Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cây trồng chủ lực ở huyện vùng cao Thanh Hóa giá thấp cũng không có người mua

Quỳnh Trâm - 17:30, 02/07/2024

Cây vầu từng được ví như “cây vàng xanh” ở các huyện miền núi Thanh Hóa như Quan Sơn, Quan Hóa, Lang Chánh. Tuy nhiên, sau đại dịch COVID-19, thị trường tiêu thụ cây vầu trở nên khó khăn, giá thấp khiến các doanh nghiệp bao năm nay chuyên thu mua vầu của người dân, thì nay thu mua cầm chừng, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người dân trồng vầu.

Huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) có hơn 54 nghìn ha rừng luồng, nứa, vầu, phân bố ở hầu khắp các xã, thị trấn trên địa bàn. Trong đó, diện tích rừng nứa, vầu thuần loài là hơn 27 nghìn ha và hơn 13 nghìn ha rừng nứa, vầu hỗn giao. Các xã có nhiều diện tích rừng nứa, vầu là Sơn Điện, Mường Mìn, Tam Lư, Tam Thanh, Sơn Thủy, Na Mèo...

Luồng, vầu từng là cây trồng chủ lực, là cây kinh tế mũi nhọn của hàng nghìn hộ dân ở vùng núi xứ Thanh
Luồng, vầu từng là cây trồng chủ lực, là cây kinh tế mũi nhọn của hàng nghìn hộ dân ở vùng núi xứ Thanh

Nhờ có chất lượng tốt, nên cây nứa, vầu ở Quan Sơn được nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh chọn làm nguyên liệu sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, hoặc làm tăm mành, chân hương. Cũng vì thế mà từ trước năm 2020, trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều cơ sở chế biến, kinh doanh lâm sản từ cây nứa, vầu, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động trực tiếp và hàng nghìn lao động gián tiếp với mức thu nhập ổn định.

Anh Lò Văn Nơi (SN 1993), ở bản Ngàm, xã Tam Thanh cho biết, do trên địa bàn xã có nhiều cơ sở thu mua, chế biến, nên thời điểm trước năm 2020, mỗi một tạ nan nứa, vầu bán với giá từ 250 - 280 nghìn đồng. Cao điểm có ngày mỗi lao động có thể thu hoạch được 4 - 6 tạ nan nứa, vầu, cho thu nhập từ 1 - 1,5 triệu đồng.

“Ngày ấy, cây nứa, vầu thu hoạch về thì thương lái, hoặc chủ cơ sở chế biến trong và ngoài xã đến tranh giành nhau thu mua. Bán xong lấy tiền luôn, người dân trong bản ai cũng hào hứng trồng và chăm sóc nứa, vầu”, anh Nơi cho hay.

Do có thu nhập, nên những hộ gia đình có diện tích nứa, vầu lớn đã phải thuê lao động từ các huyện lân cận đến làm. Tiền công được thanh toán theo khối lượng sản phẩm làm ra với 100 nghìn đồng/tạ nan nứa, vầu. Trong khi đó, thời gian thu hoạch những loại cây này kéo dài tới 10 tháng trong năm, nên nhiều hộ gia đình đã vươn lên thoát nghèo.

Tuy nhiên, từ khi dịch COVID-19 bùng phát, giá nứa, vầu nguyên liệu trên địa bàn liên tục giảm sút và đến thời điểm hiện tại vẫn không thể phục hồi. Hiện nay, giá chỉ còn dao động khoảng từ 130 nghìn - 180 nghìn đồng/tạ. Thậm chí, nhiều diện tích nứa, vầu đã thu hoạch, buộc thành bó gọn gàng, nhưng không có người đến thu mua.

Nếu như trước đây, đi dọc các trục đường lớn trên địa bàn huyện Quan Sơn thường dễ dàng bắt gặp cảnh xe tải vào/ra chuyên chở nan nứa, vầu, thì nay quang cảnh trở nên đìu hiu. Phía bên đường, nan nứa, vầu được chất thành đống, mốc xanh, nhưng vẫn chưa có người đến thu mua, chuyên chở.

Các chủ cơ sở cho biết, sản phẩm sơ chế từ cây vầu năm nay tiêu thụ nội địa rất chậm
Các chủ cơ sở cho biết, sản phẩm sơ chế từ cây vầu năm nay tiêu thụ nội địa rất chậm

Là cây trồng chủ lực, là cây kinh tế mũi nhọn của hàng nghìn hộ dân, nhưng sản phẩm không tiêu thụ được, hoặc chậm, nên trong hai năm trở lại đây, nhiều thanh niên trên địa bàn huyện đã phải rời quê đi làm ăn xa.

Tại cơ sở sản xuất tăm mành của hộ gia đình anh Lê Sỹ Ích (SN 1978) ở khu phố Păng, thị trấn Sơn Lư, tuy vào mùa cao điểm nhưng cũng chỉ có 2 lao động đang làm việc. Anh Ích cho biết, trước khi dịch COVID-19 bùng phát, cơ sở của gia đình anh có 10 lao động làm việc đều đặn, với mức thu nhập bình quân từ 8 triệu đồng đến 10 triệu đồng/người. Hoạt động trở lại từ cuối năm 2022 đến nay, cơ sở của gia đình anh chỉ duy trì được 2 lao động.

“Tuy có 2 lao động, nhưng tháng nào cao điểm, cơ sở chỉ sản xuất được 10 ngày. Số ngày còn lại phải cho lao động nghỉ, do không bán được sản phẩm. Tôi cũng đã liên hệ, tìm kiếm, mở rộng thị trường, nhưng không thành công. Cũng có doanh nghiệp ở Hà Nội nhận thu mua sản phẩm sau sơ chế, nhưng họ nợ tiền. Vốn mình ngắn, nên không theo được”, anh Ích chia sẻ.

Tại thị trấn Sơn Lư, huyện biên giới Quan Sơn, nếu như cùng kỳ năm 2022, các cơ sở chế biến, sản xuất tăm thô từ vầu mỗi tháng sản xuất được 50 tấn, thì giờ chỉ còn hơn 10 tấn. Các chủ cơ sở cho biết, sản phẩm sơ chế từ cây vầu năm nay tiêu thụ nội địa rất chậm, đơn hàng xuất khẩu ít mà giá các mặt hàng giảm sâu. Doanh nghiệp đang phải duy trì cầm chừng với vài lao động.

Thông tin từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quan Sơn, trên địa bàn hiện có 60 cơ sở chế biến, kinh doanh lâm sản từ cây tre, luồng, nứa, vầu. Tuy nhiên, đa phần các cơ sở này hoạt động cầm chừng, số ít thì chưa hoạt động trở lại do sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, hoặc tiêu thụ rất chậm. Cũng vì thế mà nan nứa, vầu khó tiêu thụ, ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người nông dân.

Giá bán luồng, vầu và các sản phẩm tăm tre xuống thấp làm người dân gặp khó
Giá bán luồng, vầu và các sản phẩm tăm tre xuống thấp làm người dân gặp khó

Theo tìm hiểu, các cơ sở chế biến, kinh doanh lâm sản từ cây nứa, vầu trên địa bàn huyện thường thu mua nguyên liệu của bà con về sơ chế, rồi bán sản phẩm thô cho doanh nghiệp ở TP. Hà Nội và các tỉnh Hà Nam, Nam Định...

 Sản phẩm đến doanh nghiệp tiếp tục được chế biến tinh, rồi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan là chủ yếu. Tuy nhiên, hiện nay, dù dịch COVID-19 đã được kiểm soát trong thời gian dài, nhưng chuỗi cung ứng sản phẩm này vẫn chưa được phục hồi ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, nên đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức mua cây nguyên liệu nứa, vầu trên địa bàn huyện Quan Sơn.

Ông Nguyễn Văn Sinh, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quan Sơn mong muốn, do điều kiện kinh tế người dân trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, tỉnh cần có cơ chế, chính sách để nâng mức hỗ trợ thâm canh, phục tráng rừng luồng, nứa, vầu theo Nghị quyết 185/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh. Bên cạnh đó, cần quan tâm, hỗ trợ huyện trong thu hút đầu tư, nhất là kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, chế biến sản phẩm tinh từ cây luồng, nứa, vầu.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Sáng 22/11, Ban Tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Triển lãm “Thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh; 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam; 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà tham dự.
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Đồng Nai

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Đồng Nai

Sáng nay, ngày 22/11/2024, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Đồng Nai lần thứ IV-năm 2024 đã chính thức diễn ra long trọng tại Trung tâm Hội nghị và tổ chức sự kiện tỉnh Đồng Nai. Đại hội vinh dự được đón ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tham dự và chỉ đạo Đại hội.
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Sắc màu 54 - Lê Hường - 1 giờ trước
Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.
Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Trang địa phương - Lê Hường - 1 giờ trước
Sáng 22/11, Ban Tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Triển lãm “Thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh; 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam; 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà tham dự.
330 đại biểu tham dự Đại hội đại biểu các DTTS TP. Hồ Chí Minh lần thứ IV - năm 2024

330 đại biểu tham dự Đại hội đại biểu các DTTS TP. Hồ Chí Minh lần thứ IV - năm 2024

Thời sự - Minh Thu - 1 giờ trước
Thông tin từ Ban Dân tộc TP. Hồ Chí Minh cho biết, Đại hội đại biểu các DTTS TP. Hồ Chí Minh lần thứ IV - năm 2024 (Đại hội) dự kiến diễn ra hai ngày 5 và 6/12.
Tuổi trẻ Kon Tum sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần và Nhân dân gọi

Tuổi trẻ Kon Tum sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần và Nhân dân gọi

Trang địa phương - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Ngày 22/12, Tỉnh đoàn Kon Tum tổ chức Lễ kỷ niệm 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè giai đoạn 2000 - 2024. Với nhiều sự đổi mới, cách làm hiệu quả, thông qua Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè mỗi năm, tuổi trẻ Kon Tum đã phát huy giá trị của nhiều phong trào thanh niên tình nguyện, đóng góp lớn vào sự phát triển chung của toàn tỉnh.
Việc sử dụng công nghệ số để làm báo đã trở thành vấn đề sống còn của báo chí

Việc sử dụng công nghệ số để làm báo đã trở thành vấn đề sống còn của báo chí

Tin tức - Ngọc Vân - 1 giờ trước
Đây là nội dung được ông Nguyễn Đức Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh tại hội nghị "Báo chí chất lượng cao trong bối cảnh chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu mới của Điều lệ Giải báo chí quốc gia và tuyên truyền nhiệm vụ phát triển bền vững" khu vực phía Bắc, diễn ra sáng 22/11 tại Hà Nội, do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức.
Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”. Yên bình nơi non cao Kỳ Thượng. Cô giáo Tày của bản làng vùng cao . Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đăk Tô (Kon Tum): Thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo

Đăk Tô (Kon Tum): Thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Bằng quyết tâm và sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Đăk Tô (Kon Tum) đã phát huy hiệu quả, giúp hộ nghèo, cận nghèo có điều kiện vươn lên, nâng cao đời sống, thu nhập, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Sáng 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe các Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).
Ba Vì (Hà Nội): Đồng bào DTTS tích cực hiến đất làm đường

Ba Vì (Hà Nội): Đồng bào DTTS tích cực hiến đất làm đường

Thời sự - Minh Thu - 1 giờ trước
Những năm qua, phong trào hiến đất làm đường, các công trình công cộng ở 7 xã miền núi của huyện Ba Vì ngày càng được nhân rộng.
Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân

Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân

Trang địa phương - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Ngày 22/11, Bộ Tư lệnh Vùng 1 Cảnh sát biển phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Ninh và Thành ủy Hạ Long tổ chức chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” nhằm tuyên truyền, giới thiệu về lực lượng Cảnh sát biển, tình hình biển, đảo Việt Nam và tình hình Biển Đông.
Quảng Nam: Cấp cứu kịp thời 8 người nghi ngộ độc do ăn nấm rừng

Quảng Nam: Cấp cứu kịp thời 8 người nghi ngộ độc do ăn nấm rừng

Thời sự - Minh Thu - 1 giờ trước
Phòng khám Quân dân y A Xan, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam vừa cấp cứu kịp thời 8 người nghi bị ngộ độc do ăn phải nấm rừng và 1 người tự tử bằng lá ngón.