Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Căng cơ chốt giao dịch khi "sốt đất" đạt đỉnh

PV - 16:58, 02/06/2021

Nhiều người vẫn chưa hết ngao ngán khi kể về các giao dịch trong cơn sốt đất vừa qua. Nhiều chủ đất, "lật kèo" không bán, hoặc đòi giá cao ngất ngưởng theo giờ…

Trong thời điểm "sốt đất", nhiều giao dịch mua bán đất không thể thực hiện do chủ nhà liên tục tăng giá. (ảnh IT)
Trong thời điểm "sốt đất", nhiều giao dịch mua bán đất không thể thực hiện do chủ nhà liên tục tăng giá. (ảnh IT)

Giá đất tăng chóng mặt

Ngay từ cuối tháng 4 vừa qua, với nhiều giải pháp ngăn chặn, cảnh báo về tình trạng "sốt đất" của chính quyền, giá đất nền ở nhiều địa phương đã được kiểm soát. Thậm chí, một số khu vực đã xuất hiện giảm giá, cắt lỗ.

Cơn "sốt đất" tạm thời đã hạ nhiệt, nhu cầu tìm hiểu thông tin đất đai của người dân cũng giảm mạnh. Tuy nhiên, chia sẻ với phóng viên (PV), nhiều người có nhu cầu mua đất trong thời điểm "sốt đất" trên vẫn chưa hết bàng hoàng khi nhớ lại cảnh rơi vào đàm phán, "chốt" giao dịch.

Anh Nguyễn Trọng Đăng (quê Nam Định) chia sẻ, dù lập nghiệp ở Hà Nội nhiều năm nay nhưng gia đình anh vẫn phải đi thuê nhà ở. Cuối năm ngoái (2020 -PV), anh quyết định đi tìm mua đất để xây nhà ở và kết hợp làm văn phòng công ty. Tuy nhiên, giá đất lại thay đổi liên tục, cảm giác như bị rơi vào "ma trận"…

Theo chia sẻ của anh Đăng, lúc đó, vào khoảng tháng 3, anh có tìm hiểu một lô đất tái định cư có diện tích 48m2 trên địa bàn phường Yên Sở, quận Hoàng Mai. Sau khi tìm hiểu, anh thấy lô đất có vị trí thuận lợi và phù hợp với nhu cầu của anh. Thế nhưng, giá lô đất nhiều lần thay đổi dẫn tới không thể chốt giao dịch.

"Sau khi xem vị trí lô đất, tôi có hỏi lại về giá thì được môi giới báo chủ nhà vừa tăng giá. Giá có thể chốt giao dịch là 84 triệu đồng/m2, tăng 4 triệu đồng so với thông tin rao bán. Môi giới kia "dọa", anh không nhanh là có người đang chờ "chốt" giá kia rồi", anh Đăng kể lại.

Cũng theo lời anh kể, sau khi bàn bạc với gia đình, anh đã điện cho môi giới đồng ý "chốt" giá 84 triệu đồng/m2 trên. Nhưng vì lý do công việc anh phải hẹn thời gian làm thủ tục đặt cọc mua bán lô đất trên sang sáng ngày hôm sau.

Tuy nhiên, theo anh Đăng, tới lịch hẹn sáng hôm sau, anh gọi điện cho môi giới thì nhận được tin ngã ngửa, chủ lô đất đã tăng giá lên 94 triệu đồng/m2, nếu không đồng ý thì sẽ không thực hiện giao dịch nữa.

"Chỉ trong 2 ngày tìm hiểu lô đất nhưng giá đất đã tăng lên 14 triệu đồng/m2. Tôi thấy hoang mang quá và quyết định dừng đi tìm mua đất cho tới bây giờ", anh Đăng nói.

Hủy giao dịch sát giờ công chứng

Tương tự như trường hợp của anh Đăng, vợ chồng anh Nguyễn Hữu Thiêm (ở Hoàng Mai, Hà Nội) cũng chia sẻ, sau Tết Nguyên đán vừa qua, anh có đi tìm mua một lô đất để đầu tư. Với số vốn khoảng hơn 1 tỷ đồng, anh tìm đất tại các khu vực xa trung tâm của Hà Nội.

"Lựa chọn nhiều ngày, tôi có tìm thấy thông tin một lô đất ở xã Đông Dư, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Tuy nhiên, mức giá ở đây đã được rao bán với lô đất 30m2 đường không đi được ô tô với giá 1 tỷ đồng", anh Thiêm nói.

Theo anh Thiêm, gia đình cố gắng chấp nhận giá 1 tỷ đồng mua lô đất 30m2 trên (tương đương gần 34 triệu đồng/m2) vì tin vào đánh giá lô đất có vị trí tiềm năng như: Không quá xa Trung tâm Thủ đô và cũng gần các khu đô thị lớn. Thế nhưng khi hẹn ra phòng công chứng làm thủ tục chuyển nhượng thì được chủ nhà gọi điện thông báo "chỉ bán lô đất trên, nếu giá cao hơn 100 triệu đồng".

Tiếc thời gian đi xem, suy nghĩ nhiều ngày, anh Thiêm chấp nhận giá trên và hẹn chủ nhà đi ra phòng công chứng ngày hôm sau. Nhưng khi đến phòng công chứng, chủ nhà lại "lật mặt", báo giá lô đất tăng thêm 100 triệu đồng, tức 1,2 tỷ đồng/m2 thì mới bán.

"Khi tôi trao đổi gay gắt và tỏ vẻ không hài lòng về việc thay đổi giá liên tục, chủ nhà đã tắt điện thoại. Kể từ đó tới nay, tôi không gọi lại và họ cũng không gọi lại cho tôi", anh Thiêm kể.

Có thể thấy, 2 trường hợp chỉ là số ít nhưng cũng là điển hình phản ánh thực trạng "sốt đất" của Hà Nội nói riêng và nhiều tỉnh thành khác. Họ may mắn hơn nhiều người khác vì phải mua đất quá cao với thực tế. Bởi, thời gian "sốt đất", giá đất liên tục tăng một cách vô lý và không kiểm soát. Nhiều nhà đầu tư đã vướng vào guồng quay của "sốt đất" dẫn tới hệ quả thực tiễn, mua đắt nhưng để không được bán không xong.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thủ tướng: Phải biến niềm tự hào về di sản văn hóa Huế thành nguồn lực phát triển

Thủ tướng: Phải biến niềm tự hào về di sản văn hóa Huế thành nguồn lực phát triển

Chiều ngày 25/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, đánh giá tình hình, kết quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thời gian qua và đề ra phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới, giải quyết một số kiến nghị của tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Ủy ban Dân tộc và tỉnh Đồng Nai trao hỗ trợ làm nhà ở cho đồng bào DTTS nghèo tại tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang

Ủy ban Dân tộc và tỉnh Đồng Nai trao hỗ trợ làm nhà ở cho đồng bào DTTS nghèo tại tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang

Vừa qua, tại tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc và tỉnh Đồng Nai do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh và Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr làm Trưởng đoàn đã đến thăm, làm việc, trao hỗ trợ kinh phí làm nhà ở cho đồng bào DTTS nghèo tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang. Tham gia Đoàn công tác có lãnh đạo Báo Dân tộc và Phát triển (UBDT) và lãnh đạo một số sở, ban, ngành tỉnh Đồng Nai.
Thủ tướng: Phải biến niềm tự hào về di sản văn hóa Huế thành nguồn lực phát triển

Thủ tướng: Phải biến niềm tự hào về di sản văn hóa Huế thành nguồn lực phát triển

Thời sự - PV - 20:18, 25/03/2023
Chiều ngày 25/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, đánh giá tình hình, kết quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thời gian qua và đề ra phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới, giải quyết một số kiến nghị của tỉnh.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 12/2023): Giữ mạch nguồn di sản

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 12/2023): Giữ mạch nguồn di sản

Media - BDT - 18:30, 25/03/2023
Di sản văn hóa phi vật thể là sự kết tinh của những tập quán, kỹ năng, tri thức dân gian được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Giống như dòng chảy ngầm kết nối các thế hệ, di sản văn hóa phi vật thể không chỉ được các cộng đồng bảo tồn, gìn giữ mà còn phát huy giá trị và tái sáng tạo để phù hợp với hoàn cảnh xã hội cũng như nhu cầu của con người trong từng thời kỳ. Trong Chuyên mục tuần này sẽ tìm hiểu về việc giữ mạch nguồn di sản ở nước ta.
Chủ tịch nước dự họp mặt truyền thống cựu cán bộ Đoàn Thanh niên các thời kỳ

Chủ tịch nước dự họp mặt truyền thống cựu cán bộ Đoàn Thanh niên các thời kỳ

Thời sự - PV - 17:58, 25/03/2023
Nhân dịp kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2023), sáng 25/3, tại Hà Nội, Ban Liên lạc cựu cán bộ Đoàn Thanh niên Việt Nam tổ chức họp mặt truyền thống cựu cán bộ Đoàn Thanh niên các thời kỳ.
Thủ tướng kiểm tra tiến độ cầu vượt cửa biển Thuận An; thăm Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế

Thủ tướng kiểm tra tiến độ cầu vượt cửa biển Thuận An; thăm Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế

Thời sự - PV - 17:56, 25/03/2023
Chiều 25/3, trong chương trình làm việc tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra tiến độ xây dựng cầu qua cửa biển Thuận An và dự án tuyến đường bộ ven biển qua tỉnh.
Trà hoa cúc - Công dụng thần kỳ cho sức khỏe con người

Trà hoa cúc - Công dụng thần kỳ cho sức khỏe con người

Media - Hoàng Quý - 16:22, 25/03/2023
Trà hoa cúc là một loại trà thảo mộc khô, có thành phần chính từ hoa cúc khô, đây là một thảo mộc quý có rất nhiều tác dụng như thanh nhiệt, giải độc, kháng khuẩn, giảm nhiệt, cảm cúm, hỗ trợ an thần, giúp ngủ ngon, giảm đau đầu mệt mỏi, giảm mỡ máu... Sau đây các bạn hãy cùng tìm hiểu công dụng của trà hoa cúc với sức khỏe của con người nhé.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 12/2023): Giữ mạch nguồn di sản

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 12/2023): Giữ mạch nguồn di sản

Di sản văn hóa phi vật thể là sự kết tinh của những tập quán, kỹ năng, tri thức dân gian được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Giống như dòng chảy ngầm kết nối các thế hệ, di sản văn hóa phi vật thể không chỉ được các cộng đồng bảo tồn, gìn giữ mà còn phát huy giá trị và tái sáng tạo để phù hợp với hoàn cảnh xã hội cũng như nhu cầu của con người trong từng thời kỳ. Trong Chuyên mục tuần này sẽ tìm hiểu về việc giữ mạch nguồn di sản ở nước ta.
Giờ Trái đất năm 2023: Tiết kiệm điện - Thành thói quen

Giờ Trái đất năm 2023: Tiết kiệm điện - Thành thói quen

Môi trường sống - PV - 15:54, 25/03/2023
Sự kiện tắt đèn trong vòng một giờ hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023 diễn ra từ 20h30 đến 21h30, Thứ Bảy, ngày 25/3/2023 với thông điệp “Tiết kiệm điện - thành thói quen”, nhấn mạnh vào tính cấp bách của hành động.
Nghệ An: Sắc diện mới nơi những huyện nghèo 30a xứ Nghệ

Nghệ An: Sắc diện mới nơi những huyện nghèo 30a xứ Nghệ

Công tác Dân tộc - Nguyễn Thanh - 14:49, 25/03/2023
Nghệ An có 3 huyện nằm trong danh sách huyện nghèo 30a của cả nước là Kỳ Sơn, Tương Dương và Quế Phong. Sau nhiều năm triển khai các Chương trình MTQG, trong đó có Chương trình xây dựng NTM... những bản làng nơi đây hiện ra với vẻ tươi mới, bình yên và no ấm. Những gam màu ấy khác xa so với trí nhớ của nhiều người sau bao năm chưa trở lại vùng đất nghèo bậc nhất cả nước.
Bình Dương: Khởi động - Kết nối - Phát triển mới

Bình Dương: Khởi động - Kết nối - Phát triển mới

Thời sự - Lê Vũ - 13:54, 25/03/2023
Đây là chủ đề sự kiện đánh dấu cho sự phát triển của tỉnh Bình Dương trong hơn 25 năm qua, với thành quả đột phá về cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, chính sách thông thoáng, cởi mở, tư duy phát triển không ngừng đổi mới sáng tạo... vừa được UBND tỉnh tổ chức sáng 25/3.
Phát hiện hang động nguyên sơ dài hơn 3,3 km ở Quảng Bình

Phát hiện hang động nguyên sơ dài hơn 3,3 km ở Quảng Bình

Du lịch - Hồng Phúc - 13:33, 25/03/2023
Hiệp hội Hang động Hoàng Gia Anh phát hiện hệ thống hang động còn nguyên sơ với tổng chiều dài 3.349 m tại Quảng Bình.
Ngành nghề nào Hot, ngành nghề nào sẽ biến mất trong tương lai?

Ngành nghề nào Hot, ngành nghề nào sẽ biến mất trong tương lai?

Nghề nghiệp - Việc làm - P.V - 12:44, 25/03/2023
Lựa chọn ngành nghề nào để có tương lai sau này mà phù hợp với bản thân mình đang là nỗi băn khoăn đối với các em học sinh lớp 12 cũng như phụ huynh. Ông Ngô Minh Tuấn - Người sáng lập Trường huấn luyện Doanh nhân CEO Việt Nam Global đã có trao đổi về vấn đề này.