Theo truyền thống của Sư sãi và đồng bào Khmer, hàng năm cứ đến ngày Pinh Bôramey, các chùa Phật giáo Nam tông Khmer trên địa bản tính đồng loạt tổ chức khe Asath (năm nay diễn ra ngày 24/7). Đây được xem là một trong những ngày quan trọng trong năm của đồng bào Khmer. Nhưng năm nay, trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid – 19, Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước (HĐKSSYN) tỉnh Sóc Trăng đã quyết định dừng việc tổ chức lễ nhập hạ ở các chùa.
Sự xuất hiện và tồn tại hơn 800 năm cùng với những truyền thuyết về Tháp Nhạn đã phản ánh về quá trình khai phá vùng đất Phú Yên của người Việt trong thế kỷ XVI, về sự giao thoa văn hóa, tinh thần đoàn kết giữa hai dân tộc Việt - Chăm trong quá khứ và hiện tại.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam kêu gọi tăng ni, Phật tử trên cả nước thực hiện cấm túc, tụng kinh cầu bình an, sớm đẩy lùi đại dịch COVID-19.
Sáng 22/7, tại Hội trường Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thành phố trang trọng tổ chức lễ xuất quân lực lượng tình nguyện tôn giáo đợt đầu tiên tham gia hỗ trợ các bệnh viện dã chiến, bệnh viện hồi sức COVID-19 trên địa bàn Thành phố.
Ksor Y Thư- người con dân tộc Ê Đê sinh ra và lớn lên ở buôn Ly, xã Ea Trol (huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên). Từ nhỏ, được đắm mình trong thanh âm tự nhiên của núi rừng đã nuôi dưỡng trong tâm hồn Y Thư một tình yêu âm nhạc sâu sắc. Để rồi khi trưởng thành, anh đã góp phần bảo tồn và khơi dậy niềm say mê âm nhạc dân tộc trong cộng đồng qua những nhạc phẩm do chính anh sáng tác.
Cô gái xinh đẹp Phạm Thị Y Hòa (24 tuổi, hướng dẫn viên của Bảo tàng Khởi nghĩa Ba Tơ cũng là người Làng Teng, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) hồ hởi kể về những đổi thay của làng mình: “Con gái dân tộc Hrê trong làng nổi tiếng vừa xinh đẹp vừa giỏi giang. Không chỉ biết dệt vải, mà giờ còn biết làm du lịch nữa”.
Chùa Khmer Nam bộ là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, văn hoá của cộng đồng. Trong các ngôi chùa Khmer được trang trí những bức tranh vẽ kín các mặt tường gian chính điện rất sống động với nhiều sắc màu.
Chủ tịch Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước (ĐKSSYN) tỉnh Kiên Giang, Hòa thượng Danh Đồng, vừa ra Thông báo số 018/TB-HĐKSSYN về việc thực hiện nghiêm Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống đại dịch Covid-19, theo Quyết định số 1777/QĐ-UBND ngày 18/7/2021 của UBND tỉnh Kiên Giang.
Nghị quyết phê duyệt chương trình tổng thể phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi, biên giới, hải đảo tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 vừa được Kỳ họp thứ 2 Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Ninh khoá XIV, nhiệm kỳ 2021-2026 thông qua.
Nhân dịp đồng bào Hồi giáo Việt Nam mừng đón Đại lễ Raya Eidil Adha năm 1442.HL - năm 2021.Dl, ngày 16/7, thay mặt Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến đã gửi Thư chúc mừng tới quý vị chức sắc, chức việc và toàn thể đồng bào Hồi giáo Việt Nam. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn nội dung thư.
Vừa qua, lãnh đạo huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức gặp mặt, làm việc với đại diện các tổ chức, chức sắc tôn giáo trên địa bàn huyện để thông tin tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và tiếp thu, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong các hoạt động tôn giáo trên địa bàn.
Các đề tài thuộc Chương trình KH&CN cấp quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 (CTDT/16-20) đã có những đóng góp quan trọng, bổ sung vào kho tàng lý luận về DTTS, công tác dân tộc; góp phần nhận diện, dự báo xu thế diễn biến các vấn đề cơ bản, cấp bách về DTTS.
Tranh thờ dân gian có giá trị linh thiêng, chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của người Dao nhưng hiện nay đang đứng trước nguy cơ mai một. Ở Quảng Ninh, số nghệ nhân còn vẽ được tranh thờ rất ít và nhiều gia đình người Dao đã không còn duy trì tục thờ tranh.
Đây là hoạt động nghĩa tình của cán bộ, chiến sĩ Vùng Cảnh sát biển 2 nhằm chia sẻ, động viên đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở vùng cao của tỉnh vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid – 19, với tâm niệm sống “tốt đời đẹp đạo” luôn đồng hành cùng dân tộc, các cơ sở Phật giáo trên địa bàn TP. Cần Thơ đã và đang có những hoạt động thiết thực đóng góp nhân lực, vật lực để hỗ trợ các chốt kiểm soát, kề vai sát cánh cùng các lực lượng đẩy lùi Covid – 19.
Nhân dịp Đại lễ Khai đạo lần thứ 82 (18/5 Kỷ Mão 1939-18/5 Tân Sửu 2021) của đồng bào Phật giáo Hòa Hảo, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Đỗ Văn Chiến đã gửi thư chúc mừng tới toàn thể các vị chức việc và đồng bào Phật giáo Hòa Hảo. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng đăng toàn văn nội dung thư chúc mừng.
Bắt đầu từ ngày 24/6, Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Ủy ban MTTQ Việt Nam các quận, huyện tổ chức trao tặng 100 tấn gạo, 10.000 thùng mỳ với tổng trị giá khoảng 3 tỷ đồng đến bà con nghèo, người gặp khó khăn do dịch COVID-19 trên địa bàn.
Ngày 23/6/2021, Đoàn Công tác của Tỉnh uỷ An Giang do đồng chí Lê Hồng Quang, Bí thư Tỉnh uỷ An Giang làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hoà Hảo (PGHH) và bà con tín đồ nhân dịp Đại lễ Kỷ niệm 82 năm ngày khai sáng đạo PGHH (18/5 Kỷ Mão 1939 - 18/5 Tân Sửu 2021).
Như cánh chim Thiên Di, từ hàng trăm năm trước, người Chăm đã tìm đến nơi đầu dòng sông Hậu, tỉnh An Giang để lập làng, định cư. Từ bến Châu Giang, hồ nước trời Búng Bình Thiên đến các triền sông..., cộng đồng người Chăm ở An Giang sống chan hòa cùng các dân tộc anh em trong một cộng đồng.
Tục hỏa táng tại chùa là nghi thức tang ma truyền thống đối với phật tử theo Phật giáo Nam tông. Tại Việt Nam, việc hỏa táng tại các ngôi chùa Phật giáo Khmer đã trở nên quen thuộc, được chính quyền các địa phương có dân tộc Khmer sinh sống khuyến khích. Tuy nhiên, cùng với thời gian, hỏa táng tại chùa không còn là văn hóa riêng của dân tộc Khmer mà trở thành vấn đề quan tâm của toàn xã hội.