Ngày 22/10, tại Hà Nội, thừa ủy quyền của lãnh đạo Ủy ban Dân tộc (UBDT), ông Lưu Xuân Thủy, Vụ trưởng Vụ Dân tộc thiểu số đã chủ trì buổi gặp mặt đoàn Đại biểu Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Sơn La. Đoàn gồm 58 đại biểu, do ông Thào Xuân Nếnh, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh làm Trưởng đoàn.
Từ ngày 19-22/10/2020, Đoàn công tác Báo Dân tộc và Phát triển do ông Nguyễn Văn Phong, Phó Tổng Biên tập làm Trưởng đoàn đã có chuyến khảo sát công tác phát hành Báo cho Người có uy tín tại hai tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang.
Sáng 21/10, tại Hà Nội, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông đã thân mật tiếp đón Đoàn đại biểu người dân tộc thiểu số (DTTS) và tôn giáo tiêu biểu của tỉnh Nghệ An. Đoàn gồm 56 đại biểu do ông Nguyễn Đức Thành, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tỉnh Nghệ An làm Trưởng đoàn.
Những năm gần đây, công tác xóa đói, giảm nghèo ở xã Cư M’gar, huyện Cư M’gar (Đăk Lăk) đã đạt được những kết quả tích cực. Đặc biệt là, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo đã giảm mạnh.
Thời gian qua, các cấp, ngành đã có nhiều chương trình, chính sách nhằm bảo đảm bình đẳng giới (BĐG), nhất là ở vùng DTTS. Nhưng do những rào cản tâm lý xã hội, nên BĐG vẫn là vấn đề cấp bách.
Có dịp đến vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn trên khắp mọi miền đất nước, chúng ta đều dễ dàng bắt gặp những sự hỗ trợ, những nghĩa cử cao đẹp của các ngành, các cấp và toàn xã hội dành cho người nghèo. Thông điệp “Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau” đang được lan tỏa trong toàn xã hội...
Ngày 16/10/2020, tại Hà Nội, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Đỗ Văn Chiến chủ trì buổi họp rà soát công tác chuẩn bị Đại hội Đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ II năm 2020 (Đại hội DTTS). Tham dự buổi làm việc có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Nông Quốc Tuấn, Lê Sơn Hải, Y Thông, Hoàng Thị Hạnh, Lãnh đạo các Vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
“Làm sao để giảm nghèo, để bà con làm giàu trên chính quê hương? Làm sao để vận dụng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước một cách hiệu quả, phù hợp với thực tế của địa phương. Đó là câu hỏi mà người đứng đầu cấp ủy luôn đau đáu đi tìm câu trả lời. Để làm được, trước hết phải thay đổi tư duy, phải liên tục học hỏi”, bà Bùi Thị Mười, dân tộc Mường, Bí thư Huyện ủy huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) chia sẻ với phóng viên.
Ngày 15/10, tại Hà Nội, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Đỗ Văn Chiến đã có buổi làm việc với Vụ Tổ chức Cán bộ (TCCB) về thành lập Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021 - 2030 (Văn phòng Điều phối). Cùng dự có Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Quốc Tuấn, tập thể Vụ TCCB.
Trong những năm qua, tỉnh Lâm Đồng đã tập trung triển khai đồng bộ, lồng ghép các chương trình, chính sách dân tộc trên tất cả các lĩnh vực qua đó đã đạt hiệu quả cao trong việc thúc đẩy KT - XH vùng DTTS và miền núi phát triển, nâng cao đời sống cho đồng bào các DTTS.
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG), sẽ được triển khai thực hiện vào năm 2021. Để triển khai hiệu quả Chương trình này, cần phải có sự quyết tâm cao, hành động quyết liệt của cả hệ thống chính trị, trong đó sự năng động, sáng tạo trách nhiệm của địa phương đóng vai trò quan trọng.
Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An vừa phối hợp các sở, ngành tập huấn, cung cấp thông tin cho 700 Người có uy tín trong đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII nhiệm kỳ 2015 - 2020, với sự hỗ trợ của các ban, bộ, ngành Trung ương, Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã có nhiều nỗ lực và đạt nhiều kết quả, trong đó, giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS là thành tích đáng ghi nhận.
Sáng ngày 9/10, Ban Dân tộc tỉnh Lai Châu tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho 45 Người có uy tín của huyện Nậm Nhùn.
Diện mạo các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK), biên giới có nhiều thay đổi tích cực, nhất là đường giao thông đi lại thuận tiện, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân đang từng bước được cải thiện nhờ được hỗ trợ đầu tư... Đây là kết quả từ việc triển khai thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn các xã ĐBKK ở Sơn La.
Thời gian qua, Người có uy tín trên địa bàn huyện Tân Lạc (Hòa Bình) đã phát huy tốt vai trò hòa giải ở cơ sở. Những việc làm của họ đã thực sự góp phần gìn giữ tình làng, nghĩa xóm, bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương.
Xã Cư Pui, huyện Krông Bông (Đăk Lăk) có 6 thôn đồng bào Mông di cư từ các tỉnh phía Bắc vào với 1.236 hộ, 8.083 khẩu. 5 thôn được đưa vào Dự án điều chỉnh, mở rộng Dự án quy hoạch, sắp xếp ổn định dân di cư tự phát vùng Ea Lang (Dự án) gồm 5 thôn: Ea Uôl, Ea Lang, Ea Bar, Cư Rang, Cư Tê với 1.065 hộ, 7.097 khẩu (không có thôn Ea Rớt). Được triển khai thực hiện giai đoạn 2012, đến nay những hạng mục được đầu tư cơ bản hoàn thành và đã phát huy hiệu quả.
Ngày 5/10, tại Trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Quốc Tuấn chủ trì cuộc họp giao ban công tác tháng 9, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác tháng 10/2020. Tham dự cuộc họp có các đồng chí Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT: Lê Sơn Hải, Hoàng Thị Hạnh; Thủ trưởng các Vụ, đơn vị thuộc UBDT.
Các chị đều là người DTTS, sinh ra và lớn lên ở miền núi, nơi điều kiện kinh tế - xã hội (KT-XH) còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, vượt qua rào cản về địa lý, điều kiện sống, phong tục tập quán lạc hậu, có chị trở thành cán bộ năng nổ, tiên phong trong các hoạt động xã hội, làm kinh tế giỏi; có chị thay đổi nhận thức đầu tư cho con cái học hành để có cuộc sống tốt hơn…
Từ nguồn vốn hỗ trợ 50 tỷ đồng của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân TP. Hồ Chí Minh quyên góp, trao tặng, ngày 13/3/2020, UBND tỉnh Lai Châu đã ban hành Đề án số 245 về hỗ trợ hộ nghèo, khó khăn về nhà ở huyện Mường Tè (Lai Châu). Đến thời điểm này, hàng trăm hộ nghèo đã được ở trong ngôi nhà mới, kiên cố và an toàn.