Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lang Chánh (Thanh Hóa): Tập trung "lấp đầy vùng trũng" pháp luật

Quỳnh Trâm - 18:28, 02/10/2023

Lang Chánh là huyện miền núi biên giới của tỉnh Thanh Hóa với dân số khoảng hơn 52.600 người. Trong đó, đồng bào DTTS chiếm gần 90%, sinh sống ở 78 thôn, bản, khu phố thuộc 10 xã, thị trấn. Trong nhiều năm qua, để đảm bảo an ninh trật tự khu vực biên giới, huyện Lang Chánh rất chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) đến với đồng bào DTTS, qua đó góp phần tăng cường tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Tuyên truyền gắn với thực hiện Chương trình MTQG

Những năm gần đây, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Lang Chánh đang tiếp tục triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật cho Nhân dân ở các thôn, bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện.

Công tác tuyên truyền PBGDPL cho Nhân dân ở các thôn, bản đặc luôn được huyện Lang Chánh quan tâm chú trọng
Công tác tuyên truyền PBGDPL cho Nhân dân ở các thôn, bản đặc luôn được huyện Lang Chánh quan tâm chú trọng

Việc tuyên truyền pháp luật được thực hiện bằng nhiều hình thức phù hợp với nhu cầu, đặc điểm, phong tục tập quán của từng dân tộc, từng vùng. Để nhân cao hiệu quả tuyên truyền, địa phương còn chú trọng kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có kỹ năng nghiệp vụ tốt, am hiểu pháp luật và biết tiếng đồng bào DTTS.

Huyện cũng đã kiện toàn Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), với 100% thành viên có trình độ chuyên môn về luật; các tuyên truyền viên pháp luật và hòa giải viên cơ sở, cũng là những người có trình độ, kinh nghiệm thực tiễn, có uy tín trong thôn, bản và cộng đồng dân cư.

Hiện toàn huyện có 78 tổ hòa giải, với 512 hòa giải viên. Trong 6 tháng đầu năm 2023, các tổ công tác hòa giải đã tổ chức hòa giải thành công được 93/95 vụ. Việc hòa giải thành công ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng trong đời sống xã hội,  kịp thời ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần bảo đảm ổn định, trật tự, an toàn xã hội; giảm bớt các vụ việc phải chuyển đến Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết, tiết kiệm thời gian, kinh phí cho Nhà nước và Nhân dân...qua đó, góp phần tăng cường tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Bà Lê Thị Thiết, Trưởng Phòng Tư pháp huyện Lang Chánh, cho biết: Lang Chánh là một huyện miền núi cao, điều kiện môi trường sống và đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều, nên việc hiểu biết kiến thức pháp luật của người dân còn rất nhiều hạn chế, dẫn đến nhiều thiệt thòi trong bảo vệ quyền lợi hợp pháp, cũng như vô tình vi phạm pháp luật.

Năm 2023, tiếp tục thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền PBGDPL trên địa bàn huyện Lang Chánh giai đoạn 2022-2026”, huyện Lang Chánh đã đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền PBGDPL bằng nhiều hình thức. Trong đó, phát huy vai trò của đội ngũ báo cáo viên pháp luật của huyện trong việc nêu cao tinh thần tận tâm, trách nhiệm bám bản tuyên truyền, tạo điều kiện thuận lợi nhất để bà con các thôn bản khó khăn, có nhiều cơ hội tiếp cận các nội dung tuyên truyền PBGDPL,  góp phần cùng cấp ủy, chính quyền địa phương ổn định an ninh trật tự, phát triển kinh tế- xã hội.

Các hội nghị tuyên truyền PBGDPL được tổ chức tại cơ sở, góp phần nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân huyện Lang Chánh
Các hội nghị tuyên truyền PBGDPL được tổ chức tại cơ sở, góp phần nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân huyện Lang Chánh

Lấp đầy "vùng trũng" pháp luật

Nâng cao hiệu quả tuyên truyền PBGDPL và khả năng tiếp cận và thụ hưởng trợ giúp pháp lý, là một mục tiêu của Tiểu dự án 1, Dự án 10 trong Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719. Theo đó, từ nguồn kinh phí của Chương trình này, huyện Lang Chánh đã và đang triển khai có hiệu quả nhiều hoạt động, từ đó góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật của các tầng lớp Nhân dân ở các địa bàn vùng DTTS và miền núi.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, huyện Lang Chánh đã phối hợp với Sở Tư pháp, các cơ quan, đơn vị cấp huyện tổ chức 16 hội nghị, với 1.284 đại biểu tham dự; tại cấp xã tổ chức 13 hội nghị, với 1.985 đại biểu tham dự về các nội dung như: Tuyên truyền quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà Nước; Triển khai Thông tư số 25/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ NN&PTNT quy định về quản lý, truy suất nguồn gốc lâm sản... giúp các đơn vị, cán bộ lâm nghiệp, các chủ cơ sở sản xuất, chế biến gỗ trên địa bàn nắm rõ các quy định. Qua đó kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hướng dẫn triển khai, áp dụng vào thực tiễn tại địa phương.

Người dân ký cam kết chấp hành tốt các quy định về pháp luật
Người dân ký cam kết chấp hành tốt các quy định của pháp luật

Ngoài ra, trong tháng 8 vừa qua, UBND huyện Lang Chánh phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh, các ban ngành chức năng tổ chức 2 hội nghị tuyên truyền PBGDPL cho đồng bào các thôn, bản đặc biệt khó khăn huyện Lang Chánh năm 2023. Đã có gần 300 đại biểu thuộc các xã có thôn, bản đặc biệt khó khăn gồm: Tam Văn, Tân Phúc, Giao Thiện, Lâm Phú, Đồng Lương, Yên Thắng, Yên Khương, thị trấn Lang Chánh tham dự hội nghị.

Thông qua, các hội nghị góp phần nâng cao nhận thức, hiệu quả công tác tuyên truyền cho cán bộ thôn, bản, người dân huyện Lang Chánh về các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước. Từ đó, đoàn kết tích cực lao động sản xuất, nâng cao đời sống, góp phần phát triển KT-XH, đảm bảo an ninh - quốc phòng địa phương.

Từ các hoạt động tuyên truyền PBGDP, các hành vi vi phạm pháp luật trong vùng đồng bào DTTS và miền núi giảm đáng kể, nhiều hủ tục lạc hậu dần được loại bỏ, an ninh trật tự trên địa bàn ổn định, không phát sinh "điểm nóng", đơn thư khiếu kiện vượt cấp, đồng bào ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vươn lên xóa đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Văn Lãng (Lạng Sơn): Đẩy mạnh tuyên truyền công tác thông tin đối ngoại

Văn Lãng (Lạng Sơn): Đẩy mạnh tuyên truyền công tác thông tin đối ngoại

Huyện Văn Lãng là huyện miền núi biên giới của tỉnh Lạng Sơn, có 5 xã biên giới tiếp giáp với thị Bằng Tường, Khu tự trị Dân tộc Choang-Quảng Tây, Trung Quốc, với đường biên giới dài 36km. Do đó, việc đẩy mạnh tuyên truyền công tác đối ngoại nói chung và đối ngoại với các huyện biên giới luôn được huyện Văn Lãng xác định là nhiệm vụ quan trọng đặc biệt.
Tin nổi bật trang chủ
Văn Lãng (Lạng Sơn): Đẩy mạnh tuyên truyền công tác thông tin đối ngoại

Văn Lãng (Lạng Sơn): Đẩy mạnh tuyên truyền công tác thông tin đối ngoại

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 2 giờ trước
Huyện Văn Lãng là huyện miền núi biên giới của tỉnh Lạng Sơn, có 5 xã biên giới tiếp giáp với thị Bằng Tường, Khu tự trị Dân tộc Choang-Quảng Tây, Trung Quốc, với đường biên giới dài 36km. Do đó, việc đẩy mạnh tuyên truyền công tác đối ngoại nói chung và đối ngoại với các huyện biên giới luôn được huyện Văn Lãng xác định là nhiệm vụ quan trọng đặc biệt.
Yên Bái: Nâng cao vị thế, vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số

Yên Bái: Nâng cao vị thế, vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số

Nhờ thực hiện nhiều giải pháp, khoảng cách chênh lệch về giới trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, việc làm, giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Yên Bái ngày càng được rút ngắn. Việc thực hiện quyền năng của phụ nữ DTTS, thực hiện bình đẳng giới chuyển biến theo chiều hướng tích cực.
Độc đáo màn hát đối trên sông biên giới Việt - Trung

Độc đáo màn hát đối trên sông biên giới Việt - Trung

Ngày 30/11, trong khuôn khổ Hội chợ Quốc tế Việt - Trung lần thứ 15 diễn ra tại Quảng Ninh, Chương trình giao lưu hát đối trên sông biên giới giữa thanh niên hai thành phố Móng Cái (Việt Nam) và Đông Hưng (Trung Quốc) đã diễn ra tại cầu phao Km3+4, phường Hải Yên. Tham dự có hàng trăm diễn viên, ca sỹ, thanh niên của hai phía cùng đông đảo người dân, du khách, học sinh của Việt Nam và Trung Quốc.
Dự kiến gần 8.000 tỷ đồng xây dựng Cửa khẩu thông minh tại Lạng Sơn

Dự kiến gần 8.000 tỷ đồng xây dựng Cửa khẩu thông minh tại Lạng Sơn

Vừa qua, UBND tỉnh Lạng Sơn đã họp xem xét, cho ý kiến vào dự thảo Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại tuyến đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1119-1120 và đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1088/2-1089 thuộc cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan, tỉnh Lạng Sơn.
Cao Bằng: Khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh tại Cửa khẩu Sóc Giang

Cao Bằng: Khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh tại Cửa khẩu Sóc Giang

Sau thời gian tạm dừng vì dịch COVID-19, hoạt động xuất nhập cảnh qua cặp cửa khẩu Sóc Giang (Cao Bằng, Việt Nam) - Bình Mãng (Quảng Tây, Trung Quốc) được khôi phục từ ngày 28/11.
Tin trong ngày - 1/12/2023

Tin trong ngày - 1/12/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 1/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Quy hoạch bảo quản, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt An toàn khu Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Tháp Thần Nông được ghép từ 1.012 chiếc cối đá nhận Bằng kỷ lục Châu Á. Người chế tác cây sáo 7 khúc độc đáo của người Khơ Mú. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh khu vực biên giới biển

Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh khu vực biên giới biển

Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho các em học sinh khu vực biên giới biển do đơn vị quản lý, vừa qua, Đồn Biên phòng Trung Bình, BĐBP Sóc Trăng phối hợp với Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Trần Đề, huyện Trần Đề tổ chức tuyên truyền Luật Biên phòng Việt Nam và các văn bản pháp luật có liên quan đến chủ quyền biển, đảo Việt Nam cho các em học sinh.
An Giang: Quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào Chăm phát triển và thực hành tôn giáo truyền thống

An Giang: Quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào Chăm phát triển và thực hành tôn giáo truyền thống

Với đặc thù về sinh hoạt tôn giáo và dân tộc, đồng bào Chăm thường sống khép kín và sinh hoạt theo cộng đồng. Để đồng bào thay đổi, tăng cường giao lưu đoàn kết lương-giáo cùng hòa hợp phát triển với các dân tộc khác trên địa bàn, các cấp chính quyền địa phương tỉnh An Giang đã rất chú trọng triển khai nhiều chính sách thiết thực, phù hợp; đồng thời tăng cường lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, những vấn đề cấp thiết trong đời sống của đồng bào Chăm để kịp thời có giải pháp hỗ trợ. Qua đó làm chuyển biến trong cộng đồng người Chăm từ tư duy đến hành động. Đồng bào đồng lòng với chính quyền địa phương xây dựng và phát triển làng Chăm ngày một đổi mới và phồn vinh.
Bảo Yên (Lào Cai): Các Tổ truyền thông cộng đồng tăng cường giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm

Bảo Yên (Lào Cai): Các Tổ truyền thông cộng đồng tăng cường giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm

Tin tức - Trọng Bảo - 13 giờ trước
Vừa qua, Hội Phụ nữ huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã tổ chức các buổi giao lưu cho các Tổ truyền thông cộng đồng tại các cụm xã.
Yên Bái: Phát huy sức mạnh đoàn kết, tinh thần tự lực, tự cường của Nhân dân để triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Yên Bái: Phát huy sức mạnh đoàn kết, tinh thần tự lực, tự cường của Nhân dân để triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 14 giờ trước
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, Giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) có nguồn lực lớn nhất từ trước đến nay dành riêng cho vùng đồng bào DTTS&MN. Sau 3 năm triển khai Chương trình tại tỉnh Yên Bái đã từng bước thay đổi diện mạo, nâng cao đời sống Nhân dân, đáp ứng được nguyện vọng của đồng bào vùng DTTS và miền núi. Để hiểu thêm về những kết quả trong thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại Yên Bái, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có buổi trao đổi với ông Trần Xuân Thủy, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Yên Bái.
Các Chương trình MTQG thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS ở Nho Quan (Ninh Bình)

Các Chương trình MTQG thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS ở Nho Quan (Ninh Bình)

Sau gần 3 năm thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025, tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã có hàng nghìn gia đình là đồng bào DTTS được hưởng lợi, có sinh kế bền vững, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện năm 2022 còn 3,54%, hộ cận nghèo còn 4,25%. Đời sống Nhân dân từng bước được cải thiện, trình độ, năng lực cán bộ xã, thôn, bản từng bước được nâng lên rõ rệt.