Nắm bắt được nhu cầu cao của thị trường về lợn rừng thương phẩm, nhiều phụ nữ Bru- Vân Kiều; người Chứt ở tỉnh Quảng Bình đã đưa lợn rừng về nuôi. Chính mô hình này đã giúp nhiều hộ gia đình vươn lên thoát nghèo bền vững.
Vừa qua, tại Hội nghị triển khai thực hiện Đề án “Hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2023”, tỉnh Cao Bằng đề ra mục tiêu phấn đấu hết năm 2023 thực hiện hoàn thành việc hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho 100% hộ gia đình có trong danh sách rà soát đến tháng 12/2020 và tiếp tục hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi... trong giai đoạn 2024 - 2025.
Ngày 3/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội thảo khoa học “Thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các DTTS Việt Nam trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn”.
Ngày 3/11, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Nam năm 2022.
Từ ngày 1 - 30/11/2022, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động tháng 11 với chủ đề “Ngày hội kết đoàn” cùng với các hoạt động hàng ngày, cuối tuần đa dạng phóng phú như dân ca, dân vũ, ẩm thực... nhằm tôn vinh sức mạnh khối Đại đoàn kết toàn dân tộc, truyền thống gắn bó, sẻ chia, đùm bọc lẫn nhau trong cộng đồng.
Trong 2 ngày 3 - 4/11, Vụ Công tác dân tộc địa phương thuộc Ủy ban Dân tộc (UBDT) phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Kiên giang tổ chức Hội nghị tập huấn về “Thông tin đối ngoại cho Người có uy tín, Trưởng thôn, bản và cán bộ làm công tác dân tộc tại tỉnh Kiên Giang năm 2022”.
Người có uy tín là lực lượng quần chúng đặc biệt, giữ vai trò quan trọng trong đời sống của đồng bào các DTTS; là nhịp cầu nối giữa Đảng với dân, giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ đường biên mốc giới, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống… Để xứng đáng với những nhìn nhận này, Người có uy tín đã khẳng định được vai trò trách nhiệm, đặc biệt là tinh thần nêu gương...
Mới đây, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang đã tổ chức 8 hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho hơn 500 cán bộ và người dân trên địa bàn xã An Bá và Vĩnh An (Sơn Động).
Giai đoạn 2021 - 2030, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi được kỳ vọng sẽ giải quyết các vấn đề cấp bách ở địa bàn này. Ngoài quyết tâm của cả hệ thống chính trị, thì việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 05/NĐ-CP về công tác dân tộc (CTDT) để định hướng tổ chức thực hiện chính sách dân tộc (CSDT) là cấp thiết.
Từ lâu, người dân thôn 5 (thị trấn Đăk Rve, huyện Kon Rẫy) không còn xa lạ với cái tên Y Triêng (54 tuổi) - nữ nghệ nhân đa tài, am hiểu văn hóa truyền thống dân tộc. Không chỉ góp phần quảng bá, giới thiệu những nét đẹp văn hóa của dân tộc mình tới du khách gần xa, nữ nghệ nhân còn “truyền lửa” cho thế hệ trẻ trong làng gìn giữ văn hóa truyền thống của dân tộc.
Người có uy tín trong cộng đồng không chỉ là cầu nối giúp gắn kết ý Đảng với lòng dân, mà còn là cầu nối trong việc tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tham gia tuyên truyền, vận động Nhân dân đoàn kết, gắn kết cộng đồng. Tiếng nói của Người có uy tín được đồng bào tin, nghe và thực hiện vì Người có uy tín luôn là người tiên phong, làm trước để nêu gương.
Bằng sự chân thành, kiên trì, Phó trưởng Công an xã Hùng Lợi, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đã tạo được sự tin tưởng, gần gũi, gắn bó đối với bà con người Mông nơi đây. Từ đó, góp phần giữ vững an ninh trật tự tại địa phương...
Sau hơn 10 năm triển khai, Nghị định 05/NĐ-CP về Công tác dân tộc (CTDT) cơ bản đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử trong việc định hướng tổ chức thực hiện chính sách dân tộc (CSDT) giai đoạn 2011 - 2021. Nhưng hiện nhiều nội dung trong Nghị định đã không còn đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn về lĩnh vực CTDT, CSDT trong tình hình mới.
Đồng bào Lô Lô đen ở Cao Bằng (chủ yếu sinh sống trên địa bàn huyện Bảo Lạc và Bảo Lâm) có đời sống văn hoá vô cùng phong phú và đặc sắc. Điều đáng quý, bao năm qua, đồng bào Lô Lô đen rất ý thức việc gìn giữ, bảo tồn trang phục dân tộc, nghề dệt truyền thống, nghề đan lát..., qua đó góp thêm những mảng màu rực rỡ cho bức tranh văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, thông qua các dự án xây dựng các khu tái định cư, những năm gần đây, đã có hàng trăm hộ dân, chủ yếu là hộ đồng bào DTTS đã được di dời khỏi vùng có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét về sinh sống ở khu tái định cư, bớt đi những nỗi lo sợ thiên tai, địch họa, giúp người dân “an cư lạc nghiệp”.
Vĩnh Long là tỉnh thuộc trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long, là địa phương có nhiều làng nghề truyền thống, trong đó có những làng nghề tồn tại hàng trăm năm, mang dấu ấn văn hóa truyền thống đặc trưng của các dân tộc vùng Nam bộ xưa. Tỉnh Vĩnh Long xác định, đây là một trong những lợi thế để phát triển kinh tế du lịch.
Trước tình hình nhiều bản làng khu vực miền núi còn nằm trong vùng có nguy cơ lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, các cấp ngành, địa phương tỉnh Thanh Hóa đã nỗ lực để triển khai thực hiện Đề án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư. Tuy nhiên, từ thực tế cho thấy, tiến độ thực hiện đề án còn rất chậm, người dân luôn phải sống trong nớm nớp lo sợ mỗi khi mùa mưa lũ đến. Để giải quyết tình trạng này, cần triển khai đồng bộ các giải pháp, với sự vào cuộc, quyết tâm của cả hệ thống chính trị và nỗ lự chung tay của người dân.
Thông qua công tác tuyên truyền không chỉ giúp Nhân dân khu vực biên giới tỉnh Kon Tum nâng cao nhận thức về pháp luật mà còn góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Đồng bào các DTTS vùng biên chung tay cùng lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh bảo vệ vững chắc biên giới quốc gia và giữ vững an ninh trật tự ở thôn, làng.
Những năm gần đây, đồng bào các dân tộc ở huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) đang tích cực hưởng ứng, chung tay cùng chính quyền địa phương thực hiện tốt các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững; gần đây nhất Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021-2025, Trong đó, nổi bật nhất là phong trào hiến đất làm đường , góp phần nâng cao chất lượng hạ tầng giao thông của người dân đã đưa Đầm Hà từ một huyện khó khăn của Quảng Ninh vươn lên bứt phá mạnh mẽ.
Việc thực hiện hiệu quả 13 nhóm chính sách trong Nghị định 05/2011/NĐ-CP, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân vùng đồng bào DTTS và miền núi đã từng bước được cải thiện. Niềm tin của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước càng được củng có, tăng cường hơn từ việc phát huy vai trò của đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS, từ đó xây dựng khối đại đoàn kết vững chắc.