Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Các mô hình Dự án 8: Tác động tích cực tới đời sống phụ nữ, trẻ em vùng DTTS và miền núi

Thúy Hồng (thực hiện) - 10:06, 16/10/2024

Triển khai Dự án 8 “Thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, Viện nghiên cứu Phụ nữ được Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giao nhiệm vụ nghiên cứu, đánh giá các hoạt động, mô hình của dự án. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn Ths. Nguyễn Hoàng Anh, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Phụ nữ (Học viện Phụ nữ Việt Nam) xung quanh vấn đề này.

Ths. Nguyễn Hoàng Anh, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Phụ nữ (Học viện Phụ nữ Việt Nam)
Ths. Nguyễn Hoàng Anh, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Phụ nữ (Học viện Phụ nữ Việt Nam)

PV: Xin bà cho biết, qua khảo sát đánh giá, sau 4 năm triển khai thực hiện Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" đã tác động như thế nào đến đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ, trẻ em vùng DTTS và miền núi?

Bà Nguyễn Hoàng Anh: Trong 10 Dự án thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” được triển khai nhằm thúc đẩy quyền, trao cơ hội để phụ nữ và trẻ em DTTS và miền núi vươn lên, khẳng định vị trí, vai trò và tham gia xây dựng, phát triển cộng đồng, góp phần xây dựng đất nước phát triển bền vững.

Qua gần 4 năm thực hiện, ghi nhận tại 40 tỉnh dự án được cấp ngân sách Trung ương và 11 tỉnh tự chủ ngân sách đã đạt nhiều kết quả tích cực. Các hoạt động của Dự án tập trung vào việc tuyên truyền, vận động thay đổi định kiến giới, xây dựng và nhân rộng các mô hình nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ, triển khai các chương trình đào tạo và trang bị kiến thức về bình đẳng giới cho đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị và cộng đồng.

Học viện Phụ nữ Việt Nam đã thực hiện khảo sát ban đầu vào năm 2022 tại 8 tỉnh: Lai Châu, Lào Cai, Thái Nguyên, Thanh Hoá, Quảng Ngãi, Gia Lai, Bình Phước, Sóc Trăng và khảo sát giữa kỳ năm 2023 tại 6 tỉnh: Lào Cai, Hà Giang, Thanh Hoá, Quảng Ngãi, Bình Phước, Sóc Trăng - đều là các tỉnh có đông đồng bào DTTS. Mỗi tỉnh khảo sát tại các thôn thực hiện Dự án 8, mang các đặc điểm tự nhiên, xã hội đặc trưng của tỉnh. Số liệu, thông tin được thu thập bằng nhiều phương pháp nghiên cứu kết hợp định lượng và định tính: Hội thảo cấp tỉnh, phỏng vấn bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, phương pháp chuyên gia.

Kết quả khảo sát của Học viện Phụ nữ Việt Nam cho thấy, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và trưởng thôn, Người có uy tín trong cộng đồng đã có nhận thức khá tốt về các vấn đề: Bình đẳng trong chia sẻ việc nhà; quyền và nghĩa vụ của phụ nữ trong tham gia vào các hoạt động kinh tế, đóng góp và sử dụng thu nhập của gia đình; quyền quyết định các vấn đề trong gia đình; bạo lực gia đình và độ tuổi kết hôn theo quy định. 

Người dân cho thấy phụ nữ và nam giới DTTS có sự hiểu biết nhất định về vấn đề bình đẳng giới trong gia đình, thể hiện ở sự đồng tình cao với nhận định: Nam giới phải có trách nhiệm chia sẻ (Điểm trung bình - ĐTB = 4,37); phụ nữ được cùng quyết định với nam giới trong mọi việc của gia đình (ĐTB 4,17); phụ nữ có quyền, nghĩa vụ tham gia các hoạt động kinh tế và đóng góp vào thu nhập của gia đình (4,13). Tuy nhiên định kiến về vai trò giới: “phụ nữ phải làm chính việc nhà” và “nam giới có nhiều quyền quyết định hơn trong gia đình” vẫn còn tồn tại.

Ths. Nguyễn Hoàng Anh ( áo dài đỏ) trao đổi với các đại biểu tại Hội thảo Khoa học Quốc gia khu vực miền Bắc ""Rà soát, xác định vấn đề xã hội cấp thiết với phụ nữ, trẻ em vùng DTTS và miền núi; khuyến nghị, đề xuất nội dung, giải pháp vận động, hỗ trợ phụ nữ DTTS giai đoạn tiếp theo, vừa tổ chức vào đầu tháng 10 tại Hà Nội
Ths. Nguyễn Hoàng Anh ( áo dài đỏ) trao đổi với các đại biểu tại Hội thảo Khoa học Quốc gia khu vực miền Bắc "Rà soát, xác định vấn đề xã hội cấp thiết với phụ nữ, trẻ em vùng DTTS và miền núi; khuyến nghị, đề xuất nội dung, giải pháp vận động, hỗ trợ phụ nữ DTTS giai đoạn tiếp theo, vừa tổ chức vào đầu tháng 10 tại Hà Nội

Đối với trẻ em DTTS, kết quả khảo sát của 8 tỉnh, chỉ ra nhận thức về bình đẳng giới của trẻ em tại các địa bàn khảo sát ở mức khá tốt. Tuy vậy, trẻ ở Quảng Ngãi và Gia Lai có mức ĐTB nhận thức giới khá thấp, và thấp hơn các tỉnh khác, ĐTB lần lượt là 2.72 và 2.24 điểm.

Nhận thức của người dân đối với các mô hình do Hội Lgiên hiệp Phụ nữ các cấp xây dựng như địa chỉ tin cậy, đối thoại chính sách, tổ truyền thông cộng đồng đã được nâng cao. Kết quả khảo sát các nhóm khách thể khác nhau ở các địa bàn khác nhau đều đồng thuận ở mức rất cao về sự cần thiết của địa chỉ tin cậy ở cộng đồng, với tỷ lệ chung 86,4% ở nhóm phụ nữ, nam giới và 99,4% ở nhóm cán bộ, công chức/viên chức và Người có uy tín trong cộng đồng…

PV: Theo bà, đâu là rào cản cho sự phát triển của phụ nữ và trẻ em vùng DTTS và miền núi hiện nay?

Bà Nguyễn Hoàng Anh: Có thể thấy, sau khi triển khai các hoạt động của Dự án 8, các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em ở vùng đồng bào DTTS có xu hướng giảm nhiều so với thời gian trước đó. Đáng chú ý, việc giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ, trẻ em mà cuộc khảo sát ban đầu năm 2022, đã chỉ ra như hủ tục có hại cho phụ nữ (sinh con tại nhà, ăn kiêng, bắt vợ…), tình trạng phụ nữ tự tử do cùng quẫn, bế tắc, bạo lực; phụ nữ/trẻ em bị bạo lực gia đình, hôn nhân cận huyết… đã cho thấy hiệu quả ban đầu. Tuy nhiên tỷ lệ người dân lo ngại về tình trạng trẻ em bỏ học/thôi học vướng vào tệ nạn, bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em DTTS, các hủ tục có hại vẫn còn sẽ ảnh hưởng tới quá trình thúc đẩy bình đẳng giới ở vùng DTTS.

Nhận thức của hội viên, phụ nữ vùng cao, vùng DTTS về pháp luật, về quyền của bản thân còn nhiều hạn chế, nhiều nơi còn mang định kiến giới còn nặng nề nên nhiều trường hợp phụ nữ bị bạo lực thường cam chịu, không dám nói, thậm chí không dám tìm đến địa chỉ tin cậy để tìm sự hỗ trợ, bảo vệ. Đây thực sự là vấn đề đáng được quan tâm giải quyết hàng đầu đối với phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào DTTS.

Đoàn cán bộ của Học viện Phụ nữ Việt Nam khảo sát tại cơ sở về thực hiện các mô hình hoạt động của Dự án 8
Đoàn cán bộ của Học viện Phụ nữ Việt Nam khảo sát tại cơ sở về thực hiện các mô hình hoạt động của Dự án 8

Vấn đề đáng lo ngại thứ hai hiện nay, là tình trạng bỏ học của thanh niên DTTS, thiếu giáo dục định hướng nghề nghiệp, sẽ dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội. Theo khảo sát tại 8 tỉnh là vấn đề này chiếm tỷ lệ 36,7%, trong đó Gia Lai chiếm 59,5%, Quảng Ngãi chiếm 47,2%.

Đặc biệt hiện nay, ở vùng DTTS và miền núi vẫn còn tồn tại nhiều tập tục văn hóa có hại cho phụ nữ, trẻ em như: Mang thai không đến cơ sở y tế để thăm khám, sinh con tại nhà, tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, phụ nữ sinh nở không được nghỉ ngơi phục hồi sức khỏe, dinh dưỡng cho bà mẹ trẻ em chưa khoa học...

PV: Theo bà, để thúc đẩy bình đẳng giới, giải quyết những vấn đề cấp bách của phụ nữ và trẻ em DTTS chúng ta cần có những điều chỉnh mới gì về cách làm, nhất là việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm, hỗ trợ chị em phụ nữ tự tin, làm chủ trong cuộc sống.

Bà Nguyễn Hoàng Anh: Thời gian vừa qua, triển khai thực hiện Dự án 8, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, xây dựng nhiều mô hình tìm hiểu kiến thức, lồng ghép giới nâng cao nhận thức về giới cho đồng bào DTTS. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, thì vẫn còn những tồn tại thực tiễn cần được tổng kết, đúc rút cho giai đoạn tiếp theo để thực hiện Dự án tốt hơn.

Nguyên nhân do thời gian triển khai thực hiện dự án còn ngắn, các mô hình hoạt động chưa phát huy được hiệu quả. Hướng dẫn tài chính, việc xác định đối tượng thụ hưởng và đối tượng đích còn nhiều bất cập; một số định mức chi còn thấp so với yêu cầu triển khai; người dân, đặc biệt là phụ nữ DTTS còn tự ti, chưa tích cực, chủ động tham gia, chưa có nhu cầu ứng công nghệ….

Các mô hình Dự án 8 đã tác động tích cực tới đời sống phụ nữ, trẻ em vùng DTTS và miền núi
Các mô hình Dự án 8 đã tác động tích cực tới đời sống phụ nữ, trẻ em vùng DTTS và miền núi

Thời gian tới, để thực hiện hiệu quả các mô hình hoạt động động cần tăng cường các hoạt động nâng cao hiểu biết xã hội, kiến thức luật pháp và tuyên truyền giáo dục để phụ nữ ý thức được quyền lợi và trách nhiệm công dân, mạnh dạn bày tỏ suy nghĩ, chính kiến, nguyện vọng của mình trong các cuộc họp dân để tích cực tham gia ý kiến xây dựng địa phương, chính quyền; 

Chú trọng lồng ghép các nội dung cần tuyên truyền về vấn đề bình đẳng giới, về luật pháp vào các cuộc họp thôn triển khai những quy định liên quan đến quyền lợi trực tiếp của người dân; Tăng cường phát triển các mô hình kinh tế mô hình sản xuất mới, nuôi trồng cây - con đặc sản của địa phương; tạo cơ hội cho các hội viên, phụ nữ tham quan, học tập thực tế từ các mô hình ứng dụng công nghệ thông tin vào phát triển kinh tế thành công, để phụ nữ DTTS tự tin, học hỏi vượt qua rào cản, vươn lên.

Bên cạnh đó, chú trọng các hoạt động tuyên truyền, lồng ghép giáo dục kỹ năng sống và các kiến thức về bình đẳng giới, thay đổi nếp nghĩ, cách làm cho thế hệ trẻ, nhằm thay đổi định kiến giới, khuôn mẫu giới. Đặc biệt, cũng cần phát huy vai trò của nhân tố nam giới vào các hoạt động truyền thông về bình đẳng giới.

PV: Trân trọng cảm ơn bà!

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Huyện Văn Lãng (Lạng Sơn): Tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong nhà trường

Huyện Văn Lãng (Lạng Sơn): Tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong nhà trường

Ngày 4/12, Phòng Lao động, Thương binh, Xã hội - Dân tộc huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Hội nghị truyền thông tuyên truyền “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú, Trung học cơ sở xã Bắc La.
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Ninh: Nghiên cứu lắp Camera giám sát xe chở dăm gỗ rơi vãi

Quảng Ninh: Nghiên cứu lắp Camera giám sát xe chở dăm gỗ rơi vãi

Trang địa phương - Mỹ Dung - CTV - 3 phút trước
Trước thực trạng thời gian gần đây, các xe chở dăm gỗ rơi vãi trên nhiều tuyến đường gây ô nhiễm môi trường, thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) đang nghiên cứu lắp 5 Camera giám sát để nâng cao hiệu quả quản lý.
An Giang: Nỗ lực giúp dân khắc phục sự cố chìm ghe chở lúa

An Giang: Nỗ lực giúp dân khắc phục sự cố chìm ghe chở lúa

Tin tức - Tào Đạt - Tuấn Kiệt - 9 phút trước
Lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang vừa kịp thời cứu nạn ghe chở lúa bị chìm tại đoạn rẽ từ kênh Vĩnh Tế vào kênh T6.
Bình Định: Đầu tư hơn 44 tỷ đồng xây dựng khu tái định cư vùng sạt lở Trà Cong

Bình Định: Đầu tư hơn 44 tỷ đồng xây dựng khu tái định cư vùng sạt lở Trà Cong

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 10 phút trước
UBND tỉnh Bình Định vừa có quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng dự án Khu tái định cư vùng thiên tai ở thôn Trà Cong, xã An Hòa, huyện miền núi An Lão.
Tân Lạc (Hòa Bình): Tập trung tối đa nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Tân Lạc (Hòa Bình): Tập trung tối đa nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Công tác Dân tộc - Việt Hà - 16 phút trước
Trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới, nhờ sự chung tay của cả hệ thống chính trị, người dân, tính tới hết tháng 6/2024, huyện Tân Lạc (tỉnh Hòa Bình) đã có 10 xã đạt 19 tiêu chí NTM.
Sơn Dương (Tuyên Quang): Phát huy vai trò của thông tin tuyên truyền để nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo

Sơn Dương (Tuyên Quang): Phát huy vai trò của thông tin tuyên truyền để nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo

Công tác Dân tộc - Hà Phúc - 22 phút trước
Với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, một trong những giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo ở huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) tập trung thực hiện đó là công tác tuyên truyền về giảm nghèo, nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân.
Mong ước ở Ra Nhong

Mong ước ở Ra Nhong

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay, ngày 4/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Công nhận nghề làm đường thốt nốt là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Mong ước ở Ra Nhong. Mường Tè - Hội tụ sắc màu truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. Sau đây là thông tin chi tiết.
Lào Cai sẽ tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc năm 2024 vào trung tuần tháng 12

Lào Cai sẽ tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc năm 2024 vào trung tuần tháng 12

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 27 phút trước
Nhằm từng bước nâng cao nhận thức, hiểu biết về lĩnh vực công tác dân tộc, tỉnh Lào Cai sẽ tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc năm 2024 vào trung tuần tháng 12 tới đây.
Thủ tướng: Thể chế là

Thủ tướng: Thể chế là "đột phá của đột phá" để khơi thông mọi nguồn lực phát triển

Thời sự - PV - 22:15, 04/12/2024
Ngày 4/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11/2024, cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng.
Huyện Văn Lãng (Lạng Sơn): Tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong nhà trường

Huyện Văn Lãng (Lạng Sơn): Tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong nhà trường

Tin tức - Văn Hoa - 18:29, 04/12/2024
Ngày 4/12, Phòng Lao động, Thương binh, Xã hội - Dân tộc huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Hội nghị truyền thông tuyên truyền “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú, Trung học cơ sở xã Bắc La.
Vượt Hyundai, Toyota, VinFast chính thức là hãng xe có mạng lưới xưởng dịch vụ số 1 tại Việt Nam

Vượt Hyundai, Toyota, VinFast chính thức là hãng xe có mạng lưới xưởng dịch vụ số 1 tại Việt Nam

Kinh tế - PV - 16:14, 04/12/2024
Sau khi chính thức vượt qua các hãng xe trên thị trường Việt Nam để chiếm “ngôi vương” về thị phần, hãng xe điện Việt Nam tiếp tục ghi thêm dấu mốc lịch sử khi trở thành thương hiệu có mạng lưới xưởng dịch vụ số 1 thị trường.
Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 14:18, 04/12/2024
Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) đã phát huy vai trò của mình, chung tay, góp sức cùng với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, Người có uy tín là một “kênh truyền thông” hữu hiệu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) đến với Nhân dân.