Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Nguyễn Thế Phước vừa ký ban hành Kế hoạch Truyền thông về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Trong những năm qua, cấp ủy Đảng các cấp và lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ các mục tiêu và giải pháp của Nghị quyết số 16-NQ/TU, ngày 15/12/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam về công tác cán bộ người DTTS giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến năm 2025. Sau một thời gian triển khai, công tác này đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông A Lăng Mai - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam về nội dung này.
Nuôi con gì, trồng cây gì chính là một mắt xích quan trọng cho sinh kế bền vững của đồng bào các DTTS. Nhưng đây vẫn là bài toán khó giải ở nhiều địa phương có quỹ đất do các công ty nông, lâm nghiệp (NLN) quản lý.
Bằng niềm đam mê với âm nhạc truyền thống, nhiều năm nay, vợ chồng ông A Nhum và bà Y Djer (dân tộc Ba Na) ở làng Kon Ktu, xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum đã có nhiều việc làm thiết thực nhằm gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Việc làm ý nghĩa của vợ chồng ông A Nhum đã góp phần thục hiện hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước trong công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Xác định công tác dân tộc là vấn đề chiến lược, lâu dài, cấp bách của Đảng, trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk luôn quan tâm thực hiện tốt công tác dân tộc, ngoài việc triển khai các chương trình, đề án lớn của Trung ương, của tỉnh tại địa phương, Ban Thường vụ Huyện ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác kết nghĩa với thôn, buôn đồng bào DTTS.
Ngày 10/10, tại xã Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông (tỉnh Điện Biên Đông), UBND huyện Điện Biên Đông phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ công bố và trao Chứng nhận di sản văn hoá phi vật thể quốc gia đối với Lễ Mừng cơm mới của người Xinh Mun ở xã Chiềng Sơ.
“Với những người chăn ong, ngày nào cũng là ngày xuân. Bởi ở nơi nào có hoa thơm, cỏ lạ thì nơi đó chính là nhà, là mùa xuân của chúng tôi”. Anh Triệu Văn Cường, dân tộc Dao, ví von như thế. Nghiệp nuôi ong của chàng trai trẻ 9x người Dao thật có nhiều điều để nói. Những long đong của nghề đã trở thành chuyện thường như cơm bữa. Mới ở tuổi 32 mà khuôn mặt anh đậm nét phong trần, từng trải của người bôn ba tứ xứ trong hành trình đi theo những mùa hoa.
Di sản văn hóa của các DTTS ở miền núi các tỉnh duyên hải miền Trung rất phong phú, đa dạng, là tài nguyên nhân văn vô cùng quý báu. Với xu thế giao lưu, hội nhập và hợp tác, các tỉnh, thành phố cần chủ động mở rộng sự liên kết để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung, di sản văn hóa của đồng bào DTTS nói riêng.
Sau khi các nông, lâm trường (NLT) đã được cổ phần hóa, việc quản lý tài nguyên đất vẫn lỏng lẻo. Đặc biệt, việc thực hiện giao khoán đất sản xuất – một chủ trương rất đúng đắn để tạo sinh kế cho đồng bào DTTS, đã bị biến tướng, với những điều khoản liên doanh kỳ lạ giữa “chủ đất” và người nhận khoán, mà phần thiệt thuộc về những người ngày ngày “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”.
Âm nhạc và múa là linh hồn của di sản văn hóa các dân tộc, là yếu tố làm nên bản sắc văn hóa tộc người. Tuy nhiên, di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào các DTTS ở vùng Trường Sơn- Tây Nguyên đã bị mai một nhiều theo thời gian. Do đó, Nhà nước cần có nhiều hơn các chính sách, cơ chế để bảo tồn, phát huy di sản văn hóa.
Di sản văn hóa ủa các DTTS là nguồn “tài nguyên chiến lược”, là vốn quý cho phát triển bền vững. Các loại hình di sản này cần được bảo tồn, phát huy và tiếp tục lập hồ sơ trình các cấp có thẩm quyền để đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Đất nước Việt Nam có nhiều vùng và tiểu vùng văn hóa khác nhau, trong đó tiêu biểu là tiểu vùng văn hóa Trường Sơn. Các DTTS sinh sống lâu đời trên dọc dải Trường Sơn thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer, Ngữ hệ Nam Á với nhiều thành phần dân tộc như: Cơ Tu, Tà Ôi, Bru - Vân Kiều, Xơ đăng, Gié Triêng, Cor, Hrê, Chăm Hroi... Trải qua quá trình hình thành và phát triển, các dân tộc nơi đây đã tạo ra một kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể rất phong phú, đa dạng, mang đậm dấu ấn bản sắc văn hóa tộc người.
Diện tích đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh (NLTQD) hiện nay như “mớ bòng bong” một phần đến từ tình trạng giao khoán đất sai mục đích, sai đối tượng diễn ra khá phổ biến, trong một thời gian dài và trên diện rộng. Đây cũng là nguyên nhân khiến việc rà soát sử dụng đất từ hàng chục năm nay vẫn gặp vướng mắc.
Những năm qua, tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn các xã biên giới Đắc Pre và Đắc Pring (huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam), cơ bản ổn định, an ninh biên giới luôn được giữ vững. Có được kết quả này là nhờ cán bộ, chiến sĩ của Đồn Biên phòng Đắc Pring đã tích cực phối hợp cùng cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai nhiều mô hình sáng tạo, hiệu quả.
Thời gian qua, bằng nhiều cách làm sáng tạo, Đồn Biên phòng Mường Ải (Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An) đã chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, các lực lượng tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân khu vực biên giới tự giác giao nộp các loại vũ khí, vật liệu nổ …
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, Gia Lai) là vùng căn cứ cách mạng vững chắc, giữ vai trò quan trọng trong công cuộc giải phóng tỉnh Gia Lai. Sau chiến tranh, kế thừa truyền thống anh hùng, Nhân dân xã Hà Đông lại tiếp tục vươn lên xây dựng quê hương ngày càng phát triển.
Gần 3 thập kỷ làm cán bộ thôn bản, bà Hà Thị Mỵ đã làm thơ, sáng tác các bài hát Then để lồng ghép chính sách, pháp luật, đặc biệt là các nội dung liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc để tuyên truyền cho người dân. Ca từ dân giã, hóm hỉnh “dễ cuốn hút” khiến người nghe thích thú truyền tai nhau, nhờ đó hiệu quả công tác tuyên truyền được nhân lên nhiều lần.
Thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là chính sách bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, cùng với tâm huyết, tình yêu đối với văn hóa truyền thống của dân tộc Gia Rai, chị Ksor H’Nhi đã thành lập Câu lạc bộ “Truyền dạy cồng chiêng dân tộc Gia Rai” của xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) cho thế hệ trẻ. CLB truyền dạy cồng chiêng đã góp phần bảo tồn, lan tỏa và phát huy di sản văn hóa truyền thống của đồng bào Gia Rai trong quá trình hội nhập và phát triển.
Với việc triển khai hiệu quả phong trào “Kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới” Việt Nam – Lào trong suốt gần 10 năm qua, lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên đã từng bước giúp đỡ người dân 2 bên biên giới Việt – Lào cải thiện, ổn định đời sống kinh tế, thắt chặt thêm tình đoàn kết Quân – Dân, mối quan hệ hữu nghị hợp tác đặc biệt giữa 2 nước và giữ vững chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.
Hiện nay ở nước ta đang tồn tại 2 bộ tiêu chí phân định vùng DTTS và miền núi: Phân định miền núi, vùng cao và phân định theo trình độ phát triển. Việc áp dụng các bộ tiêu chí này đã gây ra nhiều hệ lụy chồng chéo, lộn xộn, rất bất cập trong quá trình triển khai các chương trình, chính sách ở vùng dân tộc, miền núi.