Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đắk R’Lấp (Đăk Nông) ; Triển khai hiệu quả Chỉ thị số 40 về tín dụng chính sách xã hội

Anh Đức - 15:53, 17/06/2024

Gần 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (gọi tắt là Chỉ thị 40), hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông đã có nhiều khởi sắc. Từ đó góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Người dân trên địa bàn huyện Đắk R’Lấp giao dịch với NHCSXH trực tiếp tại các Điểm giao dịch xã
Người dân trên địa bàn huyện Đắk R’Lấp giao dịch với NHCSXH trực tiếp tại các Điểm giao dịch xã

Bám sát tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị 40, Ban Thường vụ Huyện ủy Đắk R’Lấp đã chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện nghiêm túc việc phổ biến, quán triệt Chỉ thị số 40 đến toàn thể hội viên và các tầng lớp Nhân dân trong thực hiện tín dụng chính sách tại địa phương. Bên cạnh đó, chỉ đạo các phòng, ban, ngành đoàn thể căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao và thực tế tại địa phương để xây dựng chương trình kế hoạch triển khai cụ thể.

Với tinh thần “Đồng hành cùng Trung ương” trong huy động nguồn lực cho thực hiện tín dụng chính sách xã hội, hằng năm UBND huyện Đắk R’Lấp ưu tiên dành một phần ngân sách ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) theo tinh thần “năm sau bổ sung cao hơn năm trước” để người nghèo và đối tượng chính sách khác có thêm cơ hội tiếp cận vốn tín dụng chính sách xã hội, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, cải thiện cuộc sống, từng bước vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng. Đến nay, nguồn vốn ngân sách huyện ủy thác qua NHCSXH đã đạt gần 21 tỷ đồng, chiếm 3,52% tổng nguồn vốn tín dụng chính sách tại địa phương.

UBND các xã, thị trấn thuộc huyện đã tổ chức điều tra, rà soát, xác định, công nhận bổ sung đối tượng đủ điều kiện thụ hưởng vốn tín dụng chính sách xã hội theo quy định của Chính phủ. Định kỳ hàng tháng, hàng năm, tổ chức điều tra rà soát, phê duyệt kịp thời danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo phát sinh để hỗ trợ chính sách vay vốn kịp thời, bảo đảm cho vay đúng đối tượng thụ hưởng.

Hoạt động nhận ủy thác cho vay qua các tổ chức chính trị - xã hội đã chủ động, tích cực phối hợp với các phòng, ban, ngành liên quan làm tốt công tác xây dựng, lồng ghép mô hình, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới gắn với việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội. Đồng thời, gắn kết các chương trình tín dụng ưu đãi với hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật, chương trình khuyến nông, khuyến lâm, đào tạo nghề, các chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội nhằm giúp người dân sử dụng vốn vay có hiệu quả.

Nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách, gia đình ông Y Brí ở Bon PiNao, xã Nhân Đạo, huyện Đắk R’Lấp vượt nghèo, ổn định cuộc sống
Nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách, gia đình ông Y Brí ở Bon PiNao, xã Nhân Đạo, huyện Đắk R’Lấp vượt nghèo, ổn định cuộc sống

Chúng tôi đến thăm nhà ông Y Brí, cư trú tại Bon PiNao, xã Nhân Đạo, huyện Đắk R’Lấp là một trong những hộ gia đình tiêu biểu vượt nghèo từ nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội. Ông Y Brí chia sẻ: “Trước đây, gia đình tôi là hộ nghèo, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Năm 2016, tôi vay 30 triệu đồng từ NHCSXH huyện Đắk R’Lấp để xây chuồng trại, mua 02 con bò mẹ con về nuôi. Đến năm 2021, gia đình tôi đã thoát nghèo. Sau khi trả hết nợ, tôi tiếp tục mạnh dạn vay 80 triệu đồng từ Chương trình tín dụng cho hộ mới thoát nghèo để cải tạo lại chuồng trại nuôi bò và mở rộng đàn bò của gia đình lên 10 con. Nhờ đó, các thành viên trong gia đình thường xuyên trong có công ăn việc làm, thu nhập từ bán bò giống, bò thịt đã giúp gia đình tôi có cuộc sống khá hơn, không phải lo ăn từng bữa như trước. Ngôi nhà cũng được sửa sang, cải tạo khang trang và đã có tiền cho con đi học đàng hoàng hơn. Thu nhập hằng năm từ đàn bò giống, bò thịt trung bình từ 150 triệu đồng – 180 triệu đồng/năm”.

Việc thực hiện tín dụng chính sách xã hội tại huyện đã cơ bản khắc phục được tình trạng “tín dụng đen”, từ đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, ổn định trật tự, an toàn - an ninh xã hội. Tính đến ngày 31/5/2024, tổng dư nợ các chương trình tín dụng đạt trên 592 tỷ đồng, tăng hơn 391 tỷ đồng so với năm 2014. Doanh số cho vay trong gần 10 năm thực hiện Chỉ thị 40 đạt trên 1.228 tỷ đồng với 39.815 lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn. Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã được triển khai đến tất cả 104/104 thôn, bon, tổ dân phố của huyện, trong đó ưu tiên đặc biệt cho các thôn, bon vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn...

Theo đó, đã có 6.351 lượt hộ gia đình với 27.629 người vươn lên thoát nghèo, thoát cận nghèo; hỗ trợ thu hút tạo việc làm cho 4.870 lao động; 2.879 học sinh, sinh viên là con của 2.340 hộ gia đình nghèo, cận nghèo được vay vốn để học tập; xây dựng, sửa chữa cải tạo 23.732 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường đạt chuẩn; hỗ trợ 81 hộ nghèo xây dựng nhà ở; 45 chủ hộ là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có thu nhập thấp được hỗ trợ vốn vay làm nhà ở, 20 cá nhân là người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn.

Cán bộ NHCSXH huyện kiểm tra tiến độ xây nhà ở của khách hàng Bùi Cảm ở thị trấn Kiến Đức
Cán bộ NHCSXH huyện kiểm tra tiến độ xây nhà ở của khách hàng Bùi Cảm ở thị trấn Kiến Đức

Tín dụng chính sách xã hội góp phần quan trọng trong việc giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo tại địa phương. Cụ thể, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2016-2020 giảm từ 12,7% xuống còn 6,47%; giai đoạn 2021-2025 giảm từ 6,52% xuống còn 4,82% năm 2023 theo tiêu chuẩn đa chiều. Đến nay, huyện đã xây dựng được 10/10 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Trong thời gian tới, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Đắk R’Lấp tiếp tục phối hợp với các ban, ngành đoàn thể trên địa bàn triển khai thực hiện có hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội. Phấn đấu 100% người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu, đủ điều kiện đều được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ tài chính của NHCSXH, trong đó phấn đấu tổng nguồn vốn tín dụng chính sách đến năm 2025 đạt trên 650 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách huyện đạt trên 28 tỷ đồng, đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và đối tượng chính sách khác.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

Sở Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An vừa phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức hội thảo phổ biến kỹ thuật trồng tỏi Sanuki cho đồng bào DTTS vùng núi cao Nghệ An. Hội thảo còn hướng đến mục tiêu quan trọng hơn là xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến bán hàng, góp phần thay đổi từ tư duy sản xuất ứng dụng KHCN đến quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Tin nổi bật trang chủ
Bình Định: Tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh mở rộng

Bình Định: Tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh mở rộng

Thể thao - T.Nhân - H.Trường - 5 phút trước
Hướng tới Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) và tiếp tục thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, ngày 17/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh Bình Định mở rộng năm 2025, với sự tham gia của 150 vận động viên.
Tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện thủ tục nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện thủ tục nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Thời sự - Hoàng Quý - 29 phút trước
Ngày 17/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.
Bình Định: Phấn đấu giảm 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025

Bình Định: Phấn đấu giảm 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 41 phút trước
Theo kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Bình Định đặt ra mục tiêu phấn đấu giảm từ 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025.
Phú Yên: Tập huấn, nâng cao năng lực giám sát Chương trình MTQG 1719

Phú Yên: Tập huấn, nâng cao năng lực giám sát Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Nhằm nâng cao năng lực giám sát cho đội ngũ cán bộ, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Phú Yên vừa tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực tham gia giám sát, đánh giá thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719).
Dấu ấn 100 năm báo chí cách mạng hội tụ tại Quảng Ninh

Dấu ấn 100 năm báo chí cách mạng hội tụ tại Quảng Ninh

Trang địa phương - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Sáng 17/5, tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh, Hội Nhà báo tỉnh, Trung tâm Truyền thông tỉnh, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã tổ chức khai mạc Triển lãm “100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam” nhằm tái hiện chặng đường vẻ vang của báo chí cách mạng, tôn vinh những đóng góp của người làm báo trong sự nghiệp phát triển quê hương, đất nước.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Pháp luật - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Sáng ngày 17/5, trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Phan Văn Hoàng – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum cho biết, việc huyện Đăk Hà yêu cầu dân làng dỡ bỏ nhà rông để xây dựng phòng học, trong khi người dân không đồng tình như báo nêu là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh.
JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

Kinh tế - An Yên - 3 giờ trước
Sở Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An vừa phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức hội thảo phổ biến kỹ thuật trồng tỏi Sanuki cho đồng bào DTTS vùng núi cao Nghệ An. Hội thảo còn hướng đến mục tiêu quan trọng hơn là xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến bán hàng, góp phần thay đổi từ tư duy sản xuất ứng dụng KHCN đến quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tin tức - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Thông tin từ lực lượng cứu nạn, cứu hộ cho biết, đến cuối giờ trưa nay (17/5) lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể 03 nạn nhân trong vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai 2025

Mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai 2025

Tin tức - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Sáng ngày 17/5, tại Trưởng Phổ thông DTNT Trung học cơ sở và THPT huyện Bảo Thắng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai 2025. Tham dự buổi lễ có lãnh đạo một số bộ, ban ngành, lãnh đạo UBND tỉnh Lào Cai và một số tỉnh khu vực Tây Bắc, đại diện UNICEF tại Việt Nam cùng đông đảo các em học sinh các trường học trên địa bàn.
Lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Xtiêng

Lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Xtiêng

Media - PV - 6 giờ trước
Dân tộc Xtiêng còn có nhiều tên gọi khác, như: Điêng, Xa Điêng, Xơ Điêng, Xa Chiêng, là dân tộc sinh sống lâu đời ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ.