tích quốc gia

Khánh Hòa: Nhà làm việc của bác sĩ Yersin được công nhận là Di tích quốc gia

Tin tức - T.Nhân - 15:14, 22/03/2023
Sở Văn Hóa Thể thao Khánh Hòa cho biết, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký quyết định về việc bổ sung điểm Di tích nhà làm việc của bác sĩ Alexandre Yersin tại Hòn Bà (xã Suối Cát, huyện Cam Lâm) vào chuỗi các Di tích lịch sử lưu niệm cấp quốc gia về bác sĩ Yersin.
Miền di sản xứ Nghệ

Miền di sản xứ Nghệ

Sắc màu 54 - An Yên - 14:39, 13/03/2023
Nghệ An xưa là đất phên giậu. Lịch sử vùng đất không chỉ là những lát cắt của những biến cố và thăng trầm. Mà có lẽ tự nó cũng đã mang trong mình bao “trầm tích” đặc trưng của văn hóa và con người với bề dày ngàn năm để làm nên một miền di sản văn hóa xứ Nghệ đồ sộ.
Lễ hội mừng cơm mới của người Bru Vân Kiều là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội mừng cơm mới của người Bru Vân Kiều là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sắc màu 54 - T.Minh - 10:28, 08/03/2023
Ngày 7/3, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành quyết định công nhận Lễ hội mừng cơm mới của người Bru Vân Kiều ở xã Ngân Thủy, huyện Lệ Thủy là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Thêm 14 di sản được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thêm 14 di sản được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sắc màu 54 - T.Hợp - 10:30, 20/02/2023
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành hàng loạt các quyết định về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo đó, 14 di sản ở các tỉnh, thành phố được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đợt này.
Lễ hội chùa Bắc Nga được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Lễ hội chùa Bắc Nga được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 15:11, 17/02/2023
Lễ hội truyền thống chùa Bắc Nga, xã Gia Cát, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia theo Quyết định số 231/QD-BVHTTDL ngày 14/2/2023 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch.
Thái Nguyên: Thêm 2 Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Thái Nguyên: Thêm 2 Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Tìm trong di sản - Trí Phương - 14:30, 17/02/2023
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, trong đó có Lễ hội Núi Văn - Núi Võ, xã Văn Yên, Đại Từ và Tri thức dân gian trồng và chế biến chè Tân Cương, xã Tân Cương, xã Phúc Trìu, xã Phúc Xuân, Tp. Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên).
Lễ Dâng hương Khai Xuân tại Hoàng thành Thăng Long

Lễ Dâng hương Khai Xuân tại Hoàng thành Thăng Long

Tin tức - Hồng Phúc - 16:20, 30/01/2023
Ngày 30/1/2023 (tức mồng 9 tháng Giêng), tại Khu Di sản Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long phối hợp với Hội Di sản văn hóa Thăng Long (Hà Nội) tổ chức Lễ dâng hương, Khai Xuân tưởng nhớ các bậc tiên đế, các bậc hiền tài có công với nước.
Lâm Đồng: Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa cồng chiêng

Lâm Đồng: Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa cồng chiêng

Sắc màu 54 - Văn Yên - 17:05, 31/12/2022
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa cồng chiêng giai đoạn 2023 - 2026, tầm nhìn đến năm 2035” trên địa bàn tỉnh.
Tôn vinh di sản văn hóa qua thời trang

Tôn vinh di sản văn hóa qua thời trang

Sắc màu 54 - Hồng Anh - 12:05, 23/12/2022
Tuần lễ thời trang quốc tế Việt Nam-VIFW 2022 vừa diễn ra tại Hà Nội đã khép lại một năm với nhiều sự kiện khá sôi động của ngành thời trang sau dịch Covid-19. Không ngoài xu hướng chung của thế giới, thời trang Việt cũng ngày càng chú trọng yếu tố dấu ấn văn hóa và các chất liệu thân thiện với môi trường.
Đưa hình ảnh đất nước ra thế giới qua con đường di sản: Chính sách nâng tầm di sản (Bài 2)

Đưa hình ảnh đất nước ra thế giới qua con đường di sản: Chính sách nâng tầm di sản (Bài 2)

Sắc màu 54 - Khánh Thi - 07:16, 21/12/2022
Di sản văn hóa không chỉ là điểm tựa vững chắc cho đời sống tinh thần, môi trường nuôi dưỡng và làm giàu bản sắc văn hóa, đa dạng văn hóa của dân tộc, mà còn là nguồn lực dồi dào cho tăng trưởng kinh tế. Đảng, Nhà nước ta đã có những quyết sách kịp thời để nâng tầm di sản trong tiến trình hội nhập.
Tuyên Quang: Đưa di sản văn hóa vào trường học-nhìn từ các trường dân tộc nội trú

Tuyên Quang: Đưa di sản văn hóa vào trường học-nhìn từ các trường dân tộc nội trú

Giáo dục dân tộc - Việt Hà - 08:10, 20/12/2022
Giáo dục di sản văn hóa, là một trong những hoạt động giáo dục quan trọng của các trường chuyên biệt vùng DTTS và miền núi nhằm bồi đắp cho học sinh kiến thức cơ bản về truyền thống văn hóa các DTTS, giúp học sinh “có hiểu mới yêu” di sản văn hóa của cha ông mình. Hiện nay, việc đưa di sản văn hóa vào trường học đang được các địa phương vùng DTTS, miền núi nói chung, tỉnh Tuyên Quang nói riêng quan tâm chỉ đạo thực hiện thường xuyên trong năm học.
Đắk Lắk: Công bố Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia và trao tặng, truy tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú

Đắk Lắk: Công bố Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia và trao tặng, truy tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú

Tìm trong di sản - Lê Hường - 11:53, 16/12/2022
Ngày 16/12, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ công bố Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và Lễ trao tặng, truy tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực văn hóa phi vật thể.
Đưa hình ảnh đất nước ra thế giới qua con đường di sản: Nâng tầm vị thế đất nước (Bài 1)

Đưa hình ảnh đất nước ra thế giới qua con đường di sản: Nâng tầm vị thế đất nước (Bài 1)

Sắc màu 54 - Khánh Thi - 07:16, 15/12/2022
Ngoại giao văn hóa là một trong ba trụ cột của nền ngoại giao toàn diện Việt Nam thời kỳ hội nhập toàn cầu. Trong đó, hoạt động ngoại giao văn hóa qua con đường di sản đã định hình là một “kênh” quảng bá hiệu quả. Qua con đường di sản, hoạt động giao lưu, hợp tác và hội nhập quốc tế của nước ta có bước phát triển mới, không chỉ quảng bá các giá trị văn hóa Việt Nam nói chung và di sản văn hóa nói riêng ra thế giới ,mà còn thúc đẩy quá trình giao lưu văn hóa, tiếp thu tinh hoa và các giá trị tiến bộ của văn hóa nhân loại để bồi đắp và xây dựng nền văn hóa Việt Nam.
Gia Lai: Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc Gia Rai tại xã biên giới Ia O

Gia Lai: Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc Gia Rai tại xã biên giới Ia O

Sắc màu 54 - Ngọc Thu - 08:31, 27/11/2022
Thời gian qua, huyện Ia Grai (Gia Lai) đã triển khai nhiều giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Trong đó, dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản thuyền độc mộc và không gian văn hóa cồng chiêng của người Gia Rai ở xã biên giới Ia O” là một giải pháp hữu hiệu, tạo động lực cho đồng bào DTTS vùng biên giới gìn giữ nét văn hóa đặc sắc của dân tộc.