Sắc màu 54 -
Th.s Vũ Phương Nam -
05:14, 19/07/2024 Múa dân gian là một trong những nét sinh hoạt văn hóa vô cùng đặc sắc của người Khơ Mú tại tỉnh Yên Bái. Những điệu múa dân gian được sáng tạo từ thực tiễn hoạt động đời sống xã hội, trong giao tiếp và sự tiếp biến văn hóa của cộng đồng, thể hiện đậm nét bản sắc dân tộc, chứa đựng những khát vọng, mong ước của đồng bào dân tộc Khơ Mú.
Vượt qua hàng chục thí sinh khu vực phía Bắc, thí sinh Hoàng Thị Lả, dân tộc Khơ Mú, giảng viên Trường Cao đẳng Lào Cai đã lọt vào vòng Chung kết cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam, được tổ chức vào tháng 7/2022 sắp tới.
Với mong muốn phát triển kinh tế gia đình và góp phần thay đổi nhận thức của đồng bào Khơ Mú trong phát triển kinh tế, ông Moong Văn Hoàng, ở bản Huồi Cáng 1, xã Bắc Lý, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An đã thành lập gia trại tổng hợp VAC, mỗi năm thu về cả trăm triệu đồng. Không chỉ làm giàu cho gia đình, ông Hoàng còn tạo điều kiện, hỗ trợ nhiều người dân bản Huồi Cáng 1 vươn lên phát triển kinh tế.
Phóng sự -
Thanh Hải -
12:12, 11/09/2024 Đã từng đi qua nhiều bản làng nơi miền Tây xứ Nghệ, nhưng với chúng tôi, cụm dân cư Huôi Máy thuộc bản Cắm Pỏm, xã Cắm Muộn (Quế Phong, Nghệ An) thì dường như không nơi nào sánh bằng. Ở vùng đất này, có những thiếu thốn không thể nói đủ bằng lời, có những khốn khó không dễ dàng bù đắp…
Media -
Hà Minh Hưng -
12:54, 28/08/2022 Người Khơ Mú ở Lai Châu sống tập trung tại các huyện Tân Uyên, Than Uyên và Nậm Nhùn vơi nhiều tên gọi như: Xá Cẩu, Mứn Xen, Pu Thênh, dân số khoảng trên 8000 người. Cuộc sống hiện đại đã có những tác động lớn đến đời sống của người Khơ Mú, nhưng họ vẫn giữ được nhiều nét văn hóa đặc trưng, độc đáo để định hình bản sắc của một dân tộc.
Người Khơ Mú là một trong 19 cộng đồng dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên hiện còn bảo lưu, trao truyền được nhiều phong tục, tập quán rất đặc sắc, trong đó đáng kể nhất là lễ hội cầu mùa - một nghi lễ nông nghiệp quan trọng trong đời sống của người Khơ Mú.
Mưa lớn kéo dài từ nhiều ngày trước đã khiến nhiều tuyến đường ở huyện biên giới Kỳ Sơn (Nghệ An) sạt lở. Tuy nhiên, tuyến đường độc đạo vào bản Phia Khoáng, xã Bảo Nam bị sạt lở nặng nhất, khiến hàng trăm người dân bản của đồng bào Khơ Mú này bị cô lập hoàn toàn.
Những câu hát tơm hòa vào trong tiếng pí là một trong những làn điệu dân ca của người Khơ mú ở vùng miền núi tỉnh Nghệ An. Mỗi câu hát cất lên chất chứa bao tâm tình của lòng người muốn gửi gắm. Tuy nhiên hiện nay, những người biết hát tơm ở các bản làng của người Khơ mú chỉ còn đếm trên đầu ngón tay.
Sắc màu 54 -
Hồ Phương - Thanh Nguyễn -
15:42, 02/02/2023 Người Khơ Mú quan niệm, mỗi năm có nhiều cái tết thì càng làm ăn phát đạt, khấm khá. Họ có thể tổ chức tết trong 1 hoặc vài ngày tùy theo điều kiện kinh tế. Tuy nhiên, để nói về tết chính của người Khơ Mú thì có 2 cái tết, đó là Tết Grơ và Tết Nguyên đán.
Những điệu múa của người Khơ Mú như: múa tăm đao, múa cá lượn (viêng ver guông), múa ong eo (tẹ viêr guông), múa đuổi chim (tẹ kam đặt sim), múa cầu mùa (te grơ), múa tra hạt....đều xuất phát từ cuộc sống lao động, sản xuất hằng ngày với những khát vọng tốt đẹp.