Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Sau cơn "sốt đất" điên đảo: Hết cửa "lướt sóng" kiếm tiền

PV - 15:12, 14/05/2021

So với các kênh đầu tư hiện nay, "găm" tiền vào đất vẫn là quyết định của nhiều người. Tuy nhiên, việc rót tiền vào đầu tư chung cư hay đất liệu còn có thu lợi ngay ngắn hạn?

Cơn "sốt đất" đi qua, nên đầu tư vào đất hay chung cư?
Cơn "sốt đất" đi qua, nên đầu tư vào đất hay chung cư?

Thị trường bất động sản những tháng đầu năm đã trải qua những cơn "sốt đất", cộng với tình hình dịch bệnh kéo dài và phức tạp nên những kênh đầu tư tài sản trong đó có bất động sản được nhiều người lựa chọn.

Tuy nhiên, sau khi thị trường trải qua những đợt "sốt" đất thì việc đầu tư vào phân khúc nào, đất nền, nhà riêng lẻ hay căn hộ chung cư... vẫn là câu hỏi được nhiều nhà đầu tư đặt ra.

Theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM, lãi suất thấp cộng với dịch bệnh khiến dòng tiền đổ vào gom đất. Cùng với đó là xu hướng luôn tăng giá, đất ở nhiều nơi trở nên "sốt" nên nhiều nhà đầu tư đã lao vào và là cơ hội cho giới đầu nậu thổi phồng giá đất ở nhiều nơi lên cao trong thời gian qua.

Nhiều ý kiến cho rằng, thị trường bất động sản chưa trở lại với giá trị thực, bởi lẽ các nhà đầu tư tìm đến bất động sản không phải để đầu tư phát triển, kinh doanh lâu dài, mà phần lớn là đầu cơ, môi giới không chuyên mua bán trao tay "lướt sóng" kiếm lời đã đẩy giá đất lên cao.

Do đó, thời điểm này thị trường chưa thật sự ổn định, vẫn còn dư âm của đợt sốt đất, giá trị thực của đất bị đẩy lên quá cao, vì thế nếu để nó trở lại với giá trị ban đầu thì cần thời gian và sự điều tiết của thị trường.

Mặc dù đất nền vẫn là sản phẩm được giới đầu tư quan tâm nhiều nhất tại các địa phương, tuy nhiên, theo nhận định của ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hội môi giới Bất động sản Việt Nam thì, với việc vào cuộc của chính quyền địa phương, thời gian tới giá đất sẽ được kiểm soát và không tăng so với những tháng đầu năm nay. Thậm chí, một số khu vực sẽ xuất hiện giảm giá, cắt lỗ.

Còn với phân khúc căn hộ chung cư, số liệu mới nhất từ Bộ Xây dựng cho thấy, quý I/2021 có 25.386 giao dịch bất động sản thành công; tổng lượng giao dịch giảm, chỉ bằng khoảng 86% so với quý IV/2020.

Riêng tại Hà Nội có 5.571 giao dịch thành công, tại TPHCM có 3.449 giao dịch thành công. Nhìn chung, các giao dịch thành công tập trung chủ yếu ở phân khúc bình dân.

Tại Hà Nội, các căn hộ bình dân, có mức giá dưới 25 triệu đồng/m2 hầu như chỉ có ở các khu vực xa trung tâm; các dự án dạng này trước đây có mức giá khoảng trên dưới 20 triệu đồng/m2 thì nay đã tăng lên khoảng trên dưới 25 triệu đồng/m2.

Đối với căn hộ chung cư trung cấp, có mức giá khoảng 30 - 40 triệu đồng/m2, tập trung nhiều tại các quận Hà Đông, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Gia Lâm….

Còn tại TPHCM, chung cư phân khúc trung cấp có giá cao hơn so với Hà Nội, mức giá dao động từ khoảng 35 - 45 triệu đồng/m2.

Còn căn hộ cao cấp, có mức giá trên 50 triệu đồng/m2 hiện có rất nhiều dự án ở cả thị trường Hà Nội và TPHCM.

Đáng chú ý, Bộ Xây dựng cho rằng, giá căn hộ chung cư tại các địa phương có xu hướng tăng đều theo tháng. Giá căn hộ chung cư tại Hà Nội và TPHCM đều tăng do khan hiếm nguồn cung. Giá căn hộ chung cư bình quân tăng khoảng 5-10% so với quý IV/2020.

Anh Nguyễn Đức Toản - một nhà đầu tư có kinh nghiệm trong lĩnh vực bất động sản cho rằng, đối với các căn hộ chung cư cao tầng ở trung tâm thành phố thì điều kiện cho thuê rất tốt. Hơn nữa, khi đầu tư chung cư không cần vốn quá lớn bởi phương thức thanh toán của loại hình chung cư khá linh hoạt. Khi đầu tư có thể trả góp theo nhiều đợt và có thể sử dụng vốn vay ngân hàng.

"Nếu biết lựa chọn dự án thì với loại hình căn hộ chung cư, nhà đầu tư vẫn có thể sinh lời nhanh bằng hình thức đầu tư "lướt sóng", nhưng lợi nhuận có thể không bằng đầu tư đất. Trong khi đầu tư đất cần nguồn vốn lớn và thời gian để sinh lời có thể nhanh nhưng cũng có thể kéo dài vài năm, tùy vị trí", anh Toản nói.

Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, giữa lúc thị trường đang khó khăn, kết hợp với những cơn sốt đất hạ nhiệt, nhà đầu tư nên chuẩn bị nguồn vốn hướng tới đầu tư trung - dài hạn.

Chúng ta không nên kỳ vọng nhiều vào việc đầu tư theo kiểu "lướt sóng" không chỉ ở thời điểm này mà cả trong năm tới.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cây cầu thứ 8 bắc qua sông Hồng tại Yên Bái

Cây cầu thứ 8 bắc qua sông Hồng tại Yên Bái

Cầu Giới Phiên mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tỉnh Yên Bái nói chung, Tp. Yên Bái nói riêng. Công trình hoàn thành, đưa vào sử dụng sẽ góp phần hoàn thiện đồng bộ cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, bảo đảm kết nối hai bên bờ sông Hồng tạo thành trục kết nối từ đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai với Quốc lộ 32C, Quốc lộ 70 với đường Âu Cơ và kết nối với trung tâm Tp. Yên Bái.
Cây cầu thứ 8 bắc qua sông Hồng tại Yên Bái

Cây cầu thứ 8 bắc qua sông Hồng tại Yên Bái

Media - Vàng Ni - 9 giờ trước
Cầu Giới Phiên mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tỉnh Yên Bái nói chung, Tp. Yên Bái nói riêng. Công trình hoàn thành, đưa vào sử dụng sẽ góp phần hoàn thiện đồng bộ cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, bảo đảm kết nối hai bên bờ sông Hồng tạo thành trục kết nối từ đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai với Quốc lộ 32C, Quốc lộ 70 với đường Âu Cơ và kết nối với trung tâm Tp. Yên Bái.
Những ánh mắt lấp lánh niềm tin ở Pêtapót

Những ánh mắt lấp lánh niềm tin ở Pêtapót

Xã hội - Tiêu Dao - 21:56, 26/09/2023
Ngôi làng Pêtapót trên vùng cao biên giới Nam Giang từng một thời nằm biệt lập với thế giới xung quanh. Thế rồi khi có những người lính Biên phòng lên đây “ba cùng” với đồng bào, cụm dân cư này đã chuyển mình, khoác lên một diện mạo mới.
Trợ giúp người dân vùng biên phát triển kinh tế

Trợ giúp người dân vùng biên phát triển kinh tế

Kinh tế - Thu Hà - 21:34, 26/09/2023
Chăm lo, đầu tư, hỗ trợ nhiều mặt để giúp người dân ở vùng biên giới ổn định cuộc sống, từ đó an tâm bám bản, bám làng, không vượt biên trái phép, không buôn lậu hoặc bị lợi dụng, mua chuộc vận chuyển hàng cấm qua biên giới… Đó là chủ trương, chính sách xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta từ nhiều năm nay. Tại huyện biên giới Bù Đốp (Bình Phước), việc triển khai chính sách tín dụng ưu đãi cho người dân vùng biên là trợ lực giúp người dân an tâm phát triển sản xuất, chăn nuôi, ổn định cuộc sống.
Quảng Trị: Những kết quả bước đầu sau gần 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719

Quảng Trị: Những kết quả bước đầu sau gần 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 21:26, 26/09/2023
Vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Trị có dân số khoảng 0,65 triệu người (2021) trong đó, DTTS chiếm 13,3% dân số toàn tỉnh. Do đó, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) có ý nghĩa lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương . Để hiểu hơn về những kết quả bước đầu sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Hồ Thị Lệ Hà, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị
Mùa tuốt lúa trên làng Hạnh phúc

Mùa tuốt lúa trên làng Hạnh phúc

Kinh tế - Tiêu Dao – Hồ Quân - 21:20, 26/09/2023
Hàng năm, vào khoảng cuối tháng 9 và tháng 10, khi lúa đã chín rộ, người Xơ Đăng ở Nam Trà My (Quảng Nam) bắt đầu việc thu hoạch và mở hội ăn mừng lúa mới, cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhà nhà ấm no, hạnh phúc.
Tin trong ngày - 25/9/2023

Tin trong ngày - 25/9/2023

Bản tin hôm nay, ngày 25/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Đoàn công tác của Quốc hội hỗ trợ hơn 6 tỷ đồng an sinh xã hội tại Yên Bái. Nông dân Hơ Moong chăm sóc sầu riêng bằng điện thoại di động. Gì Thàng - Điểm sáng an ninh trật tự. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kịp thời cứu nạn thành công 10 thuyền viên bị nạn trôi dạt trên biển Côn Đảo

Kịp thời cứu nạn thành công 10 thuyền viên bị nạn trôi dạt trên biển Côn Đảo

Xã hội - Lê Vũ - Quang Anh - 21:16, 26/09/2023
Chiều ngày 26/9/2023, tại cảng Bến Đầm, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồn Biên phòng Côn Đảo, BĐBP tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tiến hành các thủ tục tiếp nhận 10 thuyền viên của tàu cá BL 93279 TS gặp nạn trên biển được tàu SAR 272 của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 3 đưa vào bờ an toàn.
Nhân rộng các sáng kiến tuyên truyền, vận động phát triển hội viên tại vùng tôn giáo

Nhân rộng các sáng kiến tuyên truyền, vận động phát triển hội viên tại vùng tôn giáo

Dân tộc- Tôn giáo - Thúy Hồng - 21:08, 26/09/2023
Sáng 26/9, tại Nam Định, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Diễn đàn "Chia sẻ, vận động nhân rộng các sáng kiến và giải pháp thông tin tuyên tuyền, vận động phát triển hội viên tại vùng tôn giáo". Tham dự Diễn đàn có gần 150 đại biểu đến từ 22 tỉnh, thành và trực tuyến tại 21 điểm cầu trên cả nước.
Thừa Thiên Huế: Khởi công xây dựng nhà “Mái ấm tình thương” cho phụ nữ nghèo biên giới

Thừa Thiên Huế: Khởi công xây dựng nhà “Mái ấm tình thương” cho phụ nữ nghèo biên giới

Tin tức - Tào Đạt - 21:05, 26/09/2023
Chiều 26/9, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với chính quyền địa phương đã tổ chức khởi công xây dựng nhà cho 2 hộ gia đình phụ nữ nghèo tại khu vực biên giới xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Lễ phát động Tuần lễ Làm mẹ an toàn 2023 sẽ diễn ra tại Hòa Bình

Lễ phát động Tuần lễ Làm mẹ an toàn 2023 sẽ diễn ra tại Hòa Bình

Sức khỏe - Minh Anh - 21:03, 26/09/2023
Lễ phát động Tuần lễ Làm mẹ an toàn 2023 sẽ diễn ra vào ngày 30/9, tại Tp. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. Sự kiện nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ở các vùng khó khăn.
Kon Tum: Ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa tỉnh Kon Tum và tỉnh Chăm-Pa-Sắc

Kon Tum: Ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa tỉnh Kon Tum và tỉnh Chăm-Pa-Sắc

Trang địa phương - Ngọc Chí - 21:00, 26/09/2023
Chiều ngày 26/9, tại thành phố Kon Tum, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum, Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính quyền tỉnh Chăm-Pa-Sắc, nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào tổ chức Lễ ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác giai đoạn 2023-2027 giữa 2 tỉnh.