Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cảm nhận về những cái tết của người Khơ Mú ở Nghệ An

Hồ Phương - Thanh Nguyễn - 15:42, 02/02/2023

Người Khơ Mú quan niệm, mỗi năm có nhiều cái tết thì càng làm ăn phát đạt, khấm khá. Họ có thể tổ chức tết trong 1 hoặc vài ngày tùy theo điều kiện kinh tế. Tuy nhiên, để nói về tết chính của người Khơ Mú thì có 2 cái tết, đó là Tết Grơ và Tết Nguyên đán.

Bản làng người Khơ Mú huyện Kỳ Sơn, Nghệ An
Bản làng người Khơ Mú huyện Kỳ Sơn, Nghệ An

Tết Grơ - Tết phong tục

Hằng năm, thường vào trước Tết Nguyên đán, người Khơ Mú ở xã Keng Đu, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) tổ chức tết cổ truyền riêng của cộng đồng mình. Đối với họ, qua cái tết này là gia đình đã bước sang một năm mới. Người Khơ Mú gọi là “Grơ” thường diễn ra trước Tết Nguyên đán.

Ngoài các lễ hội phổ biến như Tết Nguyên đán, Tết độc lập, thì cộng đồng người Khơ Mú  còn có những ngày lễ riêng của họ, trong đó phải nói đến tết Grơ. Lễ tết này được tổ chức theo từng gia đình, dòng họ từ tháng cuối năm âm lịch. Cho đến trước Tết Nguyên đán ít ngày, thì tất cả các gia đình đều đã xong Tết Grơ.

Khi giải thích với chúng tôi về lễ tết này, ông Lương Phò Bi bản Huồi Phuôn 1 gọi là “tết phong tục”. Cái tết này chỉ diễn ra trong 1 buổi chiều và 1 đêm với nhiều nghi lễ khá lạ và độc đáo.

Trong căn bếp của người Khơ Mú có một chiếc bếp chỉ dùng đến khi tổ chức các nghi lễ tín ngưỡng, một vò rượu cần mới đã được bày ra. Vò rượu cần được đặt dựa vào một chiếc cột, dựng lên cạnh cái bếp. Người Khơ Mú quan niệm chiếc cột này tượng trưng cho chủ nhà. Chỉ khi “vắng chủ nhà” chiếc cột này mới bị bỏ ra. Trong gian thờ tổ tiên luôn đặt một chiếc mâm để mời tổ tiên ăn cơm hàng ngày, chiếc mâm cũ cũng được thay bằng cái mới.

Lễ vật của người Khơ Mú trong ngày Tết Grơ nhất định phải có đủ một cặp gà gồm cả con trống và mái, một vò rượu cúng thần, một đĩa trầu cau. Nếu thiếu đi những một trong 3 thứ trên, thì không thể thực hiện được nghi lễ của ngày Tết Grơ.

Mâm cơm cúng tổ tiên tưởng như có phần đơn giản, nhưng lại cực kỳ chu đáo. Ngoài moọc là món ăn truyền thống không thể thiếu, thì nhất định phải có thêm bí đỏ và sắn đã được đồ lên. Người Khơ Mú kể rằng, đây chính là món ăn tượng trưng cho sự no đủ và may mắn trong cả một năm mới. Nhiều năm gần đây, mâm cơm cúng ngày Tết còn có thêm cả cá nướng, thịt lợn và nhiều thực phẩm khác, tùy theo nhu cầu của gia đình. Điều kỳ lạ, mỗi nhà đều có thể tự chọn một ngày làm lễ cúng mừng năm mới, nhưng nhất nhất phải là những ngày cuối tháng 11 Âm lịch hằng năm.

Thầy cúng chấm xôi, thịt lên trán trong ngày cúng vía đầu năm
Thầy cúng chấm xôi, thịt lên trán trong ngày cúng vía đầu năm

Sau lần uống rượu cần đầu tiên của những người trong dòng họ cạnh cái bếp dùng làm nghi lễ tín ngưỡng, 2 con gà được bắt về làm lễ cầu may cho năm mới. Sau bài cúng, con gà đầu tiên được cắt mỏ lấy tiết. Người chủ lễ cầm cả con gà bôi tiết lên đầu gối cho từng người. Chủ lễ lấy tiết gà quệt theo chiều từ trên xuống dưới và khẩn cầu cho những điều không tốt đẹp của năm cũ hãy đi ra. Khi tất cả mọi người trong gia đình đã được làm nghi lễ này, một con gà khác được cắt mỏ lấy tiết. Lần lượt từng người lại được chủ lễ bôi tiết gà lên đầu gối. Lần này là chiều từ dưới chân lên đầu gối, kèm với câu khấn cho mọi điều tốt đẹp sẽ đến vào năm mới.

Xong nghi lễ này người ta mổ cả 2 con gà làm mâm cúng mời tổ tiên về ăn tết. Những người có kinh nghiệm trong bản còn nhìn chân gà để đoán biết sự tốt xấu, dở hay trong năm mới.

Khi màn đêm đã bao trùm không gian làng bản, một lễ uống rượu cần và cúng tế nữa lại diễn ra. Trong mâm cúng, ngoài gà luộc còn có những thứ nông sản của người Khơ Mú như bí đỏ, bí xanh, đỗ rẫy… Lễ cúng kết thúc, những thành viên trong gia đình được chủ lễ chia cho mỗi người một ít thịt, ít xôi. Người được chia thường có động tác cúi đầu nhận sau đó chấm lên trán rồi mới bắt đầu đưa vào miệng để ăn.

Sau lễ cúng này có nghĩa là gia đình đã sang một năm mới. Từ sáng sớm hôm sau cho đến hết ngày người ta không cho con gái lên nhà. Một người được gia chủ quý mến sẽ được mời xông đất vào sáng sớm hôm sau.

Cúng vía trong ngày đầu năm của người Khơ Mú ở xã Keng Đu, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An
Cúng vía trong ngày đầu năm của người Khơ Mú ở xã Keng Đu, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An

Tết Nguyên Đán ở bản làng người Khơ Mú

Hòa trong tiếng pí, tiếng chiêng, tiếng khèn ở bên chân núi, nơi đồng bào Thái, đồng bào Mông đang nhảy múa, ném pao hát lăm hát tơi là tiếng khèn Tu Ba của người Khơ Mú vui chơi ngày Tết Nguyên đán.

Với người Khơ Mú ở miền Tây Nghệ An, họ ăn tết cũng có nhiều khác biệt so với các đồng bào dân tộc khác. Trong quan niệm, của người Khơ Mú, Tết Grơ là tết quan trọng nhất, nhưng Tết Nguyên đán cũng được xem là một trong những cái tết quan trọng, không thể thiếu.

Nhìn tổng thể, cách ăn Tết Nguyên đán của người Khơ Mú không khác nhiều so với các đồng bào dân tộc khác, họ đều có các nghi lễ như: Làm vía, tổ chức mâm cúng tổ tiên, thần linh, cúng ma, các hoạt động vui chơi văn hóa, văn nghệ bằng các nhạc cụ truyền thống của đồng bào dân tộc mình.

Người Khơ Mú chung vui rượu cần trong ngày tết
Người Khơ Mú uống rượu cần chung vui trong ngày tết

Bản Na Nhắng, xã Tiền Phong, huyện Quế Phong (Nghệ An) có gần 200 nóc nhà người Khơ Mú sinh sống. Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo của bản đã giảm xuống đáng kể, đời sống người dân đang ngày một đi lên.

Ngồi trong ngôi nhà sàn truyền thống của người Khơ Mú, ông Moong Văn Chái (SN 1944), trú tại bản Na Nhắng, xã Tiền Phong, huyện Quế Phong, là cựu chiến binh, người có công với cách mạng, 55 năm tuổi Đảng, đang lật từng trang sách đã nhàu và chậm rãi kể về cách ăn Tết Nguyên đán của người Khơ Mú.

Trong hoạt động đón Tết của người Khơ Mú nổi bật lên 2 yếu tố, đó là hoạt động cúng tế và vui chơi, ăn uống. Trong đó, hoạt động về phần cúng tế được xem là hoạt động quan trọng và mang nhiều nét riêng so với các đồng bào dân tộc khác.

Vào ngày Tết Nguyên đán, tùy theo điều kiện kinh tế, mỗi gia đình sẽ ăn tết với quy mô và thời gian khác nhau, gia đình nào có nhiều của cải sẽ ăn tết sung túc và dài ngày, còn những gia đình khó khăn sẽ chỉ ăn tết trong vài ngày. Theo ông Chái, ngày xưa, khi điều kiện kinh tế còn khó khăn, người Khơ Mú ở vùng ông sinh sống còn dùng sắn, khoai để cúng.

Trong phong tục cúng ngày tết của người Khơ Mú cũng như những đồng bào dân tộc khác, đó là cúng tổ tiên, thần linh… Ngoài ra, người Khơ Mú còn có lễ cúng vía cho con trâu, con bò với mong muốn đàn vật nuôi của gia đình mình luôn khỏe mạnh, phát triển tốt trong một năm mới. Mâm cúng vía cho con trâu con bò của người Khơ Mú được chuẩn bị khá chu đáo, trong đó có rượu, có hương, có xôi… Lễ vía cho trâu bò thường được tổ chức sau ngày cúng thần linh, tổ tiên.

Tục coi chân gà trong ngày tết của người Khơ Mú
Tục coi chân gà trong ngày tết của người Khơ Mú

Người Khơ Mú cúng tổ tiên ngày tết vào ngày 1 tháng Giêng. Vào ngày 1, tất cả mọi người trong gia đình tập trung bên mâm cúng để tổ chức cúng vía.

Theo tập quán truyền thống, vào mùng 1 Tết, sau khi chuẩn bị đầy đủ mâm lễ, người lớn tuổi nhất trong gia đình bắt đầu làm lễ. Nghi lễ được xướng bằng tiếng dân tộc Khơ Mú. 

Lễ vật để chuẩn bị cho mâm cúng của người Khơ Mú cũng khác so với mâm cúng của người Mông, người Thái. Đối với người Thái, món ăn không thể thiếu được trong mâm cúng ngày tết chính là món cá, thì người Khơ Mú đòi hỏi phải có con gà. Nếu thiếu con gà, mâm cúng sẽ không còn ý nghĩa. Trong mâm cúng ngày đầu năm mới của người Khơ Mú phải có 3 con gà, trong đó 1 con gà luộc, 2 con gà còn sống.

Sau khi các nghi thức về cúng vía, cúng ma, cúng trâu bò… đã xong xuôi, mọi người trong các gia đình đồng bào Khơ Mú bắt đầu đi du Xuân, vui chơi hàng xóm và giao lưu các bản, các làng với nhau. Dịp đầu năm mới cũng là dịp để các đôi trai gái tìm hiểu nhau. Các tết của người Khơ Mú sẽ được kéo dài đến 10 ngày. Khi tiếng sấm bắt đầu xuất hiện, cũng là lúc người Khơ Mú bắt đầu làm lễ cầu mùa, cầu cho một năm mới sản xuất bội thu./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Xã hội - Minh Thu - 2 giờ trước
Từ đầu tháng 11 đến nay, do không còn kinh phí, Trung tâm nuôi dưỡng, phục hồi chức năng nạn nhân chất độc da cam/dioxin Nghĩa Thắng (gọi tắt là Trung tâm), đứng chân trên địa bàn xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đã phải tạm dừng hoạt động. Điều này gây lo lắng cho các gia đình có con em là nạn nhân chất độc da cam.
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Media - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Cách đây 10 năm, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum được giao thực hiện dự án trồng rừng thay thế hơn 160 ha, đến năm 2018 diện tích này đã được nghiệm thu và đạt các tiêu chí về diện tích, chăm sóc và tỷ lệ cây sống. Tuy nhiên, mới đây, ngành chức năng tỉnh Kon Tum đã kiểm tra và phát hiện hơn 11 ha rừng trồng tại đây đã bị mất và suy giảm.
Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Media - BDT - 2 giờ trước
Trong cuộc sống hiện đại với nhịp sống hối hả và áp lực công việc, chứng mất ngủ trở thành vấn đề không hiếm gặp. Nhiều người tìm đến các loại thuốc an thần và trấn tĩnh của y học hiện đại để cải thiện giấc ngủ, nhưng không ít trường hợp các thuốc này không hiệu quả hoặc gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Gương sáng - Vàng Ni - Thu Hà - 2 giờ trước
Bằng niềm tin vào bản thân và khao khát mang bản sắc văn hoá dân tộc Mông đến với mọi người, Giàng Tuyết Tình, Hoa khôi cuộc thi “The Charming Beauty - Duyên dáng Thanh niên Yên Bái 2024” đã từng bước khẳng định mình và lan toả năng lượng sống tích cực cho những bạn trẻ vùng cao.
Thủ phủ cà phê mùa...

Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Pháp luật - Lê Hường - 2 giờ trước
Vào mùa thu hoạch cà phê với giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục, người trồng cà phê Tây Nguyên vui mừng khôn xiết, song họ cũng đang mất ngủ tìm đủ mọi giải pháp “canh trộm”, bảo vệ thành quả lao động của mình. Đồng hành với nông dân, chính quyền, lực lượng Công an, dân phòng cũng có nhiều cách làm giúp nông dân bảo vệ nông sản, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.
Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”. Yên bình nơi non cao Kỳ Thượng. Cô giáo Tày của bản làng vùng cao . Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 2 giờ trước
Cùng với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và sự chung tay góp sức của đội ngũ Người có uy tín trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình; huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống đồng bào từng bước được nâng lên, cơ sở hạ tầng thiết yếu đã có nhiều khởi sắc.
18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

Khoa học - Công nghệ - Minh Thu - 2 giờ trước
Dữ liệu mới đây từ Kaspersky (Hãng bảo mật phần mềm của Nga) công bố cho biết, các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tinh vi hay tấn công phi kỹ thuật đang diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi, cần hết sức đề cao cảnh giác. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam.
“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

Kinh tế - Huyền Hương - 2 giờ trước
Những năm qua, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đặc việt là lao động người DTTS, người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kỹ năng, tay nghề để có việc làm, tự tạo việc làm, sinh kế ổn định ở huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) là “chìa khóa” giảm nghèo, thoát nghèo bền vững.
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Giáo dục - Lê Hường - 2 giờ trước
Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.
Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Tin tức - Hồng Phúc - 2 giờ trước
Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá cho phóng viên, biên tập viên báo, đài; các cán bộ, công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố.