Ngày 21/6, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa tổ chức chương trình bàn giao 100 căn nhà Đại đoàn kết cho các hộ nghèo tại huyện biên giới Mường Lát.
Trong giai đoạn 2021 - 2025, vùng DTTS và miền núi triển khai đồng loạt 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), bên cạnh những hiệu quả tích cực, thì trong quá trình triển khai thực hiện các Chương trình vẫn còn bộc lộ không ít bất cập. Để tăng hiệu quả của các Chương trình, việc lồng ghép các nguồn lực là rất quan trọng. Do đó, cần có cơ chế lồng ghép hiệu quả là vấn đề cấp thiết đang đặt ra tại thực tế cơ sở...
Để thực hiện Kết luận số 01 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh", tỉnh ủy Yên Bái đã xây dựng, nhân rộng 548 mô hình, điển hình tiên tiến cấp tỉnh. Việc xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình, tiên tiến học tập và làm theo Bác trên các lĩnh vực của đời sống xã hội đã góp phần tạo động lực thúc đẩy, lan tỏa sâu rộng phong trào thi đua, yêu nước.
Thông tin từ văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, ông Đỗ Minh Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh vừa ký quyết định phê duyệt Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn vùng khó Thanh Hóa. Đây là đề án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.
Ngày 20/6, tại Tp. Hạ Long (Quảng Ninh), Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội thảo xin ý kiến góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/1/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc.
Bên cạnh việc chủ động tìm kiếm nguồn lực, thu hút đầu tư từ các nguồn vốn chính sách, nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, vốn ODA, Ủy ban Dân tộc còn tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế trên nhiều phương diện. Qua đó, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam, của Cơ quan làm Công tác dân tộc với các đối tác quốc tế góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ngày 18/6, tại xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên (tỉnh Sóc Trăng), Bộ Công an phối hợp Tỉnh ủy, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Sóc Trăng tổ chức Lễ trao tặng nhà mẫu và kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà cho người nghèo, khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Tham dự buổi lễ có Thượng tướng Lương Tam Quang - Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ Trưởng Bộ Công an. Về phía địa phương có: Ông Lâm Văn Mẫn - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng; bà Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Trần Văn Lâu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh. Tham dự còn có lãnh đạo các cục nghiệp vụ thuộc Bộ Công an.
Những năm qua, việc đưa nước sạch đến với người dân vùng nông thôn được tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu quan tâm thực hiện bằng nhiều giải pháp. Tuy nhiên đến nay, vẫn còn gần 12% hộ dân tại vùng nông thôn, vùng DTTS vẫn chưa được sử dụng nước sạch với nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Chính quyền địa phương đặt ra mục tiêu đến năm 2030 sẽ giảm tỷ lệ xuống còn 1%.
Là 1 trong 10 tỉnh có đông đồng bào DTTS chiếm tỷ lệ cao (74,43%), Hòa Bình xác định việc ưu tiên đầu tư, phát triển toàn diện KT-XH là nhiệm vụ trọng tâm và cũng là giải pháp chiến lược. Do đó, tỉnh rất quan tâm và nỗ lực thực hiện các chính sách dân tộc trên địa bàn nhằm ổn định dân cư, giải quyết sinh kế, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội cho Nhân dân, đặc biệt là đồng bào DTTS.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), tỉnh Bắc Giang đã và đang triển khai 10 dự án với hơn 100 đơn vị làm chủ đầu tư. Qua triển khai thực hiện Chương trình đã góp phần giảm bình quân 2,35% tỷ lệ hộ nghèo vào năm 2022 ở 73 xã vùng DTTS và miền núi của tỉnh Bắc Giang; tỷ lệ hộ nghèo của 28 xã đặc biệt khó khăn giảm bình quân 5,1%, trong đó có những xã giảm nghèo hơn 10%.
Căn cứ phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi gia đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 của Thủ tướng Chính phủ ( Chương trình MTQG 1719), ngoài nguồn ngân sách Trung ương bố trí cho Chương trình để thực hiện các dự án và hỗ trợ tăng vốn tín dụng chính sách... những năm qua, Ủy ban Dân tộc đã nỗ lực, chủ động phối hợp, với các bộ, ngành tham mưu Chính phủ thực hiện đồng bộ các giải pháp về huy động thu hút vốn đầu tư, vốn ODA... bổ sung cho Chương trình.
Tối 13/6, tại xã Ia Phí (huyện Chư Păh, Gia Lai), Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Chư Păh phối hợp với UBND xã Ia Phí, Trường Tiểu học Ia Phí mở lớp xóa mù chữ. Tham gia, có 80 học viên là đồng bào DTTS Gia Rai trên địa bàn xã, được chia thành 4 lớp.
Đoàn công tác của Ban Dân tộc tỉnh Bình Định do ông Đinh Văn Lung, Trưởng Ban Dân tộc làm Trưởng đoàn đã tổ chức đưa 34 Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Bình Định đi học tập kinh nghiệm tại tỉnh Quảng Ngãi. Tiếp và làm việc với Đoàn có ông Trần Văn Mẫn - Trưởng Ban Dân tộc, đại diện Lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi.
Bắc Giang là tỉnh miền núi có 9 huyện, 1 thành phố, trong đó có 6 huyện miền núi và 1 huyện vùng cao. Để bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc, những năm qua, tỉnh đã ban hành nhiều đề án, kế hoạch trong đó đặc biệt gắn việc bảo tồn văn hóa truyền thống với phát triển du lịch.
Xác định nguồn vốn tín dụng chính sách giữ vai trò quan trọng trong thúc đẩy sản xuất đối với đồng bào DTTS và miền núi, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các bộ, ngành liên quan, giải ngân hiệu quả vốn tín dụng chính sách cho vay thuộc Chương trình MTQG 1719. Qua đó, tạo điều kiện cho đồng bào DTTS nghèo, khó khăn có thêm kinh phí đầu tư phát triển sản xuất, từng bước vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
6 tháng đầu năm 2023, công tác cải cách hành chính (CCHC) tiếp tục được Lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng chỉ đạo sát sao, quyết liệt và đã có nhiều chuyển biến, tích cực. Nhờ đó, tiến độ, hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ CCHC của đơn vị được nâng cao, góp phần thực hiện tốt chính sách dân tộc.
Sau hơn 2 năm triển khai, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 ( gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) như thổi một “luồng gió mới” cho huyện vùng cao Võ Nhai, huyện khó khăn nhất tỉnh Thái Nguyên. Nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719 đã tiếp thêm động lực cho vùng đất khó khăn “chuyển mình”.
Để triển khai thực hiện chất lượng, hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), việc huy động nguồn lực hỗ trợ, bổ sung từ các nhà tài trợ, đối tác phát triển, các tổ chức phi chính phủ... là đặc biệt quan trọng. Với vai trò là cơ quan thường trực, chủ trì, Ủy ban Dân tộc đã chủ động, tăng cường các giải pháp kết nối, tìm kiếm nguồn lực, thu hút đầu tư, bổ sung nguồn lực thực hiện hiệu quả Chương trình.
Đảng ta luôn coi trọng vị trí, vai trò của văn hóa, khẳng định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội là sức mạnh nội sinh cho sự phát triển. Hiện nay, trước những thách thức đặt ra của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, các cấp chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc luôn chú trọng công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc trên địa bàn, góp phần tăng cường khối Đại đoàn kết dân tộc.
Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã đi được gần nửa chặng đường. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Chương trình tại nhiều địa phương cũng bộc lộ một số bất cập cần tháo gỡ. Về vấn đề này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Hồ Xuân Trăng - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế.