Từ ngày có cây tía tô, cuộc sống của đồng bào DTTS tại xã Tả Phìn, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai đã có nhiều đổi thay tích cực. Bà con có việc làm, thu nhập ổn định, từ đó đẩy lùi cái đói, cái nghèo bao năm qua.
Tỉnh Kiên Giang có khoảng 261.200 người đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm 14,94% dân số của tỉnh; trong đó, đồng bào Khmer chiếm hơn 13%. Những năm qua, việc chăm lo đời sống cho đồng bào DTTS luôn được tỉnh quan tâm, đưa ra nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả, góp phần đổi thay vùng DTTS miền núi của tỉnh.
Ngoài kinh phí chi trả tiền bảo vệ rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng hàng năm (theo đơn giá của các lưu vực thuỷ điện) thì chính sách dịch vụ môi trường rừng cũng đã hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân phục vụ công tác bảo vệ rừng. Nhờ thế, công tác bảo vệ rừng ngày càng tốt hơn, chất lượng rừng và độ che phủ rừng ngày càng được nâng lên…
Từ một xã đặc biệt khó khăn của huyện, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, đến nay, xã Bình Yên, Sơn Dương, Tuyên Quang đã “thay da đổi thịt”. Số hộ nghèo đã giảm mạnh, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 45,78% (đầu năm 2023) xuống còn 33,46%; người dân đã chủ động vươn lên phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.
Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa, là một trong 74 huyện nghèo của cả nước nên điều kiện kinh tế còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao. Với đặc thù riêng của huyện có 64km đường biên giới tiếp giáp với 2 huyện Viêng Xay và Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn (Lào), Quan Sơn đã xác định thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới (XDNTM) phải gắn với bảo vệ an ninh biên giới.
Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), giai đoạn 2021-2025, tỉnh Hòa Bình đã tận dụng tối đa các nguồn lực, bằng các giải pháp quyết liệt, triển khai hiệu quả các nguồn vốn. Đến nay, nhiều công trình, dự án dân sinh đã được triển khai thực hiện, bước đầu đã phát huy hiệu quả, góp phần đưa vùng đồng bào DTTS và miền núi ở Hòa Bình khởi sắc.
Trong nhiều năm qua, huyện Chiêm Hóa đã có nhiều chương trình, chính sách để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Coi đây là một lĩnh vực quan trọng, đa mục tiêu, vừa góp phần bảo vệ môi trường, vừa nâng cao chất lượng, diện tích rừng, đồng thời phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho người dân.
HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII vừa thông qua Nghị quyết phê duyệt Đề án Sữa học đường tại 2 huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh. Theo đó, từ năm 2024 - 2030, tất cả trẻ em đang theo học tại các nhà trẻ, trường mầm non tại 2 huyện miền núi này sẽ được hỗ trợ sữa uống tại trường, với tổng kinh phí hơn 61 tỷ đồng.
Ngày 19/12, tại Hà Nội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp Giao ban Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc (UBDT) tuần 50 và nghe các vụ, đơn vị báo cáo tiến độ, kết quả triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện Đồng Hỷ đang tích cực đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng tới mục tiêu giải quyết việc làm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2023 là kỳ tuyên dương thứ 10 do Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức. Đây là dấu mốc đặc biệt, đánh dấu một thập kỷ đồng hành với sự học vùng cao, tạo sức lan tỏa, truyền cảm hứng cho con em đồng bào các dân tộc nỗ lực hơn nữa, “vượt qua chính mình” hội nhập và phát triển cùng với học sinh, sinh viên, thanh niên cả nước.
Sau 20 năm thành lập huyện, từ một huyện miền núi nghèo thiếu điện, đường, trường, trạm, nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đầu tư các chương trình, dự án, chính sách, đăc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) mà hiện nay đời sống của bà con DTTS ở Tây Giang đã ngày một đổi thay, cơ sở hạ tầng được phát triển đồng bộ.
Khởi nghiệp bằng những mô hình sinh kế mới không chỉ giúp đồng bào DTTS có thêm thu nhập mà còn giải quyết vấn đề lao động tại địa phương. Bước đầu, những mô hình này đều mang lại tín hiệu tích cực, thanh niên vùng đồng bào DTTS có thêm động lực làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Dân tộc Cơ Tu cư trú chủ yếu ở phía Bắc dãy Trường Sơn, tập trung nhiều nhất tại tỉnh Quảng Nam cùng một số ít ở tỉnh Thừa Thiên Huế và nước bạn Lào. Trong đó, Quảng Nam là nơi sinh sống của 74,2% tổng số người Cơ Tu tại Việt Nam, tập trung ở 3 huyện Nam Giang, Đông Giang và Tây Giang.
Từ nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu giúp giao thông đi lại thuận tiện, thúc đẩy kinh tế, giao thương phát triển, nâng cao đời sống người dân.
Sốp Cộp, tỉnh Sơn La là một trong những huyện nghèo nhất cả nước. Toàn huyện có 8 xã, 106 bản, 2 điểm dân cư; trong đó, 98% dân số là đồng bào DTTS với 85 bản và điểm dân cư đặc biệt khó khăn.
Xín Mần là huyện vùng cao biên giới phía Tây của tỉnh Hà Giang và là huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. Đây là nơi sinh sống của 16 dân tộc như Kinh, Tày, Nùng, Mông, Phù Lá, Hoa, La Chí, Cao Lan…
Việc triển khai hiệu quả các dự án hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) được kỳ vọng sẽ đem lại sự đổi thay mạnh mẽ cho đồng bào DTTS của huyện nghèo Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên.
Năm 2023, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc tại xã Tri Phú, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang đã có nhiều chuyển biến tích cực, hiệu quả; tình hình trật tự an toàn xã hội được giữ vững ổn định không xảy ra các vụ việc phức tạp liên quan đến an ninh trật tự.
Trà Vinh là tỉnh có đông đồng bào Khmer sinh sống, dù các xã vùng DTTS đã về đích nông thôn mới 100%, nhưng đời sống một bộ phận đồng bào còn gặp nhiều khó khăn. Sau 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nhiều dự án, nội dung thành phần ở tỉnh Trà Vinh đã phát huy hiệu quả, tạo cơ hội cho vùng đồng bào DTTS đổi thay, khởi sắc.