Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đưa khoa học và công nghệ trở thành động lực then chốt trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Huyền - 15:00, 30/12/2024

Nhằm góp phần đưa khoa học và công nghệ (KH&CN) trở thành động lực then chốt phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi nhanh, bền vững, ngày 19/7/2021, Ủy ban Dân tộc (UBDT) và Bộ KH&CN đã ký Chương trình phối hợp số 1900/CTr-BKHCN-UBDT (CTPH) giai đoạn 2021-2030. Việc phối hợp đã góp phần tham mưu có hiệu quả cho Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ các giải pháp, biện pháp về KH&CN để góp phần triển khai tổ chức thực hiện thành công chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc; tuyên truyền, vận động, hỗ trợ đồng bào DTTS tích cực ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi...

UBDT và Bộ KH&CN thảo luận về xây dựng Chương trình KH&CN đặc biệt cấp quốc gia giai đoạn II.
UBDT và Bộ KH&CN thảo luận về xây dựng Chương trình KH&CN đặc biệt cấp quốc gia giai đoạn II


Cung cấp luận cứ khoa học hoàn thiện chính sách dân tộc

Một trong những nội dung phối hợp rất thành công giữa UBDT và Bộ KH&CN, đó là nghiên cứu KH&CN – đây là một trong những trọng tâm của CTPH. Những kết quả nghiên cứu cấp quốc gia, cấp bộ đã và đang triển khai góp phần quan trọng để cung cấp luận cứ khoa học, từ đó hoàn thiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta.

Chương trình KH&CN cấp quốc gia “Những vấn đề cơ bản và cấp bách về DTTS và chính sách dân tộc ở Việt Nam đến năm 2030 - giai đoạn II vừa được Bộ trưởng Bộ KH&CN phê duyệt tại Quyết định số 3151/QĐ-BKHCN ngày 02/12/2024 (gọi tắt là Chương trình KH&CN giai đoạn II).

Mục tiêu của Chương trình KH&CN giai đoạn II là nhằm bổ sung luận cứ khoa học nhằm nhận diện, đánh giá toàn diện hơn các vấn đề cơ bản và cấp bách về DTTS, công tác dân tộc và chính sách dân tộc trong giai đoạn mới; đề xuất bổ sung, hoàn thiện hệ thống quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc; cung cấp luận cứ khoa học phục vụ việc xây dựng Chiến lược công tác dân tộc và khung chính sách phát triển bền vũng vùng đồng bào DTTS đến năm 2045. Đồng thời, Chương trình sẽ xây dựng, thí điểm các mô hình phát triển bền vững dựa trên nền tảng văn hóa, tri thức cộng đồng của các DTTS và đặc thù địa phương kết hợp với các giải pháp khoa học và công nghệ; xây dựng, chuẩn hóa khung dữ liệu về các DTTS; cập nhật, bổ sung hệ thống cơ sở dữ liệu về các DTTS và công tác dân tộc.

Theo GS.TS. Nguyễn Văn Chính, giảng viên cao cấp Khoa Nhân học, Trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học quốc gia Hà Nội), nội hàm trong Chương trình KH&CN giai đoạn II đã tương đối đầy đủ; đặc biệt đã đặt ra vấn đề nghiên cứu văn hoá như một nguồn nội lực phát triển bền vững của các DTTS.

“Trong giai đoạn I (2016 – 2020), Chương trình KH&CN đã thực hiện 50 đề tài, nhưng mới tập trung vào vấn đề xoá đói giảm nghèo, ổn định an ninh chính trị, trật tự ở vùng DTTS và chỉ có một đề tài về biến đổi văn hoá ở vùng DTTS. Ngoài ra, các đề tài nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các nhóm dân tộc cụ thể như người Hoa, người Thái, người Mông... mà chưa có cái nhìn tổng thể về sự giao thoa và hội nhập văn hóa”, GS.TS Nguyễn Văn Chính cho biết.

Những đánh giá, kiến nghị của các chuyên gia đã được lượng hóa bằng các chỉ tiêu cụ thể trong Chương trình KH&CN giai đoạn II được phê duyêt tại Quyết định số 3151/QĐ-BKHCN ngày 02/12/2024 của Bộ trưởng Bộ KH&CN. Theo đó, Chương trình KH&CN giai đoạn II đặt chỉ tiêu có ít nhất 20% nhiệm vụ có sản phẩm khoa học được gửi đến cơ quan của Đảng cấp Trung ương và địa phương phục vụ xây dựng các dự thảo văn kiện của Đảng.

Chương trình KH&CN cũng đặt chỉ tiêu có ít nhất 40% nhiệm vụ có sản phẩm được gửi đến UBDT và các cơ quan Nhà nước có liên quan cấp Trung ương và địa phương phục vụ xây dựng chủ trương, chính sách, pháp luật về công tác dân tộc; ứng dụng, sử dụng nhằm phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của người dân và cộng đồng; bảo tồn các giá trị văn hóa của đồng bào các DTTS.

Hội thảo khoa học xây dựng và hoàn thiện Khung Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia “Những vấn đề cơ bản và cấp bách về DTTS và chính sách dân tộc ở Việt Nam đến năm 2030 (giai đoạn II)”
Hội thảo khoa học xây dựng và hoàn thiện Khung Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia “Những vấn đề cơ bản và cấp bách về DTTS và chính sách dân tộc ở Việt Nam đến năm 2030 (giai đoạn II)”

Chương trình KH&CN cấp quốc gia “Những vấn đề cơ bản và cấp bách về DTTS và chính sách dân tộc ở Việt Nam đến năm 2030 - giai đoạn II” là một trong những kết quả nổi bật trong công tác phối hợp giữa UBDT và Bộ KH&CN giai đoạn 2021 – 2030 theo Chương trình số 1900/CTr-BKHCN-UBDT ngày 19/7/2021 đã ký kết giữa hai cơ quan. Chương trình khung này là sản phẩm từ sự nỗ lực, quyết tâm cao của UBDT và Bộ KH&CN.

Theo báo cáo của UBDT, để đảm bảo nhiệm vụ KH&CN phục vụ cho việc triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án Tổng thể và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, ngày 30/11/2023, UBDT đã tổ chức làm việc với Bộ KH&CN; đồng thời, căn cứ Công văn số 433/BKHCN-XNT ngày 15/02/2024, UBDT đã có Công văn số 252/UBDT-TH ngày 19/02/2024 gửi Bộ KH&CN thống nhất trình Thủ tướng Chính phủ Chương trình KH&CN cấp Quốc gia “Những vấn đề cơ bản và cấp bách về DTTS và chính sách dân tộc ở Việt Nam đến năm 2030 (giai đoạn II)”, thời gian thực hiện Chương trình: 2024 – 2030.

Sau khi xây dựng Dự thảo Khung Chương trình gửi Bộ KH&CN, UBDT đã phối hợp tổ chức các hội thảo tham vấn ý kiến các bộ, ngành và các chuyên gia, nhà khoa học. Gần đây nhất là hội thảo tham vấn tổ chức ngày 24/10/2024.

Tại Hội thảo, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Thị Hà ghi nhận và bày tỏ vui mừng khi Chương trình KH&CN cấp quốc gia về lĩnh vực dân tộc và công tác dân tộc đã nhận được sự quan tâm, tham gia của rất nhiều các nhà khoa học, các nhà quản lý ở các lĩnh vực. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà tin tưởng, trong thời gian tới, lĩnh vực này sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm nhiều hơn nữa từ các nhà khoa học.

Hỗ trợ phát triển sản xuất tại Kon Tum
Hỗ trợ phát triển sản xuất tại Kon Tum

Tăng cường tính ứng dụng vào thực tiễn

Cùng với Chương trình KH&CN cấp quốc gia “Những vấn đề cơ bản và cấp bách về DTTS và chính sách dân tộc ở Việt Nam đến năm 2030 - giai đoạn II”, thực hiện Chương trình phối hợp số 1900/CTr-BKHCN-UBDT ngày 19/7/2021, thời gian qua, UBDT đã phối hợp chặt chẽ với Bộ KH&CN để triển khai nhiều đề tài KH&CN cấp bộ.

Theo đánh giá của Hội đồng KH&CN UBDT, từ năm 2021 đến nay, về cơ bản hoạt động KH&CN cấp bộ của UBDT từ khi Chương trình phối hợp được ký kết luôn được Bộ KH&CN quan tâm, tạo điều kiện trong việc xây dựng kế hoạch hàng năm cũng như kinh phí được cấp, chênh lệch không đáng kể so với số kinh phí đề xuất của UBDT. Theo đó, năm 2022 bố trí 6,2 tỉ đồng; năm 2023 là 6,25 tỉ đồng và năm 2024 là 5,87 tỉ đồng.

“Sự quan tâm phối hợp chặt chẽ của Bộ KH&CN, các bộ, ngành liên quan đã giúp cho UBDT cơ bản đảm bảo kinh phí để tổ chức thực hiện các đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học phục vụ hoạt động chỉ đạo điều hành nói chung và xây dựng chiến lược, chương trình, đề án, dự án, chính sách dân tộc nói riêng”, báo cáo của Hội đồng Khoa học và Công nghệ UBDT khẳng định.

Cùng với cấp Trung ương, đối với các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi, các hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ xây dựng, triển khai thực hiện chính sách dân tộc cũng được tăng cường hơn rất nhiều so với giai đoạn trước đây. Nhiều Ban Dân tộc đã đề xuất và trực tiếp chủ trì triển khai thực hiện một số nhiệm vụ KH&CN. Sở KH&CN nhiều địa phương đã tích cực nghiên cứu xây dựng và ưu tiên đề xuất các đề án, đề tài ứng dụng tiến bộ KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Ngoài ra, Ban Dân tộc và Sở KH&CN của các địa phương đã phối hợp chặt chẽ, tham mưu hiệu quả cho UBND cấp tỉnh trong xây dựng, ban hành và thực hiện cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích, hỗ trợ ứng dụng KH&CN, thực hiện lồng ghép trong triển khai các chính sách hỗ trợ, xây dựng mô hình sản xuất mới; tổ chức nghiên cứu phát hiện và lựa chọn các mô hình sản xuất có hiệu quả để tổ chức cộng đồng và người dân được tham quan, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm... tạo ra hiệu ứng lan tỏa rất tích cực, từ đó tăng tính ứng dụng trong thực tiễn của các nghiên cứu KH&CN trong lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc.

Ứng dụng mô hình sản xuất hành tím theo tiêu chuẩn VietGap ở Sóc Trăng góp phần nâng cao thu nhập cho người dân
Ứng dụng mô hình sản xuất hành tím theo tiêu chuẩn VietGap ở Sóc Trăng góp phần nâng cao thu nhập cho người dân

Nhiều thành công trong hoạt động KH&CN

CTPH cũng đạt nhiều thành công trong các hoạt động nghiên cứu ứng dụng chuyển giao công nghệ nhằm phát triển KT-XH, môi trường gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bào DTTS và miền núi; phối hợp xây dựng, triển khai thực hiện các chương trình, dự án cụ thể nhằm nâng cao chất lượng nhân lực KH&CN vùng DTTS và miền núi; tăng cường tiềm lực KH&CN cho các đơn vị nghiên cứu thuộc cơ quan UBDT; thực hiện tốt các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò của KH&CN, ứng dụng các tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và giảm nghèo bền vững.

Có thể khẳng định, các mục tiêu và nội dung của CTPH đã cơ bản được triển khai thực hiện đảm bảo yêu cầu về tiến độ và chất lượng. Một số nội dung thực sự nổi bật, có hiệu quả cao trong hoạt động KH&CN như: hoạt động nghiên cứu phục vụ xây dựng chính sách dân tộc; hoạt động nghiên cứu ứng dụng chuyển giao công nghệ cho vùng DTTS và miền núi...Giai đoạn 2025-2030, hai cơ quan tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động phối hợp, từ đó tiếp tục thúc đẩy trong phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi. 


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Tham gia góp ý sửa đổi Hiến pháp 2013: Không chỉ là nghĩa vụ mà là quyền lợi sát sườn của mỗi công dân.

Tham gia góp ý sửa đổi Hiến pháp 2013: Không chỉ là nghĩa vụ mà là quyền lợi sát sườn của mỗi công dân.

Từ ngày 6/5 đến 5/6/2025, Quốc hội tiến hành tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân, các cấp, các ngành đối với dự thảo nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. Việc tham gia góp ýsửa đổi Hiến pháp không chỉ là nghĩa vụ mà là quyền lợi sát sườn của mỗi công dân.
Tước danh hiệu Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu của Hoa hậu Thùy Tiên

Tước danh hiệu Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu của Hoa hậu Thùy Tiên

Giải trí - ANh Trúc - 3 giờ trước
Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh quyết định tước bỏ danh hiệu Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2021 với Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên.
Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Cần Thơ, Sóc Trăng và Sở Nội vụ tỉnh Hậu Giang họp bàn thống nhất Đề án hợp nhất 3 đơn vị

Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Cần Thơ, Sóc Trăng và Sở Nội vụ tỉnh Hậu Giang họp bàn thống nhất Đề án hợp nhất 3 đơn vị

Tin tức - N.Tâm - 4 giờ trước
Sáng 23/5, tại TP. Cần Thơ, Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Cần Thơ, Sóc Trăng và Sở Nội vụ tỉnh Hậu Giang đã có buổi làm việc nhằm thống nhất các nội dung trong Đề án hợp nhất 3 đơn vị. Tham dự buổi làm việc có: Ông Lê Trung Kiên - Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Cần Thơ; ông Lâm Hoàng Mẫu - Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Sóc Trăng; ông Trần Thanh Liêm - Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Hậu Giang. Cùng dự Hội nghị còn có lãnh đạo văn phòng, chuyên viên thuộc 3 đơn vị.
Gia Lai tổ chức trọng thể Lễ Truy điệu và an táng 23 Liệt sĩ quy tập từ Campuchia

Gia Lai tổ chức trọng thể Lễ Truy điệu và an táng 23 Liệt sĩ quy tập từ Campuchia

Tin tức - Ngọc Thu - 4 giờ trước
Sáng 23/5, tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai đã tổ chức trọng thể Lễ viếng, Lễ truy điệu và an táng 23 Liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh ở Campuchia được tìm kiếm, quy tập trong mùa khô 2024 - 2025.
Du khách đến Ngọa Vân Yên Tử chiêm bái xá lợi Phật được miễn phí cáp treo

Du khách đến Ngọa Vân Yên Tử chiêm bái xá lợi Phật được miễn phí cáp treo

Tin tức - Anh Trúc - 4 giờ trước
Du khách chiêm bái Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ở Cung Trúc Lâm Yên Tử sẽ được tặng vé cáp treo tại khu di tích Ngọa Vân Yên Tử.
Quảng Ninh họp báo thông tin về Lễ cung rước và chiêm bái Xá lợi Phật tại Yên Tử

Quảng Ninh họp báo thông tin về Lễ cung rước và chiêm bái Xá lợi Phật tại Yên Tử

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Sáng 23/5, tại Tp. Uông Bí (Quảng Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Dân tộc và Tôn giáo và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh tổ chức họp báo thông tin về sự kiện tôn trí, chiêm bái Xá Lợi Đức Phật tại Cung Trúc Lâm, Khu di tích danh thắng Yên Tử.
Huyền bí động Ngườm Ngao

Huyền bí động Ngườm Ngao

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Huyền bí động Ngườm Ngao. Nhà thờ Con Gà Đà Lạt. Guồng nước - Nét văn hóa miền Tây xứ Thanh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Lào Cai, nhiều chỉ số đạt mục tiêu đề ra

Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Lào Cai, nhiều chỉ số đạt mục tiêu đề ra

Chính sách Dân tộc - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Ngày 23/5, tại thị trấn Bắc Hà, Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Lào Cai đã tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719); đề xuất nội dung giai đoạn 2026 - 2030. Dự Hội nghị có lãnh đạo các sở ban, ngành, đại biểu các huyện Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương và Bảo Yên.
Lễ cầu mưa của dân tộc Hrê

Lễ cầu mưa của dân tộc Hrê

Media - BDT - 4 giờ trước
Người Hrê là một trong những DTTS sinh sống lâu đời ở vùng núi phía Tây tỉnh Quảng Ngãi, như các huyện Ba Tơ, Sơn Hà, Sơn Tây. Trong đời sống thường ngày, cũng như trong các nghi lễ truyền thống, người Hrê luôn gìn giữ mối quan hệ gắn bó sâu sắc với thiên nhiên. Họ sống chủ yếu bằng nghề làm nương rẫy, trồng lúa, trồng bắp, nuôi gia súc và gắn bó với núi rừng như một phần máu thịt.
Việt Nam được xếp vào nhóm

Việt Nam được xếp vào nhóm "rủi ro thấp" trong Quy định chống phá rừng của EU là bước tiến quan trọng cho hoạt động thương mại và xuất khẩu.

Tin tức - Minh Nhật - 4 giờ trước
Theo đánh giá của Ủy ban châu Âu, các quốc gia thuộc nhóm “rủi ro thấp” sẽ được áp dụng quy trình kiểm soát đơn giản hơn, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại và xuất khẩu.
Lào Cai hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp

Lào Cai hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp

Kinh tế - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Theo thống kê, hiện nay toàn tỉnh Lào Cai có 84 dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp, chiếm khoảng 1,2% tổng số dự án đầu tư toàn xã hội trên địa bàn. Trong số đó có 58 dự án đã đi vào hoạt động nhưng có tới 33 dự án (chiếm 57%) đang gặp khó khăn, cần được hỗ trợ, tháo gỡ hoặc phải dừng hoạt động.
9 tỉnh có nguy cơ rất cao lũ quét, sạt lở đất do mưa lớn

9 tỉnh có nguy cơ rất cao lũ quét, sạt lở đất do mưa lớn

Tin tức - Minh Nhật - 4 giờ trước
Rạng sáng 23/5, khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Dự báo mưa lớn còn kéo dài trong 3-6 giờ tới, cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.