Ngày 13/5, Ban Dân Tộc TP. Cần Thơ tổ chức ký kết Chương trình phối hợp công tác với Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Cần Thơ, Ban Dân vận Thành ủy và Hội Liên hiệp Phụ nữ TP. Cần Thơ giai đoạn 2021 - 2025.
Chiều ngày 13/5, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã làm việc với Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Quảng Bình về việc chuẩn bị các hoạt động Kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ về thăm Quảng Bình (16/6/1957 - 16/6/2022); 65 năm ngày đồng bào Pa Kô, Vân Kiều chính thức được mang họ Hồ và tình hình triển khai, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Vừa qua, tại huyện U Minh Thượng, Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang phối hợp Bảo hiểm Xã hội tỉnh, Công an tỉnh tổ chức Hội nghị phổ biến, cung cấp thông tin cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2022.
Là địa phương có hơn 55% số dân là đồng bào DTTS; những năm qua, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai đã triển khai thực hiện có hiệu quả công tác dân tộc và các chính sách dân tộc trên địa bàn, tạo đà cho sự phát triển vùng DTTS; góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố niềm tin của đồng bào các dân tộc với Đảng, với Nhà nước.
Trong những năm qua, tỉnh Kiên Giang luôn quan tâm, thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với Người có uy tín; tạo điều kiện để Người có uy tín phát huy vai trò trong cộng đồng, khuyến khích họ tham gia vào các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện chính sách dân tộc ở địa phương.
Thừa Thiên - Huế có 46 xã miền núi có đồng bào DTTS sinh sống, với 55.091 nhân khẩu thuộc các dân tộc Tà Ôi , Cơ Tu, Bru Vân Kiều, Hoa, Mường, Thái và Thổ. Trong nhiều năm qua, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã ưu tiên các nguồn lực để đầu tư vùng DTTS, nhờ đó, đời sống đồng bào DTTS đã có nhiều khởi sắc.
Đảng bộ tỉnh Lào Cai hiện có trên 50.000 đảng viên; tỷ lệ đảng viên chiếm trên 6,8% dân số; đảng viên nữ chiếm gần 35%; đảng viên là người DTTS chiếm trên 38%.
Sáng nay, 10/5, Thứ Trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Hoàng Thị Hạnh cùng Đoàn công tác của UBDT đã có buổi khảo sát, lấy ý kiến, lắng nghe tâm tư của đồng bào các DTTS tại xã Tri Lễ, huyện Quế Phong (Nghệ An) về việc hoàn thiện Đề án “Xác định thành phần, tên gọi một số dân tộc và xây dựng danh mục các dân tộc Việt Nam”.
Là tỉnh có tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm đa số, cùng với ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho vùng DTTS và quan tâm chăm lo đời sống người dân, những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến cán bộ, đảng viên và Nhân dân, nhất là ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa đã được các cấp, ngành chức năng tỉnh Hòa Bình đẩy mạnh.
Ngày 6/5, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông đã có buổi làm việc với Đoàn Chương trình Quốc gia 2022 (CPM 2022) của Ngân hành Phát triển châu Á (ADB).
Lai Châu là một trong những tỉnh nghèo nhất của cả nước, cơ sở hạ tầng còn thiếu và yếu, đời sống của đồng bào các dân tộc còn rất nhiều khó khăn. Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình) đang được kỳ vọng giải quyết toàn diện, căn cơ nhiều vấn đề cấp thiết để thúc đẩy sự phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS ở vùng sâu, vùng xa trên địa bàn toàn tỉnh. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Trần Hữu Chí, Trưởng Ban Dân tộc Lai Châu về những thuận lợi, khó khăn, tinh thần quyết tâm để triển khai hiệu quả Chương trình.
Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang đã ký kết Chương trình phối hợp với Tỉnh đoàn Bắc Giang về Chương trình phối hợp triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I, từ năm 2021 - 2025.
Để thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, vừa qua, Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2022 - 2025.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tp. Tây Ninh (Tây Ninh) và phường Ninh Thạnh vừa ra mắt mô hình “Vận động đồng bào DTTS xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp”.
Xác định giảm nghèo đa chiều bền vững, cần có sự thay đổi toàn diện, đầu tư đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm và thay đổi tư duy, ý thức thoát nghèo của người dân, nên những năm qua, tỉnh Điện Biên đã tập trung huy động các nguồn lực xã hội, vận dụng linh hoạt và kết hợp nguồn lực các chương trình mục tiêu quốc gia, tạo động lực cho người dân vươn lên thoát nghèo.
Sáng nay, 5/5, Thứ Trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Hoàng Thị Hạnh cùng Đoàn công tác của UBDT đã có buổi khảo sát, lấy ý kiến, lắng nghe tâm tư của đồng bào các DTTS tại xã Trung Sơn, huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) cho việc hoàn thiện Đề án “Xác định thành phần, tên gọi một số dân tộc và xây dựng danh mục các dân tộc Việt Nam”.
Đoàn công tác của Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum do ông U Minh Nam, Phó Trưởng Ban Dân tộc làm Trưởng đoàn đã có chuyến đi thực tế, kiểm tra việc thực hiện chỉ tiêu về tỷ lệ hộ DTTS có đất ở, đất sản xuất trên địa bàn hai huyện Tu Mơ Rông và Đăk Tô.
Chiều ngày 3/5, Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức Kỷ niệm 76 năm Ngày truyền thống của Cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc (3/5/1946 - 3/5/2022). Đến dự có đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và UBND tỉnh; đại diện một số sở, ngành cùng các vị nguyên lãnh đạo Ban Dân tộc qua các thời kỳ.
Để các chương trình, chính sách dân tộc được ban hành và triển khai hiệu quả, những năm qua, Ủy ban Dân tộc đã tăng cường phối hợp với nhiều bộ, ngành chức năng. Trong đó, đặc biệt là sự phối hợp sát sao, hiệu quả của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trong việc xây dựng, giám sát thực hiện chính sách dân tộc....
Chuyến công tác tại các tỉnh Tây Nguyên của đoàn công tác Ủy ban Dân tộc do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm trưởng đoàn; Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Quốc Tuấn và lãnh đạo một số vụ, đơn vị tham gia đoàn công tác với nhiều hoạt động ý nghĩa tại cơ sở đã khép lại, nhưng dư âm, sức lan tỏa vẫn còn mãi. Đó là động lực, niềm tin mạnh mẽ cho một giai đoạn phát triển mới của ngành công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc.