Bằng những hành động, việc làm cụ thể, đội ngũ Người có uy tín không những là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân mà họ còn là sợi dây gắn kết bản làng, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân cùng nhau xây dựng cuộc sống ấm no, buôn làng giàu đẹp.
Từ ngày 25 - 28/7, Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc do ông Hoàng Anh, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh làm Trưởng Đoàn đã tổ chức Đoàn công tác gồm 40 Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm tại tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang.
Sáng 26/7, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr đã có buổi làm việc với tập thể lãnh đạo Vụ Dân tộc thiểu số.
Ngày 26/7, tại Hà Nội, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Hoàng Thị Hạnh đã chủ trì buổi làm việc với các vụ, đơn vị trực thuộc UBDT về công tác truyền thông cho Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG). Tham dự buổi làm việc có lãnh đạo các vụ: Tuyên truyền, Văn phòng Ủy ban, Văn phòng 1719, Dân tộc thiểu số, Pháp chế, Báo Dân tộc và Phát triển, Tạp chí Dân tộc.
Ngày 26/7, Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai tổ chức tập huấn cho Người có uy tín trong vùng DTTS của tỉnh về việc vận động đồng bào DTTS phát triển kinh tế - xã hội và tham gia bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia giai đoạn 2022 - 2025.
Hiện nay cả nước có gần 30.000 Người có uy tín. Đội ngũ Người có uy tín có vai trò hết sức quan trọng gắn liền với sự phát triển về mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội của đồng bào DTTS, đặc biệt trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, giữ gìn an ninh trật tự cho buôn làng.
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Công văn số 4545/VPCP-QHĐP nêu rõ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã đồng ý tổ chức họp Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 trực tuyến với các địa phương.
Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị đã thông qua kế hoạch phân bổ kế hoạch đầu tư ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (gọi tắt là Chương trình MTQG). Theo đó, giai đoạn 2021 - 2025, tổng ngân sách dành cho Chương trình này là hơn 735 tỉ đồng.
Trong công tác gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, Người có uy tín có vai trò đặc biệt quan trọng. Bằng uy tín của mình, Người có uy tín đã vận động đồng bào các dân tộc xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh, giữ gìn bản sắc văn hóa, "tiếp lửa", trao truyền niềm tự hào và đam mê văn hóa dân tộc cho thế hệ trẻ.
Sáng 19/7, Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022. Đến dự có ông Tào Việt Thắng - Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Địa phương III - Ủy ban Dân tộc (UBDT), cùng 70 đại biểu đại diện cho lãnh đạo của các sở, ban, ngành có ký kết quy chế phối hợp, hợp tác với Ban dân tộc; các vị Người có uy tín, cán bộ làm công tác dân tộc tại các huyện, thị trấn trên địa bàn tỉnh.
Huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) có hơn 94.000 dân, trong đó có gần 50% là đồng bào DTTS, gồm các dân tộc Kinh, Bru Vân Kiều và người Pa Kô (nhóm địa phương thuộc dân tộc Tà Ôi) sinh sống trên địa bàn 21 xã, thị trấn, tập trung chủ yếu ở 14 xã đặc biệt khó khăn.
Với mỗi bản làng Người có uy tín luôn giữ vai trò hết sức quan trọng trong cộng đồng. Người có uy tín chính là lực lượng quần chúng đặc biệt, là nhịp cầu gắn kết giữa ý Đảng và lòng dân, giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ đường biên mốc giới, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới… Để kịp thời động viên, khích lệ và tạo điều kiện cho Người có uy tín, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách kịp thời phát huy vai trò Người có uy tín. Đặc biệt từ năm 2011, thực hiện chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS theo Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg (nay là QĐ 12) đã tạo cơ chế để phát huy vai trò rất quan trọng của lực lượng cốt cán này.
Nhiều bất cập, hạn chế, thiếu sót đã được chỉ ra tại Hội nghị tổng kết công tác thanh tra, kiểm tra chính sách dân tộc giai đoạn 2016-2020. Tuy nhiên, vấn đề được đề cập nhiều nhất, khiến nhiều địa phương băn khoăn là việc xử lý sau kết luận thanh tra, kiểm tra còn chưa được thực hiện rốt ráo.
Chiều 18/7, tại Hà Nội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đã chủ trì phiên họp nghe Ban soạn thảo Chuyên đề “Chủ nghĩa dân tộc trong tình hình thế giới hiện nay - Vấn đề đặt ra cho Việt Nam” báo cáo việc tiếp thu các ý kiến tham gia tại các hội nghị, cuộc họp.
Ngày 18/7, tại Hà Nội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đã chủ trì giao ban tuần 29 năm 2022 để nghe Văn phòng Ủy ban báo cáo kết quả công tác chỉ đạo điều hành tuần 28, trọng tâm nội dung công việc tuần 29 của Lãnh đạo Ủy ban; các vụ, đơn vị trực thuộc UBDT báo cáo tiến độ, kết quả việc thực hiện các Thông báo kết luận của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT.
Sáng 16/7, tại Nghệ An Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc, công tác dân tộc giai đoạn 2016 - 2020 và triển khai phương hướng nhiệm vụ giai đoạn 2021 - 2025.
Việc triển khai các giải pháp đồng bộ, quyết liệt trong việc huy động, lồng ghép và sử dụng hiệu quả nguồn vốn thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia tại tỉnh Phú Thọ đã góp phần phát triển KT-XH, nâng cao đời sống của người dân, từng bước giảm nghèo bền vững, đặc biệt đã thay đổi căn bản diện mạo khu vực nông thôn, miền núi, vùng có đông đồng bào DTTS sinh sống.
Đó là yêu cầu của Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Quốc Tuấn - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số của Ủy ban Dân tộc (UBDT) tại phiên họp triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2022 của Trung tâm Thông tin (TTTT) và nhiệm vụ công tác chuyển đổi số của UBDT diễn ra vào sáng ngày 15/7, tại trụ sở UBDT.
Như nội dung thông tin đã được đề cập trong 3 bài báo trước về vấn đề Hoạt động kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách dân tộc đã đăng tải trên baodantoc.vn đã khẳng định hoạt động kiểm tra, giám sát của Quốc hội, MTTQ, HĐND các cấp và vai trò giám sát của cộng đồng có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, đất nước; trong đó có việc thực hiện chính sách dân tộc, các chương trình Mục tiêu quốc gia ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Tuy nhiên, trên thực tiễn công tác này vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế cần phải được tháo gỡ, để phát huy vai trò, nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra, giám sát.
Ủy ban Dân tộc vừa ban hành Thông tư 02/2022/TT-UBDT hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021-2025.