Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cường Lợi (Na Rì, Bắc Kạn): Nhiều công trình nước sạch không phát huy hiệu quả

PV - 15:31, 24/12/2018

Từ sự quan tâm của Nhà nước, xã Cường Lợi (Na Rì) đã được đầu tư nhiều công trình nước sạch tự chảy phục vụ người dân, nhất là các thôn, bản vùng cao còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, niềm vui được dùng nước sạch của người dân chưa được bao lâu thì các công trình đã bị xuống cấp, hư hỏng, thậm chí “đắp chiếu”… ngừng hoạt động.

Công trình cấp nước sạch thôn Nà Chè, xã Cường Lợi hoạt động cầm chừng, hiện nước trong bể sắp cạn. Công trình cấp nước sạch thôn Nà Chè, xã Cường Lợi hoạt động cầm chừng, hiện nước trong bể sắp cạn.
Nhiều công trình chưa phát huy hiệu quả

Năm 2002, xã Cường Lợi được đầu tư xây dựng hai công trình nước sạch tự chảy ở thôn Nà Khưa và thôn Nà Chè nhằm cấp nước cho hàng trăm hộ dân. Sau một năm xây dựng, công trình bàn giao, đưa vào sử dụng, người dân vùng miền núi nghèo rất phấn khởi khi lần đầu tiên được nhìn thấy

nước sạch và được sử dụng nước sạch như người thành phố.

Ông Nông Văn Lạng nhà ở ngay chân đồi nơi có công trình cấp nước sạch, cho biết: “Khi nước sạch được dẫn về nhà, không chỉ riêng gia đình tôi mà các hộ dân trong thôn ai cũng vui mừng, bởi không còn phải vất vả đi bộ vài cây số vào tận các khe suối “cõng” nước về nhà mà vẫn không đủ dùng”. Thế nhưng niềm vui ấy của bà con chỉ tồn tại trong vài năm thì nước sạch trở nên hiếm hoi và bắt đầu chảy nhỏ giọt.

Không còn được sử dụng nước sạch, ngoài cách dẫn nước truyền thống, bà con đành tiết kiệm, vay mượn nhau mua ống nhựa tự kéo nước trên núi về, tự xây bể chứa nước. Một số gia đình chọn cách khoan giếng để lấy nước. Thế nhưng những nguồn nước này không qua xử lý, lắng lọc nên nước bị ô nhiễm. Nước từ giếng khoan thì màu ố vàng, có cặn vôi và mùi tanh. Vẫn biết nguồn nước không đảm bảo nhưng họ không còn lựa chọn nào khác, bởi nhu cầu nước cần thiết cho từng ngày.

Công trình cấp nước sạch thôn Nà Chè, gọi là công trình cấp nước sạch nhưng mới chỉ nhìn bên ngoài đã thấy nghịch lý, bởi khuôn viên công trình cỏ mọc, lá rác chất đầy và nhiều vật dụng để bừa bộn trên nóc bể… Kiểm tra nước trong bể thì càng thấy rõ không đảm bảo vệ sinh, bởi nguồn nước đục ngầu, váng bọt và sắp cạn khô. Hệ thống ống dẫn nước bằng kẽm cũng đã rỉ, bong tróc, có nơi đã đứt, gãy, phải dùng ống nhựa thay thế hoặc nối chằng chịt dây cao su. Không chỉ người dân thôn Nà Chè mà hầu như người dân ở xã Cường Lợi đang gặp vấn đề về nước sạch, họ đang phải đối mặt với tình trạng “khát” nước sạch, do hầu hết các công trình nước sạch đầu tư trên địa bàn xã không hoạt động như mong đợi.

Lời giải về nước sạch

Ông Hoàng Văn Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND xã Cường Lợi cho biết: Năm 2002, xã được xây dựng, bàn giao 2 công trình cấp nước tự chảy ở thôn Nà Chè, Nà Khưa cung cấp nước cho trên 140 hộ dân, với kinh phí đầu tư gần 1 tỷ đồng và 1 giếng khoan tại trung tâm xã với kinh phí đầu tư 250 triệu đồng. Thế nhưng, thực tế các công trình này chỉ phát huy hiệu quả vài năm đầu mới đưa vào sử dụng, còn sau đó rơi vào tình trạng “ngấp ngoải”. Đến nay, các công trình ở Nà Chè, Nà Khưa cần nâng cấp, sửa chữa mới có thể hoạt động được ở mức cầm chừng.

Đề cập đến nguyên nhân của việc xuống cấp các công trình cấp nước, ông Nghĩa cho hay: Các công trình nước sạch nông thôn trên địa bàn xã được xây dựng đã lâu (từ năm 1999-2002), các bể có dung tích nhỏ 12-13m3, nhiều thiết bị công trình bị hỏng mặc dù đã được nâng cấp, sửa chữa. Mặt khác, một số công trình khi thi công, chủ dự án, nhà thầu thi công không phối hợp với chính quyền địa phương để xác định các vị trí của đường ống nên đã gây đứt vỡ. Khâu quản lý vận hành chưa hiệu quả do các thôn không giao cho tổ chức, cá nhân để quản lý, vận hành, khai thác sử dụng. Ý thức quản lý, bảo vệ của người dân ở các khu được đầu tư xây dựng công trình cấp nước còn kém, thậm chí còn tự ý phá hỏng dẫn đến tình trạng các công trình cấp nước hư hỏng và không phát huy hiệu quả…

Như vậy, vấn đề quản lý, vận hành, khai thác sử dụng công trình hoàn toàn thuộc về huyện, xã. Đây là một khâu quan trọng, quyết định hiệu quả của công trình, thế nhưng, thực tế nhiều năm qua, công tác này chưa được quan tâm, coi trọng. Các công trình tiền tỷ mà lại chỉ được giao cho vài ba người ở tổ quản lý nước sinh hoạt của xã, thu phí nâng cấp sửa chữa, trong khi điều kiện người dân còn khó khăn, số tiền phí nước thu được không đủ trả lương cho người quản lý vận hành và càng không thể “thấm” vào đâu so với kinh phí sửa chữa, nâng cấp công trình khi bị hỏng hóc…, đây là vấn đề quan trọng, cần sớm được giải quyết ở xã vùng cao này.

HOÀNG QUÝ

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Nhiều làng hoa, quả đua nhau chuẩn bị vụ Tết

Nhiều làng hoa, quả đua nhau chuẩn bị vụ Tết

Kinh tế - Minh Thu - 1 giờ trước
Đến thời điểm hiện tại, các làng nghề trồng đào, quất, hoa tươi lâu năm ở Hà Nội, Đà Lạt, hay vùng trồng thanh long ở tỉnh Bình Thuận đang nỗ lực phục hồi, chăm sóc cây trồng để phục vụ người dân dịp Tết Ất Tỵ năm 2025.
Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Xã hội - Minh Thu - 3 giờ trước
Từ đầu tháng 11 đến nay, do không còn kinh phí, Trung tâm nuôi dưỡng, phục hồi chức năng nạn nhân chất độc da cam/dioxin Nghĩa Thắng (gọi tắt là Trung tâm), đứng chân trên địa bàn xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đã phải tạm dừng hoạt động. Điều này gây lo lắng cho các gia đình có con em là nạn nhân chất độc da cam.
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Media - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Cách đây 10 năm, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum được giao thực hiện dự án trồng rừng thay thế hơn 160 ha, đến năm 2018 diện tích này đã được nghiệm thu và đạt các tiêu chí về diện tích, chăm sóc và tỷ lệ cây sống. Tuy nhiên, mới đây, ngành chức năng tỉnh Kon Tum đã kiểm tra và phát hiện hơn 11 ha rừng trồng tại đây đã bị mất và suy giảm.
Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Media - BDT - 3 giờ trước
Trong cuộc sống hiện đại với nhịp sống hối hả và áp lực công việc, chứng mất ngủ trở thành vấn đề không hiếm gặp. Nhiều người tìm đến các loại thuốc an thần và trấn tĩnh của y học hiện đại để cải thiện giấc ngủ, nhưng không ít trường hợp các thuốc này không hiệu quả hoặc gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Gương sáng - Vàng Ni - Thu Hà - 3 giờ trước
Bằng niềm tin vào bản thân và khao khát mang bản sắc văn hoá dân tộc Mông đến với mọi người, Giàng Tuyết Tình, Hoa khôi cuộc thi “The Charming Beauty - Duyên dáng Thanh niên Yên Bái 2024” đã từng bước khẳng định mình và lan toả năng lượng sống tích cực cho những bạn trẻ vùng cao.
Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”. Yên bình nơi non cao Kỳ Thượng. Cô giáo Tày của bản làng vùng cao . Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ phủ cà phê mùa...

Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Pháp luật - Lê Hường - 3 giờ trước
Vào mùa thu hoạch cà phê với giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục, người trồng cà phê Tây Nguyên vui mừng khôn xiết, song họ cũng đang mất ngủ tìm đủ mọi giải pháp “canh trộm”, bảo vệ thành quả lao động của mình. Đồng hành với nông dân, chính quyền, lực lượng Công an, dân phòng cũng có nhiều cách làm giúp nông dân bảo vệ nông sản, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.
Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 3 giờ trước
Cùng với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và sự chung tay góp sức của đội ngũ Người có uy tín trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình; huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống đồng bào từng bước được nâng lên, cơ sở hạ tầng thiết yếu đã có nhiều khởi sắc.
18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

Khoa học - Công nghệ - Minh Thu - 3 giờ trước
Dữ liệu mới đây từ Kaspersky (Hãng bảo mật phần mềm của Nga) công bố cho biết, các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tinh vi hay tấn công phi kỹ thuật đang diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi, cần hết sức đề cao cảnh giác. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam.
“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

Kinh tế - Huyền Hương - 3 giờ trước
Những năm qua, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đặc việt là lao động người DTTS, người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kỹ năng, tay nghề để có việc làm, tự tạo việc làm, sinh kế ổn định ở huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) là “chìa khóa” giảm nghèo, thoát nghèo bền vững.
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Giáo dục - Lê Hường - 3 giờ trước
Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.