Đánh giá những kết quả đạt được, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum cũng đã nhìn nhận những hạn chế trong quá trình thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”. Qua đó, tiếp tục triển khai các giải pháp, khắc phục hạn chế, đưa cuộc vận động phải đi vào thực chất, tránh hình thức và xác định, đây là việc làm thường xuyên và lâu dài để giúp đồng bào DTTS có cuộc sống ấm no và hạnh phúc hơn.
Qua gần 3 năm thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững” đã tạo được sự chuyển biến trên các mặt đời sống, xã hội của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Đặc biệt, nhiều mô hình, cách làm hiệu quả được triển khai, nhân rộng, giúp cho đồng bào DTTS đã từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm và vươn lên thoát nghèo bền vững đúng như mục tiêu của Cuộc vận động đưa ra.
Tỉnh Kon Tum có 43 dân tộc anh em cùng sinh sống. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm hơn 54% dân số toàn tỉnh, sinh sống chủ yếu ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới. Mặc dù Nhà nước đã có nhiều chương trình, dự án chính sách đầu tư hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bào DTTS, nhưng với xuất phát điểm thấp, điều kiện tự nhiên, hạ tầng kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều khó khăn; đặc biệt đồng bào DTTS vẫn còn duy trì phương thức sản xuất và những phong tục lạc hậu, dẫn đến kinh tế - xã hội chậm phát triển, cần có những cách làm, giải pháp phù hợp, hiệu quả hơn...
Lang Chánh là huyện miền núi biên giới của tỉnh Thanh Hóa với dân số khoảng hơn 52.600 người. Trong đó, đồng bào DTTS chiếm gần 90%, sinh sống ở 78 thôn, bản, khu phố thuộc 10 xã, thị trấn. Trong nhiều năm qua, để đảm bảo an ninh trật tự khu vực biên giới, huyện Lang Chánh rất chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) đến với đồng bào DTTS, qua đó góp phần tăng cường tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Dự án 1 về "Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt" trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) đã mở ra hướng giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS và người dân sống ở vùng đặc biệt khó khăn ở Quảng Trị.
UBND huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) vừa tổ chức biểu dương, tôn vinh 100 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi lần thứ Nhất, năm 2023. Đây là huyện đầu tiên của tỉnh Bắc Giang tổ chức biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS.
Sáng 29/9, UBND huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) long trọng tổ chức Hội nghị biểu dương Người có uy tín, nhân sĩ, trí thức, doanh nhân DTTS sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu. Đến dự có ông Cầm Bá Tường - Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, cùng lãnh đạo các ban, ngành và 70 đại biểu là điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn huyện Thọ Xuân.
Vừa qua, Ban Dân tộc phối hợp Công an tỉnh, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Đồng Nai tổ chức 13 hội nghị chuyên đề phổ biến, giáo dục pháp luật cho trên 1.600 lượt người là đồng bào Chăm, Hoa và Khmer tại các huyện: Trảng Bom, Tân Phú, Định Quán, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Long Thành và Tp. Long Khánh.
Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận, là vùng đất có đặc thù khí hậu nắng nóng, khô hạn kéo dài, thường bị xâm nhập mặn. Người dân Hàm Tân thường xuyên phải đối diện với tình trạng thiếu nước trong sinh hoạt và sản xuất. Những năm gần đây, từ các chính sách đầu tư của Nhà nước nói chung, chính sách đầu tư đặc thù của tỉnh Bình Thuận nói riêng, đã từng bước khắc phục tình trạng thiếu nước, tạo điều kiện để người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống.
Tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã tồn tại từ lâu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, để lại những hệ lụy ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý cũng như sự phát triển kinh tế-xã hội. Những năm qua, với sự vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền địa phương, tỉnh Điện Biên đã thực hiện nhiều giải pháp ngăn chặn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Tuy nhiên, tình trạng tảo hôn trên địa bàn tỉnh Điện Biên vẫn chưa có hồi kết.
Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang vừa tổ chức lớp tập huấn “Kỹ năng thực hiện gói thầu giao cho cộng đồng thi công theo cơ chế đặc thù và Công tác duy tu bảo dưỡng công trình cơ sở hạ tầng” cho 110 học viên là đại diện Ban phát triển các thôn có công trình đầu tư xây dựng thuộc các huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang.
Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức các Đoàn kiểm tra, giám sát kết quả triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thực hiện Quyết định số 658/QĐ-UBND, ngày 10/4/2023 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” năm 2023, Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk vừa tổ chức 4 hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới tại các trường Phổ thông Dân tộc (PTDT) nội trú trung học cơ sở (THCS).
Vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Trị có dân số khoảng 0,65 triệu người (2021) trong đó, DTTS chiếm 13,3% dân số toàn tỉnh. Do đó, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) có ý nghĩa lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Để hiểu hơn về những kết quả bước đầu sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Hồ Thị Lệ Hà, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị.
Ngày 26/9, Tại TP. Cần Thơ, ông Tào Việt Thắng - Phó Vụ trưởng Vụ Công tác dân tộc địa phương tại Cần Thơ đã có buổi gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Bình Thuận, nhân dịp đoàn đến tham quan, học tập kinh nghiệm tại các tỉnh vùng Tây Nam bộ.
Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và khả năng tiếp cận và thụ hưởng trợ giúp pháp lý (TGPL), là một mục tiêu của Tiểu dự án 1, Dự án 10 trong Chương trình MTQG 1719. Theo đó, từ nguồn kinh phí của Chương trình, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai được nhiều hoạt động, với nhiều hình thức, nhằm góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật của các tầng lớp Nhân dân ở các địa bàn vùng DTTS và miền núi.
Ngày 25/9, Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Giang phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tổ chức Hội nghị Gặp mặt, tiếp xúc, đối thoại với 200 Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.
Ngày 25/9, Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị sơ kết công tác dân tộc 9 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2023. Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk H’Yâo Knul chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị còn có lãnh đạo 13 Phòng Dân tộc trên địa bàn tỉnh.
Những năm gần đây, tỉnh Hòa Bình đã huy động nhiều nguồn lực, lồng ghép các chính sách đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước để phát triển kinh tế xã hội ở các vùng đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa. Đặc biệt, khi Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) được thực hiện đã góp phần phát triển toàn diện vùng DTTS và miền núi của tỉnh.
UBND huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang vừa ban hành văn bản phê duyệt mức hỗ trợ đất ở, chuyển đổi nghề và nước sinh hoạt phân tán. Đây là nội dung thuộc Dự án 1, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).