Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Huyện Krông Ana (Đắk Lắk): Chăm lo đội ngũ Người có uy tín bằng những việc làm thiết thực

Lê Hường - 14:38, 11/12/2024

Huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk có 28 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Những năm qua, huyện rất chú trọng chăm lo thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách cho đội ngũ Người có uy tín, bằng những việc làm thiết thực. Qua đó, động viên, khuyến khích Người có uy tín huyện Krông Ana tiếp tục phát huy tốt vai trò "cầu nối" giữa chính quyền và Nhân dân; đi đầu trong các hoạt động ở cơ sở, góp phần vào sự phát triển chung của địa phương.

Không chỉ tuyên truyền bà con thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, già Y Dhun vận động Nhân dân giữ gìn văn hóa truyền thống
Không chỉ tuyên truyền bà con thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, già Y Dhun vận động Nhân dân giữ gìn văn hóa truyền thống

Người có uy tín góp sức xây dựng quê hương

Lớn lên ở buôn làng và trải qua bao thăng trầm cùng bà con, khi về hưu già làng Y Dhun Hmôk được bầu giữ vị trí Bí thư Chi bộ buôn Dur 1 và được bà con tín nhiệm suy tôn làm già làng, Người có uy tín của buôn.

Trách nhiệm, tận tâm trong quá trình triển khai nhiệm vụ, già Y Dhun tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương. Đặc biệt, từ kinh nghiệm trong công tác dân vận trong vùng đồng bào DTTS, già đã tuyên truyền, vận động bà con Nhân dân tại buôn đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

Già Y Dhun nói, đoàn kết là gốc rễ của sự phát triển. Đồng bào các dân tộc đoàn kết, chính quyền, quân và Nhân dân đoàn kết thì gốc sẽ sâu, rễ sẽ bền. Buôn Dur 1 bây giờ đã khác xưa rất nhiều, người dân nỗ lực vượt khó, dám nghĩ, dám làm, sáng tạo trong sản xuất, mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đời sống bà con ngày một cải thiện. 

Buôn Dur 1 hiện có hơn 200 hộ, với hơn 1.000 khẩu, 5 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Ê Đê chiếm đa số. Người dân chủ yếu sản xuất nông nghiệp, cuộc sống còn khó khăn, nhưng bà con trong buôn đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau trong sinh hoạt và lao động sản xuất. Nhờ đó, đời sống của người dân buôn Dur 1 ngày càng được nâng lên. Năm 2000, buôn Dur 1 có tới 124 hộ nghèo, cận nghèo, thì đến nay chỉ còn 34 hộ nghèo và hộ cận nghèo.

Tương tự, tận tâm đóng góp sức mình xây dựng quê hương từng ngày phát triển, bà H’Phong Niê, Người có uy tín buôn Kuôp, xã Dray Sáp tiên phong xây dựng, hoàn thiện cơ sở phát triển du lịch cộng đồng.

Để làm du lịch cộng đồng, bà H’Phong đã khôi phục nghề ủ rượu cần, sửa lại ngôi nhà dài truyền thống, xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng sẵn sàng đón, phục vụ du khách đến thăm quan du lịch. Bên cạnh đó, bà còn vận động Nhân dân bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan sáng, xanh, sạch, đẹp và được người dân trong buôn đồng tình hưởng ứng.

Bà H’Phong Niê kiểm tra những hũ rượu cần
Bà H’Phong Niê kiểm tra những hũ rượu cần

Bà H’Phong chia sẻ: Buôn Kuôp được công nhận là Buôn du lịch cộng đồng vào tháng 3/2024. Mặc dù, bước đầu mới có một số đoàn khách đến tham quan, nhưng điều quan trọng nhất, là bà con trong buôn rất hào hứng và quyết tâm làm du lịch cộng đồng. Ngày lễ, ngày Tết nhiều hộ gia đình mở các dịch vụ đón khách, nấu ăn phục vụ khách nên cũng bắt đầu có thêm nguồn thu nhập.

Qua tìm hiểu được biết, Buôn Kuôp hiện có 306 hộ, 1.922 khẩu, trong đó có 213 hộ, 1.153 khẩu là đồng bào dân tộc Ê Đê, Mnông, chiếm 73% dân số toàn buôn. Nơi đây còn giữ gìn nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời như cồng chiêng, dân ca, múa xoang, nhạc cụ dân tộc, văn hóa ẩm thực đặc sắc, nhiều lễ hội truyền thống và các nghề dệt thổ cẩm, ủ rượu cần. Trong buôn hiện nay vẫn còn 50 ngôi nhà dài truyền thống của đồng bào DTTS, có thể làm homestay phục vụ khách du lịch.

Với những lợi thế giá trị văn hóa truyền thống, cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn, trong tương lai không xa, du lịch cộng đồng buôn Kuôp hứa hẹn sẽ có nhiều khởi sắc.

Người dân buôn Kuôp cùng nhau làm du lịch cộng đồng để cải thiện thu nhập
Người dân buôn Kuôp cùng nhau làm du lịch cộng đồng để cải thiện thu nhập

Chăm lo Người có uy tín

Giai đoạn 2018-2023, huyện Krông Ana có 168 lượt Người có uy tín được UBND tỉnh phê duyệt thay thế, bổ sung với 5 thành phần dân tộc.

Thực hiện chính sách đối với Người có uy tín, Phòng Dân tộc huyện Krông Ana đã phối hợp chặt chẽ với Ban Dân tộc, tham mưu UBND huyện và UBND các xã, thị trấn thực hiện tốt các chế độ chính sách cho Người có uy tín.

Theo đó, hàng năm cấp phát báo kịp thời, đầy đủ, đúng đối tượng; bố trí cho 28 Người có uy tín tham gia các lớp tập huấn; cử 2 Người có uy tín tham gia các đợt tham quan học hỏi kinh nghiệm tại các tỉnh do Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk tổ chức. 

Bên cạnh đó, huyện tổ chức đi thăm, tặng quà nhân dịp Tết Nguyên Đán, đưa đón Người có uy tín tham quan, tập huấn trong tỉnh; hỗ trợ, thăm hỏi khi Người có uy tín ốm đau, hoạn nạn, qua đời  tại 26 buôn trên địa bàn huyện.

Đặc biệt triển khai Nội dung số 1 về "Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của Người có uy tín" thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 10 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, huyện Krông Ana sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách Nhà nước tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ vật chất, động viên tinh thần đối với Người có uy tín và tổ chức cho Người có uy tín thăm quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh.

Bà H’Ban Niê Kđăm, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Krông Ana chia sẻ: Thời gian qua, Người có uy tín trên địa bàn huyện đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân thay đổi thói quen cũ, cùng nhau xây dựng buôn làng ngày một phát triển. Đội ngũ Người có uy tín thực sự là “cánh tay” nối dài của Đảng, Nhà nước trong công tác vận động quần chúng, đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào DTTS. Những năm qua, huyện Krông Ana rất chú trọng thực hiện đầy đủ chính sách đối với Người có uy tín, qua đó động viên, khuyến khích Người có uy tín tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong cộng đồng,

Ghi nhận những đóng góp của đội ngũ Người có uy tín, giai đoạn 2019-2023 Ủy ban Dân tộc đã khen thưởng 1 Người có uy tín; UBND tỉnh Đắk Lắk tặng Bằng khen cho 1 Người có uy tín tiêu biểu; Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk đã tặng Giấy khen cho 25 lượt Người có uy tín có thành tích tiêu biểu trên địa bàn tỉnh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cao Bằng: Vượt chỉ tiêu giảm nghèo ấn tượng

Cao Bằng: Vượt chỉ tiêu giảm nghèo ấn tượng

Giai đoạn 2021 - 2023, toàn tỉnh Cao Bằng giảm tỷ lệ hộ nghèo là 12,32%, bình quân mỗi năm giảm ở mức 4,11%. Đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm 4,23% (giảm 5.349 hộ so với năm 2022), đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 28,94% xuống còn 24,71%. Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo của tỉnh bình quân giảm 5,65%; tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm 4,21%.
Tin nổi bật trang chủ
Phước Sơn (Quảng Nam) phát huy vai trò Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS

Phước Sơn (Quảng Nam) phát huy vai trò Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân – H.Trường - 7 phút trước
Hiện nay, huyện Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam) có 54 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS. Ở cơ sở, họ được chính quyền ghi nhận là cầu nối quan trọng của các cấp ủy Đảng, chính quyền và đồng bào các dân tộc; được cộng đồng tin tưởng ví như điểm tựa tinh thần của bà con.
AFF Cup 2024: Campuchia nhận thất bại bởi những sai lầm cá nhân

AFF Cup 2024: Campuchia nhận thất bại bởi những sai lầm cá nhân

Thể thao - Hoàng Minh - 25 phút trước
Lượt 2 bảng A AFF Cup 2024, Campuchia có chuyến làm khách đến sân của Singapore. Bởi nhiều sai lầm không đáng có, Campuchia đã phải nhận thất bại với tỷ số 1-2.
Thủ tướng: Hoàn thiện thêm một bước đề án về sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ

Thủ tướng: Hoàn thiện thêm một bước đề án về sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ

Thời sự - PV - 36 phút trước
Sáng 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” đã chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Sáng 12/12, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống (22/12/1944 - 22/12/2024) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và phát biểu tại Lễ kỷ niệm. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Nghệ An: “Đưa pháp luật” về bản làng

Nghệ An: “Đưa pháp luật” về bản làng

Pháp luật - An Yên - 4 giờ trước
Đó là một trong những nội dung mà Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An thực hiện những năm qua, từ việc triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Kết quả rõ nhất từ việc đưa pháp luật về bản làng, là nhận thức, suy nghĩ của người dân về các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đã được nâng lên; đây cũng là điều kiện quan trọng để đồng bào DTTS thực hiện phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống mới ngày càng tốt hơn.
Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng bản Sen

Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng bản Sen

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngày 11/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Kon Tum: Khai mạc các hoạt động Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng bản Sen. Trại chim công trên đất B’Lao. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
AFF Cup 2024: Timor Leste suýt làm lên bất ngờ trước Malaysia

AFF Cup 2024: Timor Leste suýt làm lên bất ngờ trước Malaysia

Thể thao - Hoàng Minh - 5 giờ trước
Lượt 2 bảng A AFF Cup 2024, tưởng như Malaysia sẽ có cuộc dạo chơi dễ dàng khi đối đầu với đội bóng yếu nhất bảng là Timor Leste. Tuy nhiên, những diến biến trên sân lại trái ngược hoàn toàn, khi Timor Leste đã khiến Malaysia gặp rất nhiều khó khăn.
Cao Bằng: Vượt chỉ tiêu giảm nghèo ấn tượng

Cao Bằng: Vượt chỉ tiêu giảm nghèo ấn tượng

Tin tức - Lê Tuấn - 7 giờ trước
Giai đoạn 2021 - 2023, toàn tỉnh Cao Bằng giảm tỷ lệ hộ nghèo là 12,32%, bình quân mỗi năm giảm ở mức 4,11%. Đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm 4,23% (giảm 5.349 hộ so với năm 2022), đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 28,94% xuống còn 24,71%. Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo của tỉnh bình quân giảm 5,65%; tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm 4,21%.
Kbang (Gia Lai) thay đổi nếp nghĩ cách làm, nâng cao quyền năng cho phụ nữ DTTS

Kbang (Gia Lai) thay đổi nếp nghĩ cách làm, nâng cao quyền năng cho phụ nữ DTTS

Media - Ngọc Thu - 13 giờ trước
Thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Kbang, tỉnh Gia Lai đã tích cực triển khai các hoạt động truyền thông bình đẳng giới, giải quyết các vấn đề bức thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó, đã từng bước thay đổi nếp nghĩ cách làm, nâng cao quyền năng cho phụ nữ DTTS.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi: “Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Bình Gia

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi: “Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Bình Gia

Media - Thúy Hồng - 13 giờ trước
Công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân là một nhiệm vụ quan trọng, những năm qua, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó chú trọng tuyên truyền, vận động, hướng dẫn Nhân dân chuyển đổi cơ cấu, đưa nhiều giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Để chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi hiệu quả, người dân đã được tập huấn, hướng dẫn áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nhờ đó các mô hình chuyển đổi đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, tạo sinh kế ổn định, nâng cao đời sống cho người dân. Đây được coi là chìa khóa quan trọng giúp người dân xóa đói, giảm nghèo bền vững.
Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng bản Sen

Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng bản Sen

Media - BDT - 14 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngày 11/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Kon Tum: Khai mạc các hoạt động Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng bản Sen. Trại chim công trên đất B’Lao. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.