Triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 1 theo Quyết định 1719, Nghệ An đặt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo qua từng năm khoảng 1-1,5% toàn tỉnh và vùng miền núi 2-3%; tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm từ 4-5%/năm.
Gần 4 năm qua, với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp vào cuộc quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức và tạo sự đồng thuận của Nhân dân trong việc thực hiện hiệu quả các công trình, dự án..., đã góp phần làm nên diện mạo mới trên các xóm, bản vùng đồng bào DTTS ở Bắc Kạn.
Vừa qua, đoàn giám sát Ban Dân tộc HĐND tỉnh do ông Bàn Quý Sơn, Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh làm trưởng đoàn, đã thực hiện hoạt động giám sát kết quả thực hiện các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn, công nhận Người có uy tín và chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh tại Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng.
Với đặc thù là huyện miền núi có tỷ lệ đồng bào DTTS cao, đời sống Nhân dân còn nhiều khó khăn, do đó những năm qua, cấp ủy đảng, chính quyền huyện Bác Ái rất chú trọng thực hiện hiệu quả nguồn lực đầu tư hỗ trợ từ các chương trình MTQG, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719) để nâng cao đời sống của đồng bào DTTS, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.
Những năm qua, bằng sự tận tâm, trách nhiệm, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Bắc Kạn đã và đang phát huy mạnh mẽ vai trò trên nhiều lĩnh vực. Họ được ví như những người chỉ lối, dẫn đường, là nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh trật tự, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong vùng đồng bào DTTS.
Theo báo cáo của UBND huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) tại Hội nghị Tổng kết công tác quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và phòng cháy chữa cháy rừng năm 2024, diễn ra chiều ngày 17/10, trong năm 2024, huyện triển khai trồng mới hơn 302ha rừng.
Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, là một trong những chương trình, mục tiêu có ý nghĩa xã hội to lớn mà Đảng, Nhà nước ta tổ chức thực hiện. Nhìn từ thực tiễn các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi, qua mỗi cách làm, Chương trình mang lại cơ hội cho nhiều hộ gia đình thoát nghèo, làm giàu; nhiều địa phương có cơ hội phát huy sức mạnh nội lực, để vươn lên...
Những năm qua, tỉnh Cao Bằng đã triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc, qua đó góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi của tỉnh. Từ năm 2021 đến nay, với nguồn lực của Chương trình MTQG 1719, tỉnh đã tập trung giải quyết những vấn đề cấp thiết trong vùng DTTS, từ đó tạo động lực giúp người dân ổn định đời sống, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Nhìn lại 5 năm thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bắc Kạn lần thứ III, năm 2019, cho thấy, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn đã đồng lòng phấn đấu, tranh thủ các nguồn lực từ chương trình, dự án, chính sách dân tộc; phát huy nội lực trong các tầng lớp Nhân dân, đạt được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực đời sống kinh tế-xã hội. Qua đó, tạo tiền đề, động lực để thúc đẩy phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi trong những năm tiếp theo.
Theo số liệu điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2019 công bố, “dân tộc Chứt có tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo lên đến 89,3%, trong đó, tỷ lệ hộ nghèo chiếm đến 60,6%”. Sau 5 năm thực hiện nhiều giải pháp, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trong cộng đồng đồng bào Chứt ở tỉnh Quảng Bình đã giảm sâu.
Với việc thiết kế các mô hình hoạt động của Dự án 8 (Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; Giai đoạn I: 2021-2025) vừa bám sát yêu cầu, mục tiêu, định hướng, vừa mang tính toàn diện, cụ thể, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế ở cơ sở. Theo đó, hoạt động từ những mô hình, đang góp phần quan trọng vào việc thực hiện hiệu quả các chỉ tiêu của Dự án 8 tại địa phương về bình đẳng giới
Trong Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030, tỉnh Tuyên Quang đặt mục tiêu nâng cao chất lượng dân số của đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh. Với các hoạt động liên quan thuộc các dự án thành phần của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn 1 từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) được triển khai hiệu quả, Tuyên Quang đang hướng tới hoàn thành mục tiêu này.
Cuộc điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang được triển khai tại 84 xã, phường, thị trấn của 13 huyện, thành phố. Mặc dù số liệu thống kê từ ngành chức năng chưa được công bố chính thức, song từ cuộc điều tra thu thập thông tin đã cho thấy nhiều chỉ số, thông tin vùng đồng bào DTTS ở những địa bàn điều tra đã có sự đổi thay tích cực. Kết quả này là từ thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách đầu tư, hỗ trợ các dân tộc trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện Kế hoạch số 60/KH-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về “Triển khai công tác tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025” (sau đây gọi là Kế hoạch số 60), sau hơn 3 năm, với các hoạt động đẩy mạnh công tác tuyên truyền và thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ đã tiếp tục góp phần đẩy lùi các hủ tục trong nếp sống tang lễ của đồng bào Mông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Xác định cơ sở hạ tầng thiết yếu giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang thường xuyên phối hợp với các xã, thị trấn tiến hành rà soát, đánh giá tình hình thực tiễn tại cơ sở, từ đó tham mưu cho UBND huyện xây dựng kế hoạch thực hiện.
Triển khai Dự án 8 “Thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, Viện nghiên cứu Phụ nữ được Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giao nhiệm vụ nghiên cứu, đánh giá các hoạt động, mô hình của dự án. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn Ths. Nguyễn Hoàng Anh, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Phụ nữ (Học viện Phụ nữ Việt Nam) xung quanh vấn đề này.
Xác định thực hiện công tác dân tộc là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, thời gian qua, cấp ủy đảng, chính quyền các cấp trên địa bàn huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận đã quan tâm triển khai kịp thời các chương trình, dự án, chính sách dân tộc. Đặc biệt, địa phương đã chú trọng công tác giảm nghèo bằng các mô hình phù hợp.
Ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai - Cụm trưởng Cụm Thi đua số 5 lĩnh vực công tác dân tộc (theo Quyết định số 441/QĐ-UBDT ngày 08/7/2024 của Ủy ban Dân tộc) vừa tổ chức cuộc họp với các thành viên trong Cụm.
Chiều 15/10, Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Đắk Lắk lần thứ IV, năm 2024 tổ chức Phiên họp lần 3 với các tiểu ban nhằm rà soát, kiểm tra tiến độ thực hiện công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội. Ông Nguyễn Thiên Văn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, Trưởng ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh chủ trì Phiên họp.
Thực hiện kế hoạch liên kết sản xuất bắp lai (ngô lai) theo chuỗi giá trị thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 đã được Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận phê duyệt, Trung tâm Dịch vụ miền núi tỉnh Bình Thuận (đơn vị chủ trì liên kết) đã tổ chức 5 lớp tập huấn phổ biến chính sách và tập huấn kỹ thuật cho các hộ đồng bào DTTS tại các xã: La Ngâu (huyện Tánh Linh), La Dạ, Thuận Hòa (huyện Hàm Thuận Bắc), Mỹ Thạnh (huyện Hàm Thuận Nam), Phan Tiến (huyện Bắc Bình).