Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hà Nội: Chăm lo cho Người có uy tín vùng đồng bào DTTS

H.Minh - 17:45, 17/08/2022

Nhận thức vai trò quan trọng của Người có uy tín trong đồng bào DTTS, những năm qua, Hà Nội đặc biệt quan tâm chăm lo, thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách để Người có uy tín phát huy vai trò của mình trong cộng đồng.

Lãnh đạo TP. Hà Nội trao tặng Bằng khen, ghi nhận đóng góp tích cực của Người có uy tín vùng đồng bào DTTS và miền núi của Thủ đô
Lãnh đạo TP. Hà Nội trao tặng Bằng khen, ghi nhận đóng góp tích cực của Người có uy tín vùng đồng bào DTTS và miền núi của Thủ đô

Đi đầu trong mọi lĩnh vực

Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín đã giúp cấp ủy đảng, chính quyền chuyển tải những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến gần hơn với các tầng lớp Nhân dân nói chung, đồng bào các DTTS nói riêng, cũng như tham gia vận động người thân, cộng đồng thực hiện đúng những quy định của Đảng và Nhà nước.

Ngoài ra, đội ngũ Người có uy tín còn góp tiếng nói quan trọng trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành nghiêm các quy định của Nhà nước về an ninh trật tự, không mắc mưu kẻ xấu, không tham gia các tổ chức tôn giáo lạ, mê tín dị đoan; đồng thời tích cực tham gia hưởng ứng các phong trào xã hội do Đảng, Nhà nước phát động.

17 năm qua, anh Nguyễn Văn Hiện (sinh năm 1972) được Nhân dân tín nhiệm, tin tưởng bầu làm Trưởng thôn Đồng Rằng, xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai, TP. Hà Nội và 6 năm được bầu là Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS xã Đông Xuân.

Trên cương vị của mình, anh Hiện đã tích cực vận động đồng bào DTTS tham gia phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới… Trong hơn 6 năm được đồng bào tín nhiệm bầu là Người có uy tín, anh đã vận động được 32 hộ dân hiến hơn 1000m2 đất để làm đường giao thông nông thôn, giao thông thủy lợi nội đồng; vận động quyên góp ủng hộ các gia đình có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, với hơn 50 triệu đồng và các hoạt động xã hội tình nguyện khác được hàng trăm ngày công.

Trong công tác giữ gìn an ninh trật tự, anh Hiện là hạt nhân, nòng cốt trong Mô hình “Tổ nhân dân tự phòng, tự quản về an ninh trật tự trong đồng bào DTTS”. Đây là mô hình đầu tiên trong vùng đồng bào DTTS được thí điểm xây dựng trên địa bàn TP. Hà Nội. Anh luôn chủ động nắm bắt tình hình, phối hợp Tổ hòa giải, Tổ Dân vận địa phương ngăn ngừa, hòa giải thành công hàng chục vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ Nhân dân; cảm hóa, giúp đỡ 02 trường hợp lầm lỗi tái hòa nhập cộng đồng...

Kể từ khi có các mô hình đảm bảo ANTT trên địa bàn, đặc biệt là mô hình “Tổ nhân dân tự phòng, tự quản về an ninh trật tự trong đồng bào DTTS”, tình hình trật tự, an toàn xã hội có sự chuyển biến tích cực. Các vi phạm pháp luật, tội phạm và tệ nạn xã hội đã giảm sâu so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể như: Năm 2020, trên địa bàn xã xảy ra 5 vụ việc phạm pháp hình sự, giảm 6 vụ so với cùng kỳ năm 2019. Đến năm 2021, trên địa bàn xã chỉ xảy ra 3 vụ việc phạm pháp hình sự.

Lực lượng Người có uy tín còn là “cánh tay nối dài” của chính quyền và ngành chức năng trong phát triển kinh tế, xóa bỏ các tập tục lạc hậu, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống,…

Trong suốt những năm qua, ông Lý Văn Phủ, Trưởng thôn, Người có uy tín thôn Yên Sơn, xã Ba Vì, huyện Ba Vì đã có nhiều đóng góp để bảo tồn, duy trì chữ viết, văn hóa của đồng bào dân tộc Dao, cũng như tuyên truyền xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, qua đó góp phần xóa đói giảm nghèo.

Ngoài việc miệt mài, không ngừng nghiên cứu các giá trị văn hóa từ kho tàng sách cổ của người Dao, ông Lý Văn Phủ còn có nhiều đóng góp cho cộng đồng dân tộc Dao trên địa bàn xã Ba Vì. Điển hình như việc tích cực tuyên truyền Nhân dân tham gia chung tay xây dựng nông thôn mới, riêng gia đình ông Lý Văn Phủ đã trực tiếp hiến 200m2 đất để làm đường giao thông. Bên cạnh đó, gia đình ông Phủ cũng phát triển nghề trồng thuốc nam, mỗi năm cho thu nhập khoảng 300 triệu đồng. Vì vậy, gia đình ông đã trở thành điểm sáng cho bà con trong vùng học tập, noi theo.

Không chỉ nỗ lực làm giàu cho gia đình mình, với tình cảm mộc mạc, nhân hậu, gia đình ông Phủ còn hỗ trợ rất nhiều cho bà con làng xóm làm giàu như truyền thụ kinh nghiệm sản xuất, hỗ trợ kỹ thuật cũng như việc chế biến thuốc Nam và bảo tồn các giống thuốc quý.

Thực tế đã khẳng định Người có uy tín là lực lượng nòng cốt, cầu nối quan trọng giữa các cấp uỷ, chính quyền với đồng bào vùng DTTS. Đội ngũ Người có uy tín đã và đang đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh chính trị, trật tự xã hội tại vùng đồng bào DTTS của Thủ đô.

Ông Nguyễn Văn Hiện (áo xanh) cùng đội múa cồng trong thôn Đồng Rằng, xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai, TP. Hà Nội
Ông Nguyễn Văn Hiện (áo xanh) - Người có uy tín ở Đồng Rằng (xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai) cùng đội múa cồng của thôn

Tiếp tục chăm lo cho Người có uy tín

Những năm qua, Hà Nội đặc biệt quan tâm đến chế độ, chính sách dành cho Người có uy tín vùng đồng bào DTTS. Mới đây nhất, Nghị quyết số 16/2021/NQ-HĐND của HĐND TP về việc quy định một số nội dung và mức chi thuộc thẩm quyền của HĐND TP. Hà Nội, trong đó có quy định chính sách hỗ trợ hàng tháng cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS của TP. Hà Nội.

Từ tháng 1/2022, thực hiện Nghị quyết số 16, trên địa bàn Thành phố có tổng số 152 Người có uy tín được hưởng chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết này. Mức hỗ trợ hàng tháng bằng 50% mức lương cơ sở/người/tháng, tương ứng với 745.000 đồng.

Theo Phó Trưởng Ban Dân Thành phố Nguyễn Phúc Hải, việc HĐND TP ban hành Nghị quyết số 16/2021/NQ-HĐND thể hiện sự lắng nghe và quan tâm lớn của Hà Nội dành cho đội ngũ Người có uy tín. Số tiền hỗ trợ trực tiếp dù chưa nhiều, nhưng là động lực quan trọng để Người có uy tín tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm, có những đóng góp tích cực, hiệu quả vào sự phát triển chung của cộng đồng DTTS.

Ngoài chính sách thụ hưởng theo Nghị quyết số 16/2021/NQ-HĐND, những năm qua, TP. Hà Nội tiếp tục triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời nhiều chế độ khác dành cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS của Thủ đô. Điển hình là chính sách theo Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Từ chính sách này,  Người có uy tín vùng đồng bào DTTS của Thủ đô đã được cung cấp thông tin thông qua các hội nghị tập huấn, tuyên truyền, được cấp phát báo, tạp chí. Bên cạnh đó, Người có uy tín còn được Ban Dân tộc Thành phố và các cấp chính quyền địa phương thăm hỏi, tặng quà nhân dịp lễ Tết, khi bị ốm đau hoặc hỗ trợ khi gia đình bị thiên tai, hoả hoạn…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Người có uy tín với chuyển đổi số

Người có uy tín với chuyển đổi số

Những năm qua, tỉnh Yên Bái luôn quan tâm, hỗ trợ để Người có uy tín tiếp cận công nghệ và chuyển đổi số. Từ đó, nâng cao khả năng khai thác các ứng dụng công nghệ vào thực tiễn cuộc sống, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động.
Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Xã hội - Nguyễn Thanh - 14 giờ trước
Thiếu đối tượng học nghề, nhu cầu học nghề không nhiều, chưa kể hệ thống cơ sở vật chất, số lượng giáo viên dạy nghề không đủ đáp ứng… đang là thực tế. Đây là nguyên nhân tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An về hỗ trợ đào tạo nghề không thể giải ngân hết nguồn vốn được phân bổ.
Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết từ hoạt động kết nghĩa

Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết từ hoạt động kết nghĩa

Kinh tế - Minh Thu - 14 giờ trước
Thời gian qua, các cơ quan, đơn vị kết nghĩa với các thôn, làng đồng bào DTTS ở tỉnh Gia Lai đã phát huy tinh thần trách nhiệm, bám nắm địa bàn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở cơ sở.
Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Pháp luật - Minh Nhật - 14 giờ trước
Ngày 10/5, Ban chỉ đạo 138 tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định đưa thị trấn Mađaguôi (huyện Đạ Huoai) và thị trấn Di Linh (huyện Di Linh) ra khỏi danh sách xã, phường, thị trấn trọng điểm phức tạp về trật tự, an toàn xã hội. Đây là 2 địa bàn được lựa chọn để chuyển hóa địa bàn trong năm 2023.
Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 14 giờ trước
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), các địa phương trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã và đang tích cực triển khai với nhiều giải pháp đồng bộ. Chương trình đã huy động sự vào cuộc, tạo sự thống nhất, đồng thuận của cả hệ thống chính trị và người dân.
Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số

Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 14 giờ trước
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1255/QĐ-BVHTTDL về tổ chức hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một tại Yên Bái, Vĩnh Phúc và Trà Vinh.
Tin trong ngày - 10/5/2024

Tin trong ngày - 10/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 10/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”. Lào Cai siết chặt dịch vụ cho người nước ngoài thuê xe máy ở Sa Pa. Người gìn giữ và trao truyền nghệ thuật trình diễn múa Trống Đu của dân tộc Mường. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ DTTS tỉnh Quảng Bình

Thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ DTTS tỉnh Quảng Bình

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 14 giờ trước
Ngày 10/5, Ban Quản lý dự án Pháp ngữ (Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Quảng Bình) và Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Quảng Bình tổ chức hội thảo giới thiệu dự án “Cải thiện khả năng tiếp cận đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và trao quyền kinh tế, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ, nữ học sinh người DTTS Bru Vân Kiều xã Lâm Thủy, Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình”.
Bình Định: Hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền

Bình Định: Hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền

Thể thao - PV - 15 giờ trước
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn vừa ký văn bản giao Sở Văn hoá và Thể thao (VH&TT) chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Tài chính, các ngành liên quan thống nhất đề xuất quy định nội dung và mức chi hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Đắk Lắk: Trao 9 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Đắk Lắk: Trao 9 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Xã hội - Lê Hường - 15 giờ trước
Ngày 10/5, Công an thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk phối hợp với UBND thị xã tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao nhà ở cho hộ nghèo, khó khăn về nhà ở, gia đình chính sách, đồng bào DTTS trên địa bàn thị xã.
Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Tin tức - Nguyệt Anh - 20:39, 10/05/2024
Cầu truyền hình "Làng Sen nuôi chí lớn" là chương trình nghệ thuật đặc biệt nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024) đã giúp thế hệ hôm nay và mai sau cảm nhận rõ nét, chân thực hơn về thời thơ ấu, những mảnh đất gắn bó với Bác cũng như sự hình thành nên bậc vĩ nhân, Danh nhân văn hóa thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh vô vàn kính yêu của dân tộc ta.
Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh - 20:31, 10/05/2024
Thông tin từ Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV sẽ diễn ra từ ngày 14-16/5/2024 tại Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới (thị trấn A Lưới, huyện A Lưới).