Để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn thực hiện Chương trình MTQG 1719, Ủy ban Dân tộc đã chủ trì rà soát, tổng hợp, đề xuất dự kiến điều chỉnh một số nội dung về đối tượng, phạm vi, nội dung, chỉ tiêu cụ thể của các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình MTQG 1719, bảo đảm không làm thay đổi tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn và các nội dung khác đã được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư cho giai đoạn 2021 - 2025.
Ông Trần Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam vừa ký văn bản gửi Ban Dân tộc tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh về việc tham mưu quy định định mức đất sản xuất để thực hiện Dự án 1 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719).
Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi vừa phối hợp với UBND huyện Ba Tơ tổ chức Hội nghị tập huấn Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và truyền thông cho 70 đại biểu, gồm đại diện Hội Phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã, Bí thư Chi bộ thôn và Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn huyện.
Ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai vừa tổ chức Hội nghị giao ban công tác dân tộc quý III/2023; triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý IV/2023. Ông Nguyễn Văn Khang - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh chủ trì Hội nghị. Tham dự có Lãnh đạo và công chức các phòng chuyên môn thuộc Ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai; Lãnh đạo Phòng Dân tộc các huyện và Tp. Long Khánh; Lãnh đạo và công chức theo dõi công tác dân tộc thuộc UBND các huyện: Thống Nhất, Cẩm Mỹ, Vĩnh Cửu và Tp. Biên Hòa.
Ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai vừa chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh; Tổ chức Les Enfants du Dragon (LEDD/Pháp), UBND huyện Định Quán, UBND xã Thanh Sơn tổ chức bàn giao 7 căn nhà hữu nghị cho đồng bào DTTS còn khó khăn về nhà ở sau 2 tháng triển khai thực hiện, cùng với sự tham gia của 3 đoàn sinh viên tình nguyện Pháp đến hỗ trợ.
Tỉnh Thái Nguyên là địa phương có đông đồng bào DTTS sinh sống, phần lớn đồng bào cư trú tại miền núi, vùng sâu vùng xa nên đời sống KT – XH gặp nhiều khó khăn. Bám sát sự chỉ đạo của Trung ương về phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS và miền núi, những năm qua, tỉnh đã tập trung triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc trên địa bàn, góp phần từng bước ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.
Nghệ An có 7 huyện nằm trong phạm vi của tiểu dự án 1, thuộc Dự án 3 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Theo đó sẽ có hàng nghìn hộ gia đình đồng bào DTTS, hộ người kinh nghèo là đối tượng được thụ hưởng. Do vậy, việc triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719, là động lực lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của người dân khu vực miền núi, vùng đồng bào DTTS gắn với công tác bảo vệ và phát triển rừng bền vững.
Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719), các Ban Giám sát đầu tư cộng đồng đã phát huy tốt vai trò đại diện cho Nhân dân trong giám sát thi công các công trình đầu tư cơ sở. Qua đó, góp phần đảm bảo tính dân chủ, công khai, minh bạch và hiệu quả sau đầu tư của Chương trình MTQG 1719.
Với quyết tâm của cả hệ thống chính trị thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ của tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Cà Mau đặt ra nhiều mục tiêu, giải pháp thực hiện nhằm nâng cao đời sống đồng bào DTTS, thu hẹp khoảng cách giữa các vùng trong tỉnh để “không để ai bị bỏ lại phía sau”. Phóng viên Báo Dân tộc và phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Minh Luân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau về quan điểm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và kết quả nối bật từ thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu...
Xác định rõ nguyên nhân của tình trạng tảo hôn, những năm qua, tỉnh Kon Tum đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào DTTS. Trọng tâm là thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021- 2025”.
Ngoài thu nhập từ bảo vệ rừng, từ lâm sản phụ… người dân các huyện miền núi Nghệ An đang hướng đến xây dựng các mô hình kinh tế gắn với rừng để nâng cao giá trị của rừng trên cùng đơn vị diện tích. Từ thực tế cũng đã chứng minh, có rất nhiều mô hình thực hiện hiệu qủa theo hướng này.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), Đảng bộ, chính quyền huyện Mai Châu (tỉnh Hòa Bình) đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo các xã, thôn bản được thụ hưởng tập trung xây dựng kế hoạch, cụ thể hóa nội dung của Chương trình. Đồng thời sau khi được phê duyệt đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án thành phần được giao, đảm bảo thời gian theo quy định.
Từ ngày 5-15/10, Phòng Dân tộc phối hợp với UBND các xã của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã cấp hơn 500 bồn chứa nước sinh hoạt cho các hộ nghèo trên địa bàn huyện.
Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn, đến nay huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã phê duyệt và đang tập trung triển khai 43 dự án hỗ trợ sản xuất cho người dân trên địa bàn.
Việc giải ngân cũng như tiến độ thực hiện các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An đang thấp và chậm; cá biệt có địa phương tiến độ giải ngân vốn sự nghiệp chỉ đạt 0%. Trước những khó khăn, vướng mắc do cơ chế, chính sách, quy định…, Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An đã và đang tiếp tục vào cuộc quyết liệt, phối hợp chặt chẽ với các sở, ban ngành liên quan để tham mưu, đề xuất giải pháp tháo gỡ, sớm thực hiện chính sách đến với đối tượng thụ hưởng
Hai công trình trường học và một công trình y tế tại huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) chưa thể thi công. Nguyên nhân chậm trễ này, theo Giám đốc Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng huyện Quỳ Hợp Trương Văn Nam, là do công tác thẩm định hồ sơ chậm.
LTS: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở Nghệ An rất lớn. Đó là tiềm năng, lợi thế để người dân sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng. Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), có ý nghĩa quan trọng để người dân có thêm điều kiện phát huy giá trị kinh tế ổn định cuộc sống và phát triển bền vững từ rừng.
Sáng ngày 7/10, Trường Dự bị Đại học TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức khai giảng năm học 2023 – 2024. Tham dự buổi lễ có đồng chí Y Thông, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Đại diện Ban Dân tộc các tỉnh: Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước; cùng tập thể các thầy cô và gần 300 em học sinh hệ Dự bị Đại học khóa mới (khóa 34) của Trường Dự bị Đại học TP. Hồ Chí Minh
Đây là nhiệm vụ được đưa ra tại Hội nghị giao ban công tác dân tộc 9 tháng và triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2023, do Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai phối hợp với huyện Bát Xát tổ chức, ngày 6/10.
Trong 2 ngày 4 và 5/10, Đoàn giám sát của Ban Dân tộc HĐND tỉnh Thanh Hóa do ông Nguyễn Văn Hùng - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn, đã có buổi giám sát việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTGQ) giảm nghèo bền vững từ năm 2021 đến nay trên địa bàn huyện Mường Lát. Cùng tham gia có đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành cấp tỉnh.