Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cấp đất ở, đất sản xuất - Động lực mới để đồng bào DTTS ở Quảng Trị thay đổi cuộc sống

Phạm Tiến - 17:48, 02/10/2023

Dự án 1 về "Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt" trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) đã mở ra hướng giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS và người dân sống ở vùng đặc biệt khó khăn ở Quảng Trị.

(Bài kế hoạch- CĐ Quảng Trị):Cấp đất ở đất sản xuất, động lực mới để đồng bào DTTS phát triển toàn diện 1
Cấp đất ở, đất sản xuất là động lực quan trọng trong việc phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ưu tiên triển khai cấp đất ở, đất sản xuất cho đồng bào

Vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Trị có diện tích tự nhiên hơn 313,6 nghìn ha, chiếm 68% diện tích tự nhiên của tỉnh, dân số hơn 192,2 nghìn người, trong đó DTTS gần 95 nghìn người, chiếm 13,3% dân số toàn tỉnh.

Thiếu đất ở, đất sản xuất, từ lâu đã trở thành vấn đề cấp bách đối với đồng bào DTTS và người dân vùng miền núi. Xác định tầm quan trọng của đất ở và đất sản xuất, Chương trình MTQG 1719 đã đưa vấn đề này lên đầu tiên (Dự án 1). Trong quá trình thực hiện, Quảng Trị cũng ưu tiên triển khai sớm, triển khai nhanh nội dung hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho các đối tượng thụ hưởng thuộc 2 huyện miền núi Hướng Hóa và ĐaKrông.

Tại huyện biên giới Hướng Hóa, thực hiện Nghị Định 28/2022/NĐ-CP về "Chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình MTQG 1719" và các văn bản hướng dẫn triển khai Nghị Định 28/2022/NĐ-CP của tỉnh Quảng Trị, ngày 26/9/2022 UBND huyện Hướng Hóa đã ban hành Quyết định số 3394/QĐ-UBND Phê duyệt danh sách các hộ gia đình thụ hưởng chính sách hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất, hỗ trợ chuyển đổi nghề, nước sinh hoạt phân tán và tín dụng ưu đãi. Theo đó, trong năm 2022, toàn huyện có 78 hộ được hỗ trợ đất ở, 156 hộ được hỗ trợ đất sản xuất.

Năm 2023, do được phân bổ nguồn vốn sớm hơn nên ngày 10/5/2023, UBND huyện Hướng Hóa đã có Quyết định số 1453/QĐ-UBND phê duyệt 66 hộ được hỗ trợ đất ở, 97 hộ được hỗ trợ đất sản xuất. Như vậy, từ năm 2022 đến nay, toàn huyện có 153 hộ được hỗ trợ đất ở; 253 hộ được hỗ trợ đất sản xuất.

Cùng với huyện Hướng Hóa, ĐaKrôngcũng là huyện có đông đồng bào DTTS sinh sống. Vì thế, Chương trình MTQG 1719 nói chung và Dự án 1 nói riêng có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Riêng nội dung hỗ trợ đất ở, đất sản xuất được chính quyền địa phương ưu tiên triển khai sớm.

Bám sát các hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh, ngày 21/4/2023, UBND huyện đã có Quyết Định số 532/QĐ-UBND, phê duyệt 67 hộ được hỗ trợ đất ở đợt 1/2023. Trong đó, xã A Ngo 10 hộ, xã A Vao 18 hộ, xã Húc Nghì 07 hộ, xã Tà Long 06 hộ, xã Ba Nang 10 hộ, xã Đakrông 10 hộ, xã Mò Ó 06 hộ. 

Tiếp sau đó, là các Quyết định số 534 ngày 24/4/2023; Quyết định số 833 ngày 15/5/2023; Quyết định 1433 ngày 12/07/2023; Quyết định 1432 ngày 12/07/2023 phê duyệt thêm 166 hộ gia đình được hưởng chính sách hỗ trợ đất ở (đợt 2,3, 4 năm 2023)

Như vậy, tính riêng năm 2023, toàn huyện Đakrông đã có 233 hộ gia đình được hưởng chính sách hỗ trợ đất ở. Riêng đối với đất sản xuất, hiện các ban, ngành đang hoàn thiện khâu cuối cùng, để trình UBND huyện Đakrông ký quyết định phê duyệt số hộ được thụ hưởng.

(Bài kế hoạch- CĐ Quảng Trị):Cấp đất ở đất sản xuất, động lực mới để đồng bào DTTS phát triển toàn diện 2
Từ nguồn vốn đầu tư của Dự án 1 trong Chương trình MTQG 1719, Đồng bào DTTS ở thôn Amor, xã A Xing, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã có nước sạch để sinh hoạt

Động lực mới từ đất ở, đất sản xuất

Đánh giá bước đầu thực hiện Dự án 1 về "Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt" (Chương trình MTQG 1719), chỉ tính riêng nội dung hỗ trợ đất ở, đất sản xuất đã có hàng trăm hộ hưởng lợi. Ý nghĩa hơn, từ khi có đất ở, hàng nghìn nhân khẩu DTTS được an cư lạc nghiệp. Có đất sản xuất hàng trăm hộ đình đình DTTS chủ động được lương thực. 

Minh chứng như hộ gia đình anh Hồ Văn Dân ở thôn Trằm Cheng, xã Hướng Lộc (Hướng Hóa), trước đây, do thiếu đất sản xuất để canh tác nên gia đình anh luôn rơi vào cảnh "thiếu trước hụt sau" về lương thực. Khi biết gia đình được hỗ trợ 1 ha đất sản xuất, anh Dân không giấu nổi niềm vui: “Không chỉ riêng gia đình tôi mà nhiều bà con ở đây đều rất phấn khởi khi được hỗ trợ đất sản xuất;  khi được giao đất, gia đình tôi sẽ cố gắng chăm chỉ trồng trọt, chăn nuôi để cuộc sống tốt hơn”.

Hay như hộ gia đình anh Hồ Văn Ka Rê (1981), thôn Ra Ly Rào, xã Hướng Sơn (Hướng Hóa), cũng trong tình cảnh thiếu đất sản xuất nhiều năm nên cuộc sống rất khó khăn. Khi biết mình được hỗ trợ 22,5 triệu đồng để cải tạo 1ha đất hoang hóa thành đất sản xuất, anh vui lắm. Rồi anh dự định: “Tôi sẽ trồng cây lương thực như ngô, sắn và trồng thêm cỏ sữa để nuôi bò. Tôi tin khi có đất sản xuất chúng tôi sẽ thoát nghèo".

Cùng với tập trung giải quyết tình trạng đất sản xuất, thì đất ở cũng là vấn đề mà các địa phương miền núi đặc biệt quan tâm. Tại huyện Đakrông, trong 2 năm 2022 và 2023, tổng ngân sách hỗ trợ đất ở được cấp là 7,6 tỉ đồng. Đây là nguồn lực rất lớn đối với địa phương trong việc hỗ trợ để đồng bào được an cư.

Theo danh sách các hộ gia đình được hỗ trợ đất ở, chúng tôi tìm đến  anh Hồ Cu Đen ở thôn Tà Rụt 1, xã Tà Rụt, huyện Đakrông. Trò chuyện thì được biết gia đình anh Đen thuộc diện hộ nghèo. Do không có đất để làm nhà nên cả gia đình 3 người (Vợ chồng anh Đen và 1 đứa con-PV) đang phải sống nhờ ở gia đình bố mẹ. Việc sống chung cũng có nhiều bất tiện, nay biết tin mình được hỗ trợ đất ở, anh Đen vô cùng phấn khởi.

Được thụ hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1, nhiều hộ đồng bào DTTS ở Quảng Trị đã được an cư trong nhà "3 cứng" (nền cứng, khung cứng, mái cứng)
Được thụ hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1, nhiều hộ đồng bào DTTS ở Quảng Trị đã được an cư trong nhà "3 cứng" (nền cứng, khung cứng, mái cứng)

Được biết, hiện thủ tục hỗ trợ đất ở cho gia đình anh Hồ Văn Đen cũng như các hộ thuộc đối tượng thụ hưởng của huyện, đã được triển khai đến bước đo vẽ sơ đồ thửa đất. Khi xong các thủ tục, chính quyền địa phương sẽ giải ngân hỗ trợ. Bên cạnh đó, các thửa đất thụ hưởng chính sách tại Dự án 1, Chương trình MTQG 1719 cũng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo pháp luật.

Theo bà Hồ Thị Lệ Hà, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị cho biết: Hiện nay, hầu hết các địa phương ở Quảng Trị đang triển khai các thủ tục giải ngân nguồn vốn đối với Dự án 1 được phân bổ trong kế hoạch năm 2022 và năm 2023. Qua đó, hàng trăm hộ thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất  sẽ sớm được cấp đất. 

"Cùng với Dự án 1, nhiều dự án khác trong Chương trình MTQG 1719 đang được triển khai đồng bộ sẽ là động lực để vùng đồng bào DTTS, miền núi Quảng Trị phát triển toàn diện", bà Hồ Thị Lệ Hà chia sẻ.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Nhận thức pháp luật của người dân vùng DTTS, miền núi không ngừng được nâng cao

Quảng Nam: Nhận thức pháp luật của người dân vùng DTTS, miền núi không ngừng được nâng cao

Thời gian qua, Quảng Nam tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho người dân vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, góp phần làm thay đổi nhận thức của đồng bào vùng DTTS trên địa bàn. Đáng chú ý, việc thực hiện hiệu quả nội dung số 2 thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 10 của Chương trình MTQG 1719) giai đoạn 2021 - 2025 đã góp phần rất lớn trong việc đưa các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đạt và giữ chuẩn tiếp cận pháp luật trong xây dựng nông thôn mới.
Tin nổi bật trang chủ
Tính ưu việt trong chính sách dân tộc của Việt Nam: Nhất quán chủ trương (Bài 1)

Tính ưu việt trong chính sách dân tộc của Việt Nam: Nhất quán chủ trương (Bài 1)

LTS: Qua hơn 35 năm tiến hành công cuộc Đổi Mới, hơn 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH), lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta ngày càng được hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa. Tính ưu việt của CNXH đã được thể hiện rõ trong những thành tựu to lớn của đất nước trên tất cả các lĩnh vực; trong đó có lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc.
Trà Vinh: Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật, tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS

Trà Vinh: Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật, tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS

Người có uy tín với cộng đồng - Nguyệt Anh - 3 giờ trước
Vừa qua, Ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, UBND các huyện, thành phố tổ chức 10 Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật, tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS năm 2023. Tham dự có 1.600 đại biểu là cán bộ lãnh đạo tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể ở xã, ấp; Trưởng ban nhân dân ấp, khóm, Người có uy tín vùng đồng bào DTTS; doanh nghiệp, HTX, cán bộ làm công tác vận động trong vùng đồng bào DTTS.
Cụ thể hoá mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững tại Yên Bái

Cụ thể hoá mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững tại Yên Bái

Hết năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn 12,92%, ước năm 2023 tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,76%. Để đạt được kết quả trên, tỉnh Yên Bái đã có nhiều giải pháp trong công tác giảm nghèo; trong đó có việc thực hiện hiệu quả Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo và hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2023-2025. Qua đó, tạo động lực cho người người dân ở Yên Bái thoát nghèo nhanh và bền vững.
Ngày hội Văn hóa, Thể thao dân tộc Sán Dìu huyện Tiên Yên năm 2023

Ngày hội Văn hóa, Thể thao dân tộc Sán Dìu huyện Tiên Yên năm 2023

Tại xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội Đền Đức ông Hoàng Cần - Ngày hội Văn hóa, Thể thao dân tộc Sán Dìu huyện Tiên Yên năm 2023. Chương trình thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia, hưởng ứng.
Lạng Sơn: Phê duyệt Dự án Khu dân cư mới Bắc Hữu Lũng hơn 200 tỷ

Lạng Sơn: Phê duyệt Dự án Khu dân cư mới Bắc Hữu Lũng hơn 200 tỷ

Tin tức - Thiên An - 3 giờ trước
UBND tỉnh Lạng Sơn vừa có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Khu dân cư mới Bắc Hữu Lũng thông qua hình thức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. Tổng vốn dự án là 214,98 tỷ đồng.
Tính giáo dục và nhân văn trong lễ cấp sắc của dân tộc Nùng

Tính giáo dục và nhân văn trong lễ cấp sắc của dân tộc Nùng

Dân tộc Nùng thuộc nhóm dân tộc còn gặp nhiều khó giai đoạn 2021-2025, theo danh sách phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ tại QĐ số 1227/QĐ0TTg, được thụ hưởng nhiều nội dung tại Tiểu dự án 1, Dự án 9, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025. Thông qua việc thực hiện các nội dung được đầu tư, đã tạo cơ hội để đồng bào Nùng giữ gìn và phát huy nhiều nét đẹp, bản sắc văn hóa trong đời sống hằng ngày.
Tin trong ngày - 29/11/2023

Tin trong ngày - 29/11/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 29/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo đảm nguồn lực thực hiện các chính sách hỗ trợ vùng đồng bào DTTS. Trao cơ hội để cộng đồng DTTS "tiến về phía trước". Người tiên phong hiến đất làm đường ở Đồng Xê. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho lãnh đạo thôn, Người có uy tín vùng đồng bào DTTS

Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho lãnh đạo thôn, Người có uy tín vùng đồng bào DTTS

Người có uy tín với cộng đồng - Nguyệt Anh - 4 giờ trước
Vừa qua, UBND huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc, tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho đối tượng 4 là bí thư chi bộ, trưởng thôn, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn huyện năm 2023. Tham dự có 270 học viên của 12 xã thuộc diện được thụ hưởng Chương trình MTQG 1719.
Thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái): Bồi dưỡng kiến thức các chương trình MTQG cho Người có uy tín

Thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái): Bồi dưỡng kiến thức các chương trình MTQG cho Người có uy tín

Người có uy tín với cộng đồng - Nguyệt Anh - 4 giờ trước
Sáng 27/11, UBND thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho 89 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn năm 2023.
Ninh Thuận: Nâng cao vị thế, bình đẳng giới cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Ninh Thuận: Nâng cao vị thế, bình đẳng giới cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Chính sách về bình đẳng giới, bảo vệ quyền và nâng cao vị thế cho phụ nữ DTTS đóng vai trò quan trọng trong chủ trương của Đảng và Nhà nước. Trong đó Chương trình MTQG 1719 đã có riêng một dự án thành phần về công tác này. Việc quan tâm và hỗ trợ tích cực cho bình đẳng giới sẽ nâng cao vị thế của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ DTTS.
Người có uy tín nỗ lực xây dựng quê hương

Người có uy tín nỗ lực xây dựng quê hương

Người có uy tín với cộng đồng - Minh Thu - 4 giờ trước
Không chỉ là hạt nhân đoàn kết, những năm qua Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Sơn La còn có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển vùng đồng bào DTTS của tỉnh, được các cấp chính quyền và Nhân dân ghi nhận, trân trọng.
Người dân huyện nghèo “đổi đời” nhờ cây trúc sào

Người dân huyện nghèo “đổi đời” nhờ cây trúc sào

Nhờ cây trúc sào, rất nhiều hộ gia đình đồng bào DTTS huyện nghèo Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng đã được “đổi đời”, vươn lên thoát nghèo trên chính mảnh đất quê hương