Ngày 19/7, Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Đắk Lắk năm 2022.
Với mỗi bản làng Người có uy tín luôn giữ vai trò hết sức quan trọng trong cộng đồng. Người có uy tín chính là lực lượng quần chúng đặc biệt, là nhịp cầu gắn kết giữa ý Đảng và lòng dân, giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ đường biên mốc giới, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới… Để kịp thời động viên, khích lệ và tạo điều kiện cho Người có uy tín, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách kịp thời phát huy vai trò Người có uy tín. Đặc biệt từ năm 2011, thực hiện chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS theo Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg (nay là QĐ 12) đã tạo cơ chế để phát huy vai trò rất quan trọng của lực lượng cốt cán này.
Vừa qua, Phòng Dân tộc huyện Minh Long (Quảng Ngãi) tổ chức Hội nghị tập huấn, phổ biến, cung cấp thông tin về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cho 23 Người có uy tín trên địa bàn huyện.
Hơn 10 năm làm Trưởng xóm Hạ, xã Phúc Thuận, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, ông Nguyễn Văn Bẩy, dân tộc Sán Dìu, Người có uy tín xóm Hạ đã có nhiều đóng góp trong việc giúp đồng bào dân tộc thiểu số xóa nghèo bền vững, tích cực tham gia tuyên truyền vận động người dân xây dựng nông thôn mới.
Từ khi được bầu làm Người có uy tín của cộng đồng người Chăm ở xã Bình Sơn, huyện Long Thành (Đồng Nai), ông Đô Hô Sên đã tìm cách bảo tồn và gìn giữ chữ viết của dân tộc bằng cách mở lớp dạy chữ Chăm cho các em nhỏ.
Trong những năm qua, Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Bình Thuận, đã phát huy tốt vai trò của mình trong việc phối hợp với cấp ủy, chính quyền, đoàn thể địa phương tuyên truyền để nhân dân yên tâm, tin tưởng vào sự lãnh, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước; gương mẫu đi đầu trong các phong trào phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và vận động đồng bào giữ gìn bản sắc văn hóa.
Để lưu giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp nối và “khơi thông” dòng chảy văn hóa của đồng bào DTTS, những năm qua, các nghệ nhân dân gian, Người có uy tín, già làng ở A Lưới (Thừa Thiên – Huế) đã nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc. Qua đó, góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống của đồng bào các DTTS Việt Nam.
Chiều 12/7, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông đã thân mật tiếp Đoàn đại biểu Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS tỉnh Quảng Trị, nhân dịp Đoàn thăm Thủ đô Hà Nội. Đoàn gồm 31 đại biểu, đại diện cho 191 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Trị, do bà Hồ Thị Minh - Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị làm Trưởng đoàn.
Ngày 11/7, tại Tp. Cao Bằng, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng đã tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho 75 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS huyện Nguyên Bình.
Những năm qua, đội ngũ già làng, Người có uy tín trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã thể hiện được vai trò cầu nối giữa Đảng với Nhân dân, là điểm tựa tinh thần để động viên đồng bào các DTTS phát triển kinh tế, bảo tồn văn hóa, xóa bỏ các tập tục lạc hậu, tích cực tham gia các phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” tại vùng biên giới.
Trong giai đoạn 2021 – 2023, UBND tỉnh An Giang đã phê duyệt danh sách gồm 120 Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó đông nhất là dân tộc Khmer là 84 người, kế tiếp là dân tộc Hoa 21 người ; daantoocj Chăm 13 người, và 2 người dân thuộc dân tộc khác.
Hơn 10 năm qua, UBND tỉnh Hà Giang đã phê duyệt hơn 19.500 lượt Người có uy tín thuộc 16 dân tộc. Họ là những già làng, trưởng dòng họ, trưởng thôn, chức sắc tôn giáo, nghệ nhân dân gian, người sản xuất, kinh doanh giỏi…
Thúc đẩy các dự án, đề án giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, nhiều năm qua có sự đóng góp không nhỏ của những Người có uy tín, các vị già làng, trưởng bản trong tuyên truyền, vận động Nhân dân chuyển đổi mô hình sản xuất, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Khi hỏi thăm đường vào nhà ông Lý Văn Bình, người dân ở thôn 7, xã Tân Tiến, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đều không quên nhắn nhủ, nếu không hẹn trước khó mà gặp được ông đấy. Mãi chiều muộn chúng tôi mới tới nhà, cũng vừa kịp lúc ông “tay nải” trở về. Bao năm nay, hành trình xuôi ngược bền bỉ tìm sách cổ, ghi chép tư liệu được ông Bình coi là niềm vui và trách nhiệm nhằm giữ mạch nguồn văn hóa chảy mãi nơi bản làng người Dao Thanh Y.
Trong những năm qua, Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên - Huế đã triển khai thực hiện tốt Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn, công nhận Người có uy tín và chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Việc thực hiện tốt chính sách đã kịp thời động viên, khuyến khích Người có uy tín phát huy vai trò, nhiệm vụ của mình trên các mặt công tác.
Ngày 5/7, Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Đắk Lắk năm 2022. Tham dự có ông Hà Huy Quang, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk; đại diện một số sở, ngành như Công an tỉnh, Sở Tư pháp, Sở Y tế và Bảo hiểm xã hội tỉnh. Hội nghị tập huấn lần này có 87 Người có uy tín của 2 huyện Krông Búk và Ea Kar.
Không chỉ làm tốt vai trò cầu nối đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với Nhân dân, Người có uy tín ở TP. Buôn Ma Thuột nói riêng, tỉnh Đắk Lắk nói chung còn là trung tâm đoàn kết cộng đồng, góp phần giữ gìn an ninh trật tự địa phương.
Vừa qua, 40 đại biểu là cán bộ, Người có uy tín trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã tham gia chuyến tham quan, học tập kinh nghiệm tại các tỉnh phía Bắc.
Ngày 1/7, tại Sơn La, Ủy ban Dân tộc đã phối hợp với Ban Dân vận Trung ương và UBND tỉnh Sơn La tổ chức Hội thảo “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách và phát huy vai trò của Người có uy tín trong đồng bào DTTS khu vực Tây Bắc”.
Quảng Ngãi có 5 huyện miền núi, là nơi tập trung sinh sống của đồng bào DTTS. Mỗi dân tộc đều có vốn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, đa dạng. Thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, nhất là Đề án Bảo tồn văn hóa các dân tộc trên địa bàn Quảng Ngãi, các cấp, ngành, địa phương cùng người dân vùng cao đang nỗ lực bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc mình, để không bị mai một.