Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Động lực xóa bỏ “5 nhất” ở Cao Bằng: Tăng cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (Bài 2)

Như Anh - 21:46, 10/12/2024

Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Cao Bằng đã đầu tư các công trình phục vụ nhu cầu học tập, chăm sóc sức khỏe, tiếp cận thông tin; đồng thời hỗ trợ các hộ đồng bào DTTS có nhu cầu bức thiết về nhà ở, nước sinh hoạt. Vốn của Chương trình MTQG 1719 đã tăng cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần giảm nghèo đa chiều ở vùng đồng bào DTTS của tỉnh.

(Ban Chuyên đề - Loạt 3 bài CĐ Cao Bằng) Động lực tháo gỡ “5 nhất” ở Cao Bằng: Tăng cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (Bài 2)
Cơ sở vật chất trường lớp được đầu tư khang trang, tạo điều kiện tiếp cận giáo dục chất lượng cao cho học sinh DTTS tỉnh Cao Bằng. (Trong ảnh: Hoạt động thể dục thể thao tại Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh Cao Bằng)

Giải quyết các nhu cầu bức thiết

Vùng đất Lục Khu là tên gọi xưa chỉ vùng đất thuộc 6 xã (nay tách thành 7 xã: Lũng Nặm, Tổng Cọt, Nội Thôn, Cải Viên, Thượng Thôn, Mã Ba, Hồng Sỹ) của huyện Hà Quảng, là nơi sinh sống của khoảng 3.962 hộ, gần 18.000 đồng bào dân tộc Mông, Nùng. Do địa hình cao, núi đá vây quanh, lượng mưa ít, trên vùng Lục Khu không có sông, suối cung cấp nước, nên đây là địa bàn khô hạn, khó khăn bậc nhất của tỉnh Cao Bằng.

Triển khai Chương trình MTQG 1719, từ tháng 6/2023 đến đầu năm 2024, UBND huyện Hà Quảng đã cấp 803 téc nước sinh hoạt cho 803 hộ nghèo đặc biệt khó khăn trên địa bàn; trong đó ưu tiên hỗ trợ các địa bàn khó khăn về nước sinh hoạt vào mùa khô thuộc vùng Lục Khu.

Theo ông Phạm Xuân Tùng, Chủ tịch UBND huyện Hà Quảng, nhiều năm nay, nước sinh hoạt là nhu cầu bức thiết của người dân trên địa bàn huyện, nhất là ở vùng Lục Khu. Khi Chương trình MTQG 1719 chính thức được triển khai, huyện đã chỉ đạo các địa phương rà soát nhu cầu từ người dân, lập danh sách trình UBND tỉnh phê duyệt. Do đó, khi vốn được phân bổ, huyện đã nhanh chóng triển khai, góp phần giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho người dân.

Cùng với hỗ trợ nước sinh hoạt cho người dân ở các địa bàn đặc biệt khó khăn, huyện Hà Quảng cũng đang tích cực triển khai Đề án hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo trên địa bàn huyện. Kinh phí thực hiện Đề án được lồng ghép vốn các Chương trình MTQG và vốn xã hội hóa; trong đó, các hộ DTTS nghèo sinh sống ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống ở địa bàn đặc biệt khó khăn có nhu cầu về nhà ở thì được hỗ trợ từ vốn Chương trình MTQG 1719.

Theo Quyết định số 477/QĐ-UBND ngày 19/4/2024 của UBND tỉnh Cao Bằng, giai đoạn 2021 – 2025, từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 và Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, toàn huyện có 2.238 hộ được hỗ trợ về nhà ở. Sau khi có quyết định của tỉnh, huyện Hà Quảng đã tích cực triển khai; nhiều hộ đã tiếp cận được nguồn vốn để xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Chủ tịch UBND huyện Hà Quảng, ông Phạm Xuân Tùng cho biết, Chương trình MTQG 1719 đã và đang là động lực hỗ trợ địa phương giải quyết các nhu cầu cấp bách trong vùng đồng bào DTTS, góp phần bù đắp các chiều thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân, qua đó thúc đẩy công tác giảm nghèo da chiều của huyện. Những năm gần đây, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn giảm bình quân từ 4% - 6%/năm. Huyện phấn đấu hết năm 2025 cơ bản trở thành huyện thoát nghèo.

(Ban Chuyên đề - Loạt 3 bài CĐ Cao Bằng) Động lực tháo gỡ “5 nhất” ở Cao Bằng: Tăng cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (Bài 2) 1
Từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, các địa phương trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã và đang tập trung giải quyết các nhu cầu bức thiết trong vùng đồng bào DTTS. (Trong ảnh: Hỗ trợ téc nước cho người dân xã Lũng Nặm, thuộc vùng Lục Khu huyện Hà Quảng từ vốn Chương trình MTQG 1719)

Tăng điều kiện tiếp cận y tế, giáo dục, thông tin

Cũng như huyện Hà Quảng, từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, các địa phương trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã và đang tập trung giải quyết các nhu cầu bức thiết trong vùng đồng bào DTTS. Trong đó, về nhà ở, theo Quyết định số 477/QĐ-UBND ngày 19/4/2024 của UBND tỉnh Cao Bằng, từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 và Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, tỉnh sẽ hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho 16.627 hộ.

Riêng nguồn vốn thuộc Chương trình MTQG 1719, hiện toàn tỉnh đã hỗ trợ làm nhà được 589 hộ là hộ nghèo DTTS. Ngoài ra, toàn tỉnh cũng đã hỗ trợ chuyển đổi nghề cho trên 679 hộ; hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 15.261 hộ; hỗ trợ nước sinh hoạt tập trung 149 công trình.

Cùng với ưu tiên giải quyết các nhu cầu bức thiết trong đời sống của người dân vùng đồng bào DTTS, thực hiện Chương trình MTQG 1719, tỉnh Cao Bằng đã tập trung triển khai đầu tư các công trình thiết yếu, đáp ứng nhu cầu cao hơn trong tiếp cận về giáo dục, y tế, thông tin cho người dân.

Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng, từ vốn Chương trình MTQG 1719, toàn tỉnh hiện đã đầu tư được 37 công trình trạm y tế xã; 6 công trình trường học; 77 nhà văn hóa xóm, sân thể thao; 01 nhà văn hóa xã; 02 trụ sở xã, 44 công trình điện sinh hoạt; ngoài ra đã duy tu, sửa chữa, cải tạo 415 công trình khác.

Các công trình từ vốn Chương trình MTQG 1719 đã góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng trong các lĩnh vực y tế, giáo dục của tỉnh Cao Bằng. Đến nay, toàn tỉnh có 6.434 phòng học (trong đó, phòng học kiên cố 4.984 phòng, đạt tỷ lệ 77,46%), toàn tỉnh có 173/527 trường đạt chuẩn, đạt tỷ lệ 32,8%; toàn tỉnh có 88,8% trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia về y tế...

Ông Bế Văn Hùng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng cho biết, các công trình được đầu tư, cải tạo từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 đã góp phần cải thiện điều kiện học tập, chăm sóc sức khỏe và tiếp cận thông tin của Nhân dân trên địa bàn; đồng thời thúc đẩy công tác giảm nghèo đa chiều của tỉnh.

Cùng với đầu tư cơ sở hạ tầng, tỉnh Cao Bằng đã quan tâm hỗ trợ trực tiếp để tăng cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, nhất là trong lĩnh vực y tế, giáo dục và tiếp cận thông tin. Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh, bình quân mỗi năm, tỉnh cấp trên 360.000 thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, đồng thời hỗ trợ tiền điện cho trên 30.000 hộ nghèo, hộ chính sách xã hội trên địa bàn toàn tỉnh.

(Ban Chuyên đề - Loạt 3 bài CĐ Cao Bằng) Động lực tháo gỡ “5 nhất” ở Cao Bằng: Tăng cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (Bài 2) 2
Tỉnh Cao Bằng chú trọng hỗ trợ giải quyết chiều thiếu hụt việc làm cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn thông qua hoạt động kết nối cung - cầu lao động.

Đặc biệt, để giải quyết chiều thiếu hụt việc làm, thời gian qua, tỉnh đã quan tâm công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, lao động DTTS thuôc hộ nghèo, hộ cận nghèo. Riêng trong năm 2024, toàn tỉnh Cao Bằng đã thực hiện hỗ trợ tạo việc làm cho 13.574 lao động; đồng thời đưa 243 người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đạt 121,5% kế hoạch.

Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng, thực hiện Chương trình MTQG 1719, tỉnh đặt mục tiêu tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 45% trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trên 35%. Dự kiến đến hết năm 2024, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh 50,9%; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề 38,8%; hiện 96% hộ DTTS trên địa bàn tỉnh có thẻ bảo hiểm y tế.

Bài 3: Nâng chất lượng nguồn nhân lực

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cao Bằng: Vượt chỉ tiêu giảm nghèo ấn tượng

Cao Bằng: Vượt chỉ tiêu giảm nghèo ấn tượng

Giai đoạn 2021 - 2023, toàn tỉnh Cao Bằng giảm tỷ lệ hộ nghèo là 12,32%, bình quân mỗi năm giảm ở mức 4,11%. Đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm 4,23% (giảm 5.349 hộ so với năm 2022), đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 28,94% xuống còn 24,71%. Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo của tỉnh bình quân giảm 5,65%; tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm 4,21%.
Tin nổi bật trang chủ
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Sáng 12/12, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống (22/12/1944 - 22/12/2024) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và phát biểu tại Lễ kỷ niệm. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Nghệ An: “Đưa pháp luật” về bản làng

Nghệ An: “Đưa pháp luật” về bản làng

Pháp luật - An Yên - 3 giờ trước
Đó là một trong những nội dung mà Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An thực hiện những năm qua, từ việc triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Kết quả rõ nhất từ việc đưa pháp luật về bản làng, là nhận thức, suy nghĩ của người dân về các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đã được nâng lên; đây cũng là điều kiện quan trọng để đồng bào DTTS thực hiện phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống mới ngày càng tốt hơn.
Khẩn trương rà soát các luật về tổ chức bộ máy trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội

Khẩn trương rà soát các luật về tổ chức bộ máy trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội

Thời sự - PV - 4 giờ trước
Chiều 11/12, phát biểu bế mạc phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh: Trong tháng 2/2025 dự kiến sẽ diễn ra kỳ họp thứ 9 để sửa đổi các luật liên quan, phục vụ triển khai việc sắp xếp tổ chức, tinh gọn bộ máy, đề nghị các cơ quan của Quốc hội phối hợp các cơ quan của Chính phủ khẩn trương chuẩn bị tài liệu bảo đảm tiến độ trình theo chương trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề ra.
Cao Bằng: Vượt chỉ tiêu giảm nghèo ấn tượng

Cao Bằng: Vượt chỉ tiêu giảm nghèo ấn tượng

Tin tức - Lê Tuấn - 6 giờ trước
Giai đoạn 2021 - 2023, toàn tỉnh Cao Bằng giảm tỷ lệ hộ nghèo là 12,32%, bình quân mỗi năm giảm ở mức 4,11%. Đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm 4,23% (giảm 5.349 hộ so với năm 2022), đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 28,94% xuống còn 24,71%. Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo của tỉnh bình quân giảm 5,65%; tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm 4,21%.
Kbang (Gia Lai) thay đổi nếp nghĩ cách làm, nâng cao quyền năng cho phụ nữ DTTS

Kbang (Gia Lai) thay đổi nếp nghĩ cách làm, nâng cao quyền năng cho phụ nữ DTTS

Media - Ngọc Thu - 12 giờ trước
Thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Kbang, tỉnh Gia Lai đã tích cực triển khai các hoạt động truyền thông bình đẳng giới, giải quyết các vấn đề bức thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó, đã từng bước thay đổi nếp nghĩ cách làm, nâng cao quyền năng cho phụ nữ DTTS.
Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng bản Sen

Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng bản Sen

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngày 11/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Kon Tum: Khai mạc các hoạt động Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng bản Sen. Trại chim công trên đất B’Lao. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi: “Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Bình Gia

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi: “Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Bình Gia

Media - Thúy Hồng - 12 giờ trước
Công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân là một nhiệm vụ quan trọng, những năm qua, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó chú trọng tuyên truyền, vận động, hướng dẫn Nhân dân chuyển đổi cơ cấu, đưa nhiều giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Để chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi hiệu quả, người dân đã được tập huấn, hướng dẫn áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nhờ đó các mô hình chuyển đổi đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, tạo sinh kế ổn định, nâng cao đời sống cho người dân. Đây được coi là chìa khóa quan trọng giúp người dân xóa đói, giảm nghèo bền vững.
Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng bản Sen

Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng bản Sen

Media - BDT - 13 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngày 11/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Kon Tum: Khai mạc các hoạt động Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng bản Sen. Trại chim công trên đất B’Lao. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thuận Châu (Sơn La): Hội thi tìm hiểu tuyên truyền pháp luật về hôn nhân và gia đình

Thuận Châu (Sơn La): Hội thi tìm hiểu tuyên truyền pháp luật về hôn nhân và gia đình

Tin tức - Anh Đức - 13 giờ trước
Vừa qua, Phòng Dân tộc huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) phối hợp cùng Trường PTDT Nội trú THCS và THPT huyện Thuận Châu tổ chức Hội thi “Tìm hiểu và tuyên truyền pháp luật về hôn nhân và gia đình, luật bình đẳng giới và các quy định của pháp luật về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”.
Hàm Yên (Tuyên Quang) : Triển khai thực hiện hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Hàm Yên (Tuyên Quang) : Triển khai thực hiện hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Công tác Dân tộc - PV - 13 giờ trước
Xác định rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của tín dụng chính sách xã hội đối với việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), gắn với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) đã triển khai nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội hiệu quả. Đây là điểm tựa thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo, ổn định sản xuất và phát triển sinh kế cho người dân.
Vườn Quốc gia Pù Mát: Phát hiện nhiều cá thể lợn rừng hoang dã chết bất thường

Vườn Quốc gia Pù Mát: Phát hiện nhiều cá thể lợn rừng hoang dã chết bất thường

Môi trường sống - Minh Nhật - 13 giờ trước
Đây là lần đầu tiên Vườn Quốc gia Pù Mát ghi nhận tình hình lợn rừng hoang dã trong Khu bảo tồn chết với số lượng lớn, nghi ngờ có dịch bệnh đang phát tán trong quần thể lợn rừng hoang dã.