Bạn đọc -
Trọng Bảo -
17:26, 21/06/2021 Dự án đường giao thông liên xã Bản Mỏ - Lâm Tiến (qua xã Bản Qua và xã Mường Vi, huyện Bát Xát) được UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt chủ trương đầu tư vào tháng 9/2015 và được đấu thầu thi công năm 2016, dự kiến hoàn thành năm 2018. Tuy nhiên đến nay, công trình vẫn chưa được thông tuyến, khiến cho việc đi lại của bà con Nhân dân hết sức khó khăn.
Xây dựng các công trình nước sinh hoạt tập trung trong vùng đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa mục đích để người dân được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, đảm bảo sức khỏe, góp phần xây dựng nông thôn mới. Song việc phát huy hiệu quả các công trình cấp nước tập trung lại đang gặp rất nhiều khó khăn. Giải pháp nào để khắc phục những bất cập trên?
Bạn đọc -
QUỲNH TRÂM -
10:54, 07/10/2019 Hiện, trên địa bàn huyện vùng cao Bá Thước (Thanh Hóa), nhiều trụ sở làm việc của UBND các xã xây dựng dang dở, bỏ hoang nhiều năm. Thực trạng này khiến chất lượng công trình có dấu hiệu xuống cấp, gây lãng phí nguồn vốn của Nhà nước.
Là người con dân tộc Thái, ở bản Liếng, xã Noong Luống, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, nghệ nhân Tòng Văn Hân rất am hiểu văn hóa của dân tộc. Niềm say mê nghiên cứu đã giúp ông có nhiều công trình văn hóa dân gian dân tộc Thái được xuất bản thành sách, tạo dấu ấn lớn trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa dân tộc.
Vừa qua, Đoàn công tác của UBND TP Hà Nội do ông Nguyễn Văn Sửu- Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội làm Trưởng đoàn đã có chuyến khảo sát, kiểm tra tiến độ xây dựng biểu tượng công trình Cột cờ Hà Nội ở Mũi Cà Mau.
Từ sự quan tâm của Nhà nước, xã Cường Lợi (Na Rì) đã được đầu tư nhiều công trình nước sạch tự chảy phục vụ người dân, nhất là các thôn, bản vùng cao còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, niềm vui được dùng nước sạch của người dân chưa được bao lâu thì các công trình đã bị xuống cấp, hư hỏng, thậm chí “đắp chiếu”… ngừng hoạt động.
Hiện nay, ở một số vùng DTTS và miền núi có nhiều công trình văn hóa từ thời Pháp thuộc như: phố cổ Đồng Văn (Hà Giang), dinh thự Hoàng A Tưởng (Lào Cai), khu nghỉ dưỡng Ba Vì (Hà Nội), Tam Đảo (Vĩnh Phúc)... Đây là sự hòa quyện đặc sắc giữa văn hóa Pháp, văn hóa Việt Nam và văn hóa của đồng bào DTTS. Tiếc rằng, đa số các công trình này chưa được quan tâm bảo tồn một cách đúng mức khiến nhiều công trình bị xâm hại, xuống cấp.
Năm 2010, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB &XH) tỉnh Lạng Sơn làm chủ đầu tư dự án mở rộng, nâng cấp Trung tâm Chữa bệnh-Giáo dục-Lao động xã hội thành cơ sở cai nghiện ma túy. Dự án này có tổng mức đầu tư 119 tỷ đồng, xây dựng trên diện tích gần 15ha đất tại địa bàn hai xã Quảng Lạc thuộc TP. Lạng Sơn và xã Tân Thành thuộc huyện Cao Lộc. Theo dự kiến ban đầu, đến năm 2014, dự án này sẽ hoàn thành đi vào sử dụng. Tuy nhiên từ 2014 đến nay, công trình hoành tráng này vẫn bị bỏ hoang.
Nhiều công trình nước tự chảy trên địa bàn huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) qua thời gian đã bị xuống cấp, hư hỏng nặng. Tình trạng này kéo dài đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân. Mặc dù địa phương đã bố trí kinh phí để khắc phục, nhưng vì nhiều công trình hư hỏng, kinh phí hạn chế nên vẫn chưa thể khắc phục hết.
Đó là yêu cầu của Bộ trưởng, Chủ nhiệm ủy ban Dân tộc (UBDT) Đỗ Văn Chiến tại cuộc họp với lãnh đạo Học viện Dân tộc về lập phương án quy hoạch, thiết kế kiến trúc Dự án đầu tư Học viện Dân tộc diễn ra vào sáng 15/8 tại UBDT.
Phát biểu kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, không thay đổi các chính sách kinh tế, tài chính trong năm 2018, kể cả thuế môi trường xăng dầu. Không chạy trước đón đầu biến động thị trường tài chính quốc tế như nhiều người khuyến nghị khi chưa có yếu tố tác động cụ thể.
Những năm qua, tỉnh Quảng Ngãi đã bỏ ra hơn 400 tỷ đồng đầu tư gần 500 công trình nước sinh hoạt nông thôn. Tuy nhiên, nghịch lý là một nửa trong số đó vừa “sinh” đã “tử”, hoạt động kém hiệu quả hoặc phải “đắp chiếu”, gây lãng phí nguồn vốn.
Toàn tỉnh Điện Biên hiện có 902 công trình thủy lợi, với trên 60% công trình được kiên cố hóa. Thời điểm này bắt đầu cao điểm mùa mưa lũ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị quản lý tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn cho các công trình thủy lợi, cung cấp đủ nước để các địa phương tập trung sản xuất vụ mùa.