Chiều 25/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11/2022. Tại phiên họp, Chính phủ xem xét, thảo luận, cho ý kiến về đề nghị xây dựng Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Bắt đầu từ năm 2005, ngày 23/11 hằng năm được chọn là "Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam". Mục đích nhằm phát huy truyền thống và ý thức trách nhiệm của cộng đồng với công tác bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa của đất nước.
Triển lãm “Di sản văn hóa xứ Thanh - Di sản chung của chúng ta” diễn ra chiều 22/11 tại Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa). Đây là hoạt động ý nghĩa nhân Kỷ niệm 50 năm thực hiện Công ước bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới của UNESCO.
Ngày 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh đã tổ chức khai mạc Triển lãm chuyên đề “Giới thiệu, trình diễn di sản văn hóa các dân tộc Nùng, Tày, Dao tỉnh Lạng Sơn”.
Sáng 11/11, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Họp báo Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc Di sản Văn hóa Việt Nam” năm 2022 và “Liên hoan trình diễn trang phục các DTTS Việt Nam khu vực phía Bắc lần thứ I, năm 2022”.
Tin tức -
T.Hợp -
08:28, 05/11/2022 Bộ VHTTDL đã có Quyết định số 2752/QĐ-BVHTTDL ban hành Kế hoạch Triển khai công tác giáo dục truyền thống cho học sinh, sinh viên thông qua di sản văn hóa, năm thứ nhất (2022 - 2023).
Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nói chung, giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam nói riêng là một trong những nội dung được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Chủ trương xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, “hội nhập mà không hòa tan” là một chủ trương đúng đắn trong chiến lược phát triển toàn diện của đất nước.
Theo thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk, trong 547 cá nhân được phong tặng và truy tặng Nghệ nhân ưu tú năm 2022 mà Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành, tỉnh có 20 nghệ nhân được phong tặng, truy tặng Nghệ nhân ưu tú.
UBND TP. Đà Nẵng vừa phê duyệt Đề án “Xây dựng chính sách hỗ trợ bảo tồn và phát huy văn hóa đồng bào dân tộc Cơ Tu TP. Đà Nẵng giai đoạn 2022 - 2030”.
Tôi muốn đưa văn hóa của người Ba Na đến gần hơn với bạn bè bốn phương. Vì muốn giữ văn hóa nguyên bản, sự mộc mạc của con người Tây Nguyên, tôi chọn du lịch cộng đồng để vừa quảng bá, vừa bảo tồn theo kiểu " lấy di sản nuôi di sản". Đinh A Ngưi - ông chủ của homestay ở làng Kgiang đã bộc bạch như vậy.
UBND huyện Kbang (Gia Lai) vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch trên địa bàn, giai đoạn 2021 - 2025 với tổng kinh phí 3,974 tỷ đồng.
Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) vừa có công văn đăng ký nhiệm vụ xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình chuyển đổi số năm 2023 với sáu nhóm nhiệm vụ cụ thể.
Sắc màu 54 -
Tấn Vịnh (Trường ĐH Đông Á) -
11:45, 09/10/2022 Di sản văn hóa của các DTTS ở miền núi các tỉnh duyên hải miền Trung rất phong phú, đa dạng, là tài nguyên nhân văn vô cùng quý báu. Với xu thế giao lưu, hội nhập và hợp tác, các tỉnh, thành phố cần chủ động mở rộng sự liên kết để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung, di sản văn hóa của đồng bào DTTS nói riêng.
Sắc màu 54 -
Tấn Vịnh (Trường ĐH Đông Á) -
11:31, 09/10/2022 Âm nhạc và múa là linh hồn của di sản văn hóa các dân tộc, là yếu tố làm nên bản sắc văn hóa tộc người. Tuy nhiên, di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào các DTTS ở vùng Trường Sơn- Tây Nguyên đã bị mai một nhiều theo thời gian. Do đó, Nhà nước cần có nhiều hơn các chính sách, cơ chế để bảo tồn, phát huy di sản văn hóa.
Sắc màu 54 -
Tấn Vịnh (Trường ĐH Đông Á) -
08:51, 09/10/2022 Di sản văn hóa ủa các DTTS là nguồn “tài nguyên chiến lược”, là vốn quý cho phát triển bền vững. Các loại hình di sản này cần được bảo tồn, phát huy và tiếp tục lập hồ sơ trình các cấp có thẩm quyền để đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Sắc màu 54 -
Tấn Vịnh (Trường ĐH Đông Á) -
06:24, 08/10/2022 Đất nước Việt Nam có nhiều vùng và tiểu vùng văn hóa khác nhau, trong đó tiêu biểu là tiểu vùng văn hóa Trường Sơn. Các DTTS sinh sống lâu đời trên dọc dải Trường Sơn thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer, Ngữ hệ Nam Á với nhiều thành phần dân tộc như: Cơ Tu, Tà Ôi, Bru - Vân Kiều, Xơ đăng, Gié Triêng, Cor, Hrê, Chăm Hroi... Trải qua quá trình hình thành và phát triển, các dân tộc nơi đây đã tạo ra một kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể rất phong phú, đa dạng, mang đậm dấu ấn bản sắc văn hóa tộc người.
Ngày 24/8, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Hội thảo khoa học đánh giá thực trạng bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong vùng công viên địa chất.
Những di tích tàu cổ đắm được tìm thấy ở vùng biển miền Trung và Quảng Ngãi nói riêng đã chứng minh cho sự phát triển phồn vinh, rực rỡ trong giao lưu văn hóa của đường biển đương thời.
Ngày 28/7, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo góp ý hồ sơ lập đề nghị xây dựng Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Thời gian dự kiến trình Quốc hội là Kỳ họp thứ 7 năm 2024 và thời gian thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) là Kỳ họp thứ 8 năm 2024.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Kế hoạch số 2143/KH-BVHTTDL về việc tổ chức Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam năm 2022 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Sự kiện sẽ diễn ra trong 6 ngày từ 18 – 23/11/2022.