Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hiệu quả từ thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Đắk Mil (Đắk Nông)

PV - 09:02, 27/12/2024

Ưu tiên nguồn lực đầu tư vùng đồng bào DTTS, đặc biệt nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Đắk Mil (tỉnh Đắk Nông) đã triển khai hiệu quả công tác dân tộc, chính sách dân tộc, vùng đồng bào DTTS từng ngày khởi sắc. Đến nay, cơ sở hạ tầng vùng đồng bào DTTS khang trang, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao, văn hóa truyền thống các dân tộc được bảo tồn, phát huy.

Nhờ biết vận dụng trồng và tái canh cây cà phê theo hướng phát triển bền vững giúp nhiều đồng bào DTTS ở Đắk Mil thoát nghèo.
Nhờ biết vận dụng trồng và tái canh cây cà phê theo hướng phát triển bền vững, giúp nhiều đồng bào DTTS ở Đắk Mil thoát nghèo

Triển khai thực hiện chặt chẽ, hiệu quả

Cấp ủy, chính quyền các cấp huyện Đắk Mil xác định nhiệm vụ hỗ trợ người dân phát triển ổn định, nhất là đồng bào DTTS, là nhiệm vụ chính trị quan trọng nên đã chú trọng triển khai thực hiện có hiệu quả các Chương trình MTQG để nâng cao đời sống đồng bào DTTS.

Hiện nay, huyện Đắk Mil đã và đang nỗ lực thực hiện cùng lúc 3 Chương trình MTQG. Trong đó, để thực hiện hiệu quả Chương trình 1719, huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG giai đoạn 2021 – 2025, thực hiện phân công nhiệm vụ cho thành viên và ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo. Đồng thời, huyện giao Phòng Dân tộc là cơ quan đầu mối để tham mưu giúp việc cho Ban Chỉ đạo. UBND các xã, thị trấn cũng kiện toàn Ban Chỉ đạo các chương trình cấp xã để tổ chức triển khai các chương trình, dự án.

Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ, các cơ quan, ban, ngành huyện và các xã đã có sự phối hợp, thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách.

Trên cơ sở các quyết định, nghị định, quy định, hướng dẫn và chỉ đạo của Trung ương và tỉnh trong triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719, địa phương đã ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện trên địa bàn huyện.

Công tác truyền thông, thông tin về Chương trình MTQG 1719 được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện tuyên truyền đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đồng bào DTTS; nhất là đối với đội ngũ cán bộ cơ sở, cán bộ cộng đồng, Người có uy tín, để nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của Chương trình.

Việc kiểm tra và giám sát, đánh giá cũng được thực hiện chặt chẽ, đồng bộ từ huyện đến cơ sở, theo sự phân cấp quản lý dự án, chính sách của Chương trình. Vì vậy, thời gian qua, việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở huyện Đắk Mil đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Theo Kế hoạch thực hiện Chương trình 1719 giai đoạn 2021 - 2025, mục tiêu huyện Đắk Mil phấn đấu mức thu nhập bình quân của người DTTS tăng trên 1,5 lần so với năm 2020. Giảm tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS và miền núi (DTTS&MN) trong giai đoạn là 5%; phấn đấu thôn ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn là 3 thôn, bon đạt tỷ lệ là 60%. 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được cứng hoá; 70% thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa. 100% số trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố; 99,3% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp; 85% đồng bào DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% đồng bào DTTS được xem truyền hình và nghe đài phát thanh; cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ở thôn, bon đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS&MN.

Quang cảnh Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Đắk Mil lần thứ IV, năm 2024, với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”
Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Đắk Mil lần thứ IV, năm 2024, với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”

Hoàn thành cơ bản công tác định canh, định cư; sắp xếp, bố trí ổn định 90% số hộ di cư không theo quy hoạch. Quy hoạch, sắp xếp, di dời, bố trí 60% số hộ DTTS đang cư trú tại các khu vực xa xôi, hẻo lánh, nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở. Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào. Tỷ lệ học sinh học mẫu giáo 5 tuổi đến trường trên 98%, học sinh trong độ tuổi học tiểu học trên 97%, học trung học cơ sở trên 95%, học trung học phổ thông trên 60%; người từ 15 tuổi trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông trên 90%.

Tăng cường công tác y tế, để đồng bào DTTS được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại; tiếp tục khống chế, tiến tới loại bỏ dịch bệnh ở vùng đồng bào DTTS&MN; 95% đồng bào DTTS tham gia bảo hiểm y tế. Trên 80% phụ nữ có thai được khám thai định kỳ, sinh con ở cơ sở y tế hoặc có sự trợ giúp của cán bộ y tế; giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân xuống dưới 15%. - 55% lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người DTTS và đặc thù vùng đồng bào DTTS&MN.

“Giai đoạn 2021-2025, huyện Đắk Mil phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số hàng năm từ 01 trở lên; 100% hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ giảm nghèo. Huyện phấn đấu có 03 thôn, bon thoát khỏi vùng đặc biệt khó khăn.

Bảo tồn và phát triển các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; 80% thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng; 50% thôn có đội văn hóa, văn nghệ (câu lạc bộ) truyền thống hoạt động thường xuyên, có chất lượng. - Đào tạo, quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS, nhất là các DTTS tại chỗ. Bảo đảm tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS phù hợp với tỷ lệ dân số là người DTTS ở từng địa phương…

Kết quả, từ năm 2022 – 2024, huyện đã thực hiện đầu tư xây dựng 30 trục đường giao thông và 04 cầu với tổng chiều dài 35km; nâng cấp, cải tạo 07 công trình đường, đường điện chiếu sáng nội các thôn, bon; hỗ trợ nhà ở cho 40/54 hộ; nước sinh hoạt phân tán cho 150/150 hộ, chuyển đổi nghề nghiệp cho 100/133 hộ; mở 43 lớp đào tạo nghề nghiệp cho trên 1500 lạo động và thực hiện 06 dự án hỗ trợ sản xuất cho 40 hộ của 3 xã trên địa bàn huyện.

Về chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS gắn với phát triển du lịch: Phục dựng Lễ hội Lồng tồng xã Long Sơn, đầu tư cải tạo, sửa chữa 07 nhà văn hóa thôn, bon, hỗ trợ trang thiết bị cho 02 nhà văn hóa, 03 đội văn nghệ và thành lập 27 câu lạc bộ văn hóa dân gian …

Mở 12 hội nghị tuyên truyền về nhận thức thay đổi hành vi trong hôn nhân vùng đồng bào DTTS với trên 700 lượt người tham gia; 02 lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cộng đồng với trên 120 lượt người tham gia và các lớp tuyên truyền về Bình đẳng giới với trên 200 lượt người tham gia; 01 lớp tuyên truyền phổ biến pháp luật với 72 người tham gia. Hỗ trợ xây dựng 01 điểm truy cập, khai thác công nghệ thôn tin tại Bon Đắk Láp, xã Đắk Gằn.

Tính đến tháng 12/2024, tổng nguồn vốn đầu tư chương MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS&MN 168/227,8 tỷ đồng, đạt 74% kế hoạch giai đoạn 2021-2025. Nhìn chung, hiện nay, Huyện Đắk Mil đã và đang triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ Kế hoạch đề ra. 

Di sản văn hóa phi vật thể đàn Tính hát Then của người Tày, Nùng được các nghệ nhân xã Đắk N’Drót, huyện Đắk Mil phát huy trên vùng đất Đắk Nông
Di sản văn hóa phi vật thể đàn Tính hát Then của người Tày, Nùng được các nghệ nhân xã Đắk N’Drót, huyện Đắk Mil phát huy trên vùng đất Đắk Nông

Nỗ lực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

Tuy nhiên, việc triển khai một số số dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn huyện Đắk Mil vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Nhất là những vướng mắc liên quan tới cơ chế, chính sách, quy định của các Chương trình.

Điển hình như Dự án 1, qua rà soát về đất ở có đối tượng thụ hưởng nhưng không bảo đảm về điều kiện để được hỗ trợ đất. Nguyên nhân là do các hộ được hỗ trợ đang sinh sống phân tán trên đất rừng, đất nông nghiệp chưa được quy hoạch khu dân cư nên đã gặp nhiều khó khăn trong công tác triển khai thực hiện.

Còn tại Tiểu dự án 1 thuộc Dự án 9, đến nay vẫn chưa thể triển khai thực hiện vì chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể...

Để hoàn thành Kế hoạch thực hiện Chương trình 1719 giai đoạn 2021 – 2025, hiện nay, UBND huyện Đắk Mil chỉ đạo các phòng, ban có liên quan, UBND các xã tăng cường công tác phối hợp, kịp thời rà soát những khó khăn, vướng mắc để tham mưu, đề xuất tháo gỡ, sớm triển khai thực hiện dự án để phát huy hiệu quả sử dụng nguồn vốn được giao.

Tiếp đó, huyện ưu tiên tập trung nguồn lực cũng như triển khai lồng ghép nguồn vốn thực hiện các Chương trình MTQG cho các xã, nhất là các xã đang phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nhằm giúp các xã này đạt được mục tiêu theo kế hoạch.

Cán bộ phụ trách lĩnh vực văn hóa, các nghệ nhân, già làng, trưởng thôn, bon, bản và người có uy tín vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện thảo luận phương án bảo tồn văn hóa các dân tộc
Cán bộ phụ trách lĩnh vực văn hóa, các nghệ nhân, già làng, trưởng thôn, bon, bản và Người có uy tín vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện thảo luận phương án bảo tồn văn hóa các dân tộc

Ông Nguyễn Thành Nam, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Đắk Mil, cho biết, giải pháp quan trọng nhất hiện nay là tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của toàn xã hội trong việc thực hiện Chương trình. Trong đó, người đứng đầu các ban, ngành, địa phương nâng cao trách nhiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc thực hiện các Chương trình với tinh thần khẩn trương và phát huy hiệu quả sử dụng nguồn vốn được giao.

Bên cạnh đó, huyện tích cực chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện và kịp thời, giao mục tiêu nhiệm vụ Chương trình MTQG 1719 cho các cơ quan, đơn vị phù hợp tình hình thực tế của địa phương. Chủ động bố trí ngân sách địa phương đối ứng thực hiện Chương trình theo quy định của Trung ương và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của tỉnh. Công tác phân cấp, trao quyền cho địa phương, nhất là cấp cơ sở được đẩy mạnh nhằm nâng cao tính chủ động, linh hoạt của xã, thị trấn trong quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình.

"Với những kết quả đạt được từ thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc, đặc biệt là việc triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719, vùng đồng bào DTTS và miền núi huyện Đắk Mil có nhiều chuyển biến tích cực về mọi mặt, vùng đồng bào các DTTS được thụ hưởng chính sách của Nhà nước, diện mạo khởi sắc, đời sống đồng bào các DTTS nâng lên, văn hóa, bản sắc các DTTS được bảo tồn, phát huy; quốc phòng, an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng được củng cố", ông Nguyễn Thành Nam, Trưởng phòng Dân tộc huyện Đắk Mil chia sẻ.

Ý kiến độc giả
Tin nổi bật trang chủ
Thánh địa Đức Mẹ La Vang - Biểu tượng đức tin linh thiêng ở Quảng Trị

Thánh địa Đức Mẹ La Vang - Biểu tượng đức tin linh thiêng ở Quảng Trị

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 2 giờ trước
Nằm giữa núi rừng Quảng Trị, Thánh địa Đức Mẹ La Vang, đứng chân trên địa bàn thôn Phú Hưng, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, cách trung tâm TP. Đông Hà khoảng 16 km về phía Tây Nam, là điểm đến linh thiêng với kiến trúc độc đáo kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Nơi đây không chỉ mang vẻ đẹp tâm linh mà còn là biểu tượng của sự bình yên, thu hút du khách bởi khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp.
Chàng trai Bru Vân Kiều bỏ nghề dược sĩ về bản chăn nuôi

Chàng trai Bru Vân Kiều bỏ nghề dược sĩ về bản chăn nuôi

Gương sáng - Phạm Tiến - 2 giờ trước
Đã 2 lần Hồ Văn Thằn rời bản lên thành phố theo học rồi quyết tâm lập thân, lập nghiệp ở thành phố. Thế nhưng dường như cái “duyên thầm” đã kéo anh trở về với quê hương. Để rồi sau 2 lần “khởi nghiệp” nuôi lợn bản địa, Thằn đã hiện thực hóa được “giấc mơ” thoát nghèo và làm giàu bền vững.
Đại thắng mùa Xuân 1975 trong ký ức những cựu binh người DTTS

Đại thắng mùa Xuân 1975 trong ký ức những cựu binh người DTTS

Gương sáng - Công Phương - 2 giờ trước
Những ngày cuối tháng 3, chúng tôi ngược đường rừng về các huyện vùng cao của tỉnh Quảng Nam, tìm đến nhà những già làng người DTTS để nghe kể về những ngày tháng chiến tranh và chứng kiến giờ khắc lịch sử của dân tộc trong ngày đại thắng mùa Xuân năm 1975. Hầu hết những người còn sống đều ở cái tuổi “xưa nay hiếm”, nhưng họ không thể nào quên cảm giác sung sướng khi đất nước hoàn toàn được giải phóng. Càng nhớ về những ngày tháng ấy, họ càng trân quý hoà bình và luôn cống hiến hết sức mình cho sự phát triển của bản, làng.
Triển lãm trực tuyến “Hải cảng xưa: Từ Đông Dương ra thế giới

Triển lãm trực tuyến “Hải cảng xưa: Từ Đông Dương ra thế giới"

Tin tức - H. Phúc - 2 giờ trước
Triển lãm trực tuyến “Hải cảng xưa: Từ Đông Dương ra thế giới” giới thiệu khoảng 200 tài liệu, hình ảnh đặc sắc về quá trình quy hoạch cảng biển, hải đăng, cũng như hoạt động vận tải đường biển ở Đông Dương cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố.
Thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc thực hiện hợp nhất tỉnh Yên Bái và tỉnh Lào Cai

Thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc thực hiện hợp nhất tỉnh Yên Bái và tỉnh Lào Cai

Thời sự - Trọng Bảo - 2 giờ trước
Chiều 9/4/2025, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái nhằm đánh giá quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, đồng thời trao đổi phương án sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh theo chỉ đạo của Trung ương.
“Se duyên” cho sầu riêng

“Se duyên” cho sầu riêng

Bản tin tổng hợp chiều nay, 9/4, của Báo Dân tộc và Phát triển có những thông tin đáng chú ý sau: Nhiều hoạt động ý nghĩa trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam; “Se duyên” cho sầu riêng; Từ cây nhà lá vườn đến sản phẩm OCOP; cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Việt Nam-Tây Ban Nha triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương

Việt Nam-Tây Ban Nha triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương

Thời sự - PV - 20:05, 09/04/2025
Chiều 9/4, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có cuộc hội kiến với Thủ tướng Vương quốc Tây Ban Nha Pedro Sanchez nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Vương quốc Tây Ban Nha Pedro Sanchez

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Vương quốc Tây Ban Nha Pedro Sanchez

Thời sự - PV - 20:00, 09/04/2025
Sáng 9/4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Vương quốc Tây Ban Nha Pedro Sanchez nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
“Se duyên” cho sầu riêng

“Se duyên” cho sầu riêng

Media - BDT - 19:48, 09/04/2025
Bản tin tổng hợp chiều nay, 9/4, của Báo Dân tộc và Phát triển có những thông tin đáng chú ý sau: Nhiều hoạt động ý nghĩa trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam; “Se duyên” cho sầu riêng; Từ cây nhà lá vườn đến sản phẩm OCOP; cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Vượt khó, tự tin khẳng định mình

Vượt khó, tự tin khẳng định mình

Kinh tế - Hồng Phúc - 19:36, 09/04/2025
Từ những người chủ yếu gắn bó với nương rẫy, quanh quẩn với những việc không tên trong gia đình, nhiều phụ nữ DTTS đã vượt qua tập tục và định kiến giới, tham gia ngày càng sâu rộng hơn vào đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Những thay đổi này là minh chứng cho sự nỗ lực của chính bản thân họ trong việc vượt khó, tự tin khẳng định mình.
Đức tin được hình thành như thế!

Đức tin được hình thành như thế!

Phóng sự - Thanh Hải - 19:34, 09/04/2025
Trong không gian tôn nghiêm của giáo đường, trong ánh nến Phục Sinh tỏa sáng… cũng là lúc tên Thánh của những đứa trẻ sơ sinh được Cha xứ xướng lên. Và rồi, nghi thức rửa tội bắt đầu được thực hiện đầy trang trọng như thế; như một dấu ấn đầu tiên của một tín hữu.