Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chiêm Hoá (Tuyên Quang): Người có uy tín - “cầu nối” ý Đảng lòng dân

Thảo Khánh - 20:31, 09/12/2024

Những Người có uy tín, trưởng thôn gương mẫu tại huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) với tinh thần trách nhiệm cao, không quản khó khăn đến từng hộ dân, bằng uy tín của mình đã trở thành cầu nối quan trọng đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào các dân tộc, nhất là vùng sâu, vùng xa.

Ông Tạ Quốc Hiến, thôn Đồng Hương, xã Phúc Thịnh, huyện Chiêm Hoá tích cực tham gia giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc
Ông Tạ Quốc Hiến, thôn Đồng Hương, xã Phúc Thịnh, huyện Chiêm Hoá tích cực tham gia giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc

Thời gian qua, huyện Chiêm Hoá đã tập trung các nguồn lực đầu tư cho vùng đồng bào DTTS, ưu tiên đầu tư cho các xã có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn. Trong đó, tập trung đầu tư xây dựng các hạng mục cơ sở hạ tầng thiết yếu; phát triển sản xuất; đảm bảo an sinh xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới đô thị văn minh, như: Đường giao thông, trường học, hệ thống thủy lợi; hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi; hỗ trợ về giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội, đẩy mạnh công tác giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa; huy động các nguồn lực đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, cải thiện cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho người dân.

Thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về “Phát huy vai trò của Người có uy tín trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, huyện đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, các xã, thị trấn bình bầu công khai, rà soát, lựa chọn dân chủ Người có uy tín trong đồng bào dân tộc.

Hiện, huyện Chiêm Hóa có 287 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS. Trong những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện đã phát huy vai trò, đóng góp tích cực trong việc tham gia thực hiện chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng ý thức tự giác, chấp hành pháp luật cho người dân trong cộng đồng.

UBND huyện Chiêm Hoá đã phối hợp Ban Dân tộc tỉnh thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và tình hình kinh tế, xã hội của địa phương cho Người có uy tín thông qua tổ chức các Hội nghị; 100% Người có uy tín trên địa bàn huyện được cấp các loại ấn phẩm báo chí theo quy định; tổ chức cho Người có uy tín đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm ở những địa phương khác. Huyện cũng triển khai thực hiện hiệu quả các chế độ chính sách đối với Người có uy tín đảm bảo theo quy định; kịp thời thăm hỏi, tặng quà Người có uy tín trong dịp tết, lễ, khi bị ốm đau, khen thưởng, biểu dương kịp thời Người có uy tín tiêu biểu trên địa bàn.

Anh Lý Văn Sài, dân tộc Mông, thôn Khuân Làn, xã Tri Phú, huyện Chiêm Hoá tuyên truyền, vận động bà con trong thôn chấp hành tốt chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước
Anh Lý Văn Sài, dân tộc Mông, thôn Khuân Làn, xã Tri Phú, huyện Chiêm Hoá tuyên truyền, vận động bà con trong thôn chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước

Điển hình như ông Nông Quý Thọ, dân tộc Dao, Người có uy tín thôn Bản Ba 2 (xã Trung Hà, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang) đã tích cực vận động, tuyên truyền các hộ dân, nhất là các hộ di dân tái định cư chỉnh trang nhà cửa thực hiện theo Đề án Làng văn hóa du lịch Bản Ba, xã Trung Hà; tuyên truyền các hộ gia đình tham gia lớp dạy nghề thêu truyền thống dân tộc Dao (nhóm Dao đỏ).

Ông Thọ cho biết: Với vai trò là Người uy tín trong cộng đồng người dân tộc Dao tại địa phương tôi đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân gìn giữ phát huy các giá trị truyền thống văn hoá tốt đẹp, nhờ đó các văn hoá không bị mai một theo thời gian, đồng thời góp phần lan toả, phát huy các giá trị trong cộng đồng xã hội.

Còn đối với ông Hoàng Văn Luân, sinh năm 1981, người dân tộc Tày, thôn Bình An (xã Bình Nhân, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang), thời gian qua ông Luân đã vận động Nhân dân trong thôn đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau thực hiện phát triển kinh tế, giảm nghèo, bài trừ các hủ tục lạc hậu trong việc cưới việc tang, xây dựng và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Ngoài ra, ông còn vận động 16 hộ gia đình trong thôn tự nguyện hiến gần 3000m2 đất để xây dựng tuyến đường bê tông trong thôn. Vận động 100% hộ dân trong thôn ký cam kết tự nguyện hiến đất để xây dựng tuyến đường liên xã Bình Nhân - Kim Bình (đoạn đi qua địa phận thôn)...

Ông Luân chia sẻ: Chúng tôi không chỉ tuyên truyền góp phần xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, mà còn tích cực triển khai các chủ trương của Đảng, Nhà nước, của chính quyền đến Nhân dân. Trong phong trào xây dựng nông thôn mới tại địa phương, tôi đã tích cực vận động bà con hiến đất mở đường và nhận được sự ủng hộ của đông đảo người dân. Có con đường mới đi qua thôn, đời sống của người dân cũng từng bước được nâng lên.

Anh Tòng Càn Tá, dân tộc Dao, thôn Sơn Thuỷ, xã Tân Mỹ, huyện Chiêm Hoá chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển chăn nuôi ở địa phương
Anh Tòng Càn Tá, dân tộc Dao, thôn Sơn Thuỷ, xã Tân Mỹ, huyện Chiêm Hoá chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển chăn nuôi ở địa phương

Ông Vũ Đình Tân, Phó Chủ tịch UBND huyện Chiêm Hoá khẳng định: Những Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Qua đó, diện mạo nông thôn vùng đồng bào DTTS sinh sống có nhiều chuyển biến tích cực, thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần được nâng lên rõ rệt, nhận thức của đồng bào được nâng cao.

Trong thời gian tới, đội ngũ Người có uy tín cần tiếp tục phát huy hơn nữa những kết quả đã đạt được, tích cực tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là chính sách, pháp luật về dân tộc, tôn giáo; gương mẫu, tích cực tham gia các phong trào thi đua, yêu nước, đẩy mạnh sản xuất, giảm nghèo bền vững, góp phần nâng cao chất lượng y tế, văn hóa, giáo dục… Tham gia cùng cấp ủy, chính quyền các cấp xây dựng và củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở, nhất là công tác phát triển đảng viên, đoàn viên, hội viên, nêu cao tinh thần cảnh giác, kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các hoạt động truyền đạo trái phép; xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, xây dựng thôn xóm vững mạnh về chính trị, kinh tế và văn hóa.

Cấp ủy, chính quyền cơ sở cần tăng cường sự lãnh đạo, định hướng nhiệm vụ, nội dung hoạt động đối với Người có uy tín, thường xuyên tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về công tác vận động quần chúng; cung cấp thông tin, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, chủ trương, chính sách mới cho Người có uy tín. Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Người có uy tín.

Đồng thời, tạo điều kiện cho Người có uy tín được tham gia góp ý xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết tốt những vấn đề bức thiết của Nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn. Làm tốt công tác thi đua, khen thưởng, kịp thời động viên tinh thần đối với Người uy tín có thành tích xuất sắc trong việc nêu gương, vận động Nhân dân tích cực phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình; nhất là đối với Người có uy tín có thành tích trong sự nghiệp xây dựng thôn, tổ dân phố và đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự tại địa phương.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cao Bằng: Vượt chỉ tiêu giảm nghèo ấn tượng

Cao Bằng: Vượt chỉ tiêu giảm nghèo ấn tượng

Giai đoạn 2021 - 2023, toàn tỉnh Cao Bằng giảm tỷ lệ hộ nghèo là 12,32%, bình quân mỗi năm giảm ở mức 4,11%. Đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm 4,23% (giảm 5.349 hộ so với năm 2022), đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 28,94% xuống còn 24,71%. Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo của tỉnh bình quân giảm 5,65%; tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm 4,21%.
Tin nổi bật trang chủ
Khẩn trương rà soát các luật về tổ chức bộ máy trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội

Khẩn trương rà soát các luật về tổ chức bộ máy trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội

Chiều 11/12, phát biểu bế mạc phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh: Trong tháng 2/2025 dự kiến sẽ diễn ra kỳ họp thứ 9 để sửa đổi các luật liên quan, phục vụ triển khai việc sắp xếp tổ chức, tinh gọn bộ máy, đề nghị các cơ quan của Quốc hội phối hợp các cơ quan của Chính phủ khẩn trương chuẩn bị tài liệu bảo đảm tiến độ trình theo chương trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề ra.
Khẩn trương rà soát các luật về tổ chức bộ máy trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội

Khẩn trương rà soát các luật về tổ chức bộ máy trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội

Thời sự - PV - 16 phút trước
Chiều 11/12, phát biểu bế mạc phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh: Trong tháng 2/2025 dự kiến sẽ diễn ra kỳ họp thứ 9 để sửa đổi các luật liên quan, phục vụ triển khai việc sắp xếp tổ chức, tinh gọn bộ máy, đề nghị các cơ quan của Quốc hội phối hợp các cơ quan của Chính phủ khẩn trương chuẩn bị tài liệu bảo đảm tiến độ trình theo chương trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề ra.
Cao Bằng: Vượt chỉ tiêu giảm nghèo ấn tượng

Cao Bằng: Vượt chỉ tiêu giảm nghèo ấn tượng

Tin tức - Lê Tuấn - 2 giờ trước
Giai đoạn 2021 - 2023, toàn tỉnh Cao Bằng giảm tỷ lệ hộ nghèo là 12,32%, bình quân mỗi năm giảm ở mức 4,11%. Đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm 4,23% (giảm 5.349 hộ so với năm 2022), đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 28,94% xuống còn 24,71%. Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo của tỉnh bình quân giảm 5,65%; tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm 4,21%.
Kbang (Gia Lai) thay đổi nếp nghĩ cách làm, nâng cao quyền năng cho phụ nữ DTTS

Kbang (Gia Lai) thay đổi nếp nghĩ cách làm, nâng cao quyền năng cho phụ nữ DTTS

Media - Ngọc Thu - 8 giờ trước
Thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Kbang, tỉnh Gia Lai đã tích cực triển khai các hoạt động truyền thông bình đẳng giới, giải quyết các vấn đề bức thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó, đã từng bước thay đổi nếp nghĩ cách làm, nâng cao quyền năng cho phụ nữ DTTS.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi: “Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Bình Gia

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi: “Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Bình Gia

Media - Thúy Hồng - 8 giờ trước
Công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân là một nhiệm vụ quan trọng, những năm qua, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó chú trọng tuyên truyền, vận động, hướng dẫn Nhân dân chuyển đổi cơ cấu, đưa nhiều giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Để chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi hiệu quả, người dân đã được tập huấn, hướng dẫn áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nhờ đó các mô hình chuyển đổi đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, tạo sinh kế ổn định, nâng cao đời sống cho người dân. Đây được coi là chìa khóa quan trọng giúp người dân xóa đói, giảm nghèo bền vững.
Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng bản Sen

Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng bản Sen

Media - BDT - 9 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngày 11/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Kon Tum: Khai mạc các hoạt động Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng bản Sen. Trại chim công trên đất B’Lao. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Người đưa văn hóa Tây Nguyên vào rượu cần

Người đưa văn hóa Tây Nguyên vào rượu cần

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 11/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa lúa rẫy . Lễ hội Đồi cỏ Ba Quáng năm 2024. Người đưa văn hóa Tây Nguyên vào rượu cần. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hành trình yêu thương bên dòng Sê Pôn

Hành trình yêu thương bên dòng Sê Pôn

Phóng sự - Thanh Hải - 9 giờ trước
“Khát vọng lớn nhất của con người là được sống. Tôi đem các con về nhà, muốn con được sống, được ăn cơm, có áo mặc, được học hành…”. Đó là chia sẻ của bà Kăn Ling ở bản Tăng Cô Hang, xã Lìa, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị về hành trình gần 40 năm nhận nuôi những đứa trẻ không nơi nương tựa. Hành trình ấy của người mẹ Pa Kô bên dòng Sê Pôn, đầy ấm áp tình người.
Thuận Châu (Sơn La): Hội thi tìm hiểu tuyên truyền pháp luật về hôn nhân và gia đình

Thuận Châu (Sơn La): Hội thi tìm hiểu tuyên truyền pháp luật về hôn nhân và gia đình

Tin tức - Anh Đức - 9 giờ trước
Vừa qua, Phòng Dân tộc huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) phối hợp cùng Trường PTDT Nội trú THCS và THPT huyện Thuận Châu tổ chức Hội thi “Tìm hiểu và tuyên truyền pháp luật về hôn nhân và gia đình, luật bình đẳng giới và các quy định của pháp luật về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”.
Hàm Yên (Tuyên Quang) : Triển khai thực hiện hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Hàm Yên (Tuyên Quang) : Triển khai thực hiện hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Công tác Dân tộc - PV - 9 giờ trước
Xác định rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của tín dụng chính sách xã hội đối với việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), gắn với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) đã triển khai nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội hiệu quả. Đây là điểm tựa thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo, ổn định sản xuất và phát triển sinh kế cho người dân.
Vườn Quốc gia Pù Mát: Phát hiện nhiều cá thể lợn rừng hoang dã chết bất thường

Vườn Quốc gia Pù Mát: Phát hiện nhiều cá thể lợn rừng hoang dã chết bất thường

Môi trường sống - Minh Nhật - 9 giờ trước
Đây là lần đầu tiên Vườn Quốc gia Pù Mát ghi nhận tình hình lợn rừng hoang dã trong Khu bảo tồn chết với số lượng lớn, nghi ngờ có dịch bệnh đang phát tán trong quần thể lợn rừng hoang dã.
Đồng Tháp nhập khẩu 100 sếu đầu đỏ từ Thái Lan

Đồng Tháp nhập khẩu 100 sếu đầu đỏ từ Thái Lan

Môi trường sống - Anh Trúc - 9 giờ trước
Tỉnh Đồng Tháp đặt mục tiêu, tới năm 2032 sẽ nhập khẩu và nuôi thả 100 cá thể sếu đầu đỏ, kỳ vọng nuôi sống thành công tối thiểu 50 con. Sau đó, đàn sếu nuôi thả ra tự nhiên có thể tự sinh tồn và sinh sản, sống quanh năm ở rừng Tràm Chim.