Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Buôn Đôn - Những trải nghiệm khó quên

Uyển Nhi - 14:50, 17/06/2022

Nằm cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 40km, Khu du lịch Buôn Đôn thuộc xã Krông Na, huyện Buôn Đôn từ lâu đã trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến với Đắk Lắk. Bởi nơi đây không chỉ sở hữu cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, đặc sắc, mà còn chứa đựng biết bao điều thú vị trong văn hóa, tín ngưỡng, ẩm thực… thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước ghé thăm vui chơi, khám phá.

Tại Buôn Đôn, bạn sẽ nghe kể chuyện về những nài voi (người chăm, điều khiển voi), tham quan nhà sàn cổ hơn trăm tuổi. Ảnh: Hứa Quốc Anh
Tại Buôn Đôn, bạn sẽ nghe kể chuyện về những nài voi (người chăm, điều khiển voi), tham quan nhà sàn cổ hơn trăm tuổi. Ảnh: Hứa Quốc Anh

Thời điểm ghé thăm Buôn Đôn

Buôn Đôn chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa ở đây thường diễn ra từ tháng 5 đến tháng 11, còn mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

Khí hậu của Buôn Đôn khá dễ chịu và ôn hòa với mức nhiệt độ trung bình khoảng 23 độ C. Chính vì vậy mà bạn có thể tham quan và du lịch Buôn Đôn vào bất kì khoảng thời gian nào trong năm.

Tuy nhiên, thời điểm lý tưởng nhất để các bạn đến khám phá Buôn Đôn là vào mùa khô. Vào thời điểm này thời tiết khô thoáng, không quá nóng thích hợp cho mọi hoạt động. Đặc biệt, từ tháng 12 ở đây diễn ra rất nhiều lễ hội đặc sắc như Lễ hội Cà phê hay Lễ hội Đua voi, đây cũng là khoảng thời gian hoa dã quỳ nở rộ đẹp nhất tại Tây Nguyên.

Buôn Đôn - Những trải nghiệm khó quên 1

Địa điểm lưu trú

Đến Buôn Đôn bạn có thể chọn qua đêm tại nhà nghỉ, khách sạn hoặc các homestay, nhìn chung dịch vụ lưu trú tại Buôn Đôn khá phát triển. Một số điểm lưu trú tiêu biểu như: Khu lưu trú Troh Bư, nhà Nghỉ Thanh Thảo huyện Buôn Đôn, nhà nghỉ Thúy Mười, nhà nghỉ Vườn Quốc gia Yok Đôn…

Ngoài ra ở nhà sàn Buôn Đôn cũng là một trong những trải nghiệm khó quên bởi khi màn đêm buông xuống, lắng nghe những âm thanh của núi rừng bạn sẽ cảm thấy bình yên vô cùng.

Phương tiện đi lại tại Buôn Đôn

Buôn Đôn - Đắk Lắk cách TP. Hồ Chí Minh khoảng 350km, cách Hà Nội khoảng 1.400km. Bạn có thể lựa chọn đi bằng đường bộ hoặc đường hàng không để đến với nơi đây.

Từ TP. Hồ Chí Minh nếu bạn chọn đi bằng ô tô, bạn sẽ mất khoảng 7-8h di chuyển. Nếu đi máy bay bạn sẽ mất khoảng một giờ bay để có mặt tại Buôn Ma Thuột.

Từ TP. Hà Nội nếu bạn di chuyển bằng máy bay tới Buôn Ma Thuột, thời gian sẽ kéo dài khoảng 1h40p.

Khi đặt chân đến Buôn Ma Thuột bạn sẽ di chuyển đến Buôn Đôn bằng nhiều loại phương tiện khác nhau một cách dễ dàng như: Xe máy, ô tô, taxi hoặc xe bus. Tuy nhiên tùy thuộc vào đường đi và nhu cầu của mỗi người mà sẽ có hai cách di chuyển phổ biến để đến được Buôn Đôn như sau:

Nếu bạn đi bằng xe máy, ô tô hoặc bắt taxi sẽ đi theo hướng tỉnh lộ 1, men theo bảng chỉ dẫn sẽ đến được với Buôn Đôn.

Một số du khách lựa chọn đi bằng xe bus sẽ phải bắt tuyến xe số 15 thành phố Buôn Ma Thuột đi Buôn Đôn. Đây cũng chính là điểm đầu và điểm cuối của tuyến xe số 15 này. Xe bus sẽ đưa bạn đến thẳng công khu du lịch Buôn Đôn.

Cầu treo Buôn Đôn xuyên tán cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, dài gần 1km được làm chủ yếu từ tre nứa, là nơi nhiều du khách thích thú trải nghiệm cảm giác lắc lư khi băng qua. Ảnh TL
Cầu treo Buôn Đôn xuyên tán cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, dài gần 1km được làm chủ yếu từ tre nứa, là nơi nhiều du khách thích thú trải nghiệm cảm giác lắc lư khi băng qua. Ảnh TL

Địa điểm tham quan khi đến Buôn Đôn

Khi đến Buôn Đôn bạn sẽ bắt gặp những khung cảnh của một bản làng xinh đẹp với những mái nhà sàn đơn sơ giản dị của đồng bào M’nông, Ê-Đê, Gia Rai, Khmer và Lào. Nếu bạn là người yêu thích khám phá thiên nhiên bạn có thể trải nghiệm những điểm du lịch sau:

Cầu treo Buôn Đôn: Đây là cây cầu treo bắc ngang qua con sông Sêrêpốk được làm hoàn toàn bằng tre nứa rất đơn sơ, mộc mạc nhưng ở bên trong nó là sợi dây cáp chắc chắn để đảm bảo an toàn cho bạn mà không mất đi cảm giác chân thực nhất khi đi qua cây cầu treo này.

Thác Bảy nhánh thuộc xã Ea Huar, sở dĩ có tên gọi này là do các ghềnh đá lớn bị chia thành 7 nhánh nhỏ. Đứng từ trên cao nhìn xuống, thác nước trông giống như bàn tay khổng lồ đặc sắc và ấn tượng.

Khu mộ vua săn voi Khun Ju Nốp: Đây là nơi chôn cất vị vua săn voi huyền thoại của núi rừng Tây Nguyên với những chiến tích lẫy lực nhờ tài săn voi rừng và thuần dưỡng voi. Khu mộ được xây với các hình khối đơn giản với búp sen ở đỉnh và bốn góc.

Hồ Dakmil đây là một hồ nước bán nhân tạo được Pháp xây dựng để phục vụ dự án trồng cà phê tại Việt Nam.

Nhà sàn cổ tại Buôn Đôn cũng là cơ hội để bạn tìm về nguồn cội và tìm hiểu về văn hóa, phong tục tập quán và lối sống của người đồng bào địa phương.

Nếu bạn là người yêu thích tìm hiểu văn hóa, lịch sử, bản sắc dân tộc của các buôn làng trong bản. Hãy tham quan kiến trúc nhà rông Tây Nguyên, nơi lưu giữ các giá trị về văn hóa, tinh thần, bản sắc của đồng bào nơi đây.

Đặc trưng của nhà rông là mái nhà rất dài, rộng và cao, nhìn từ xa như một lưỡi rìu vươn thẳng lên bầu trời đầy hiên ngang và mạnh mẽ. Có những ngôi nhà rông lớn đến độ có thể chứa được cả bản làng. Vậy nên, nhà rông thường được sử dụng làm nơi hội họp, sinh hoạt tập thể hoặc làm nơi tiếp khách quý khi đến thăm.

Bên trong các nhà rông ở Buôn Đôn còn trưng bày các hiện vật và các tài liệu về văn hóa, phong tục tập quán, lối sống của đồng bào.

Ngoài ra, nếu ghé thăm Buôn Đôn vào những dịp diễn ra các lễ hội, bạn còn được thưởng thức buổi biểu diễn cồng chiêng Tây Nguyên đặc sắc, hòa mình vào không gian văn hóa cồng chiêng với các điệu nhảy tập thể đầy sôi động.

Đặc sản khi đến Buôn Đôn

Món ăn đặc sắc nhất định bạn phải thử là gà nướng Buôn Đôn. Gà được nuôi thả vườn, thịt dai và chắc, nướng lên ăn vừa thơm vừa ngọt, ăn cùng cơm lam dẻo ngọt.

Ngoài ra những món đặc sản như: Cá bống thác kho riềng, canh chua cá lăng, lẩu rau rừng cũng mang một hương vị rất đặc trưng.

Đặc biệt, bạn đừng quên thưởng thức một chút rượu A Ma Công. Đây chính là một loại rượu quý của Buôn Đôn, tên của rượu được đặt theo tên của một huyền thoại sống trong vùng về sự khỏe mạnh, cường tráng.

Một số món đặc sản có thể mua về làm quà tại Buôn Đôn như cà phê, mật ong rừng, nai khô, rượu cần, măng le rừng, bột cacao, hạt macca, thổ cẩm Tây Nguyên nổi tiếng,…

Bạn cần chuẩn bị những gì khi đến Buôn Đôn?

Thời tiết tại Buôn Đôn khá nắng chính vì vậy du khách cần chuẩn bị cho mình những trang phục thông thoáng, mũ nón và kem chống nắng. Ngoài ra cần chuẩn bị thêm nước uống để bổ sung cho quá trình khám phá đổ mồ hôi. Các thiết bị điện tử cũng rất cần thiết để phục vụ cho công cuộc “sống ảo” tuyệt đẹp tại vùng đất Tây Nguyên này.

Du lịch Buôn Đôn ở Đắk Lắk là trải nghiệm cực kì thú vị. Dù bạn là người thích khám phá vẻ đẹp thiên nhiên, tìm hiểu văn hóa hay thích checkin những địa điểm thật đẹp thì Buôn Đôn đều đáp ứng các tiêu chí của bạn. Xách balo lên và khám phá Buôn Đôn ngay nhé./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Việt Nam có 2 hành trình du lịch bằng thuyền tuyệt vời nhất Đông Nam Á

Việt Nam có 2 hành trình du lịch bằng thuyền tuyệt vời nhất Đông Nam Á

Tuyến du lịch bằng du thuyền/tàu nhỏ trên sông Hồng và vịnh Hạ Long, hạ lưu sông Mê Công của Việt Nam nằm trong 4 trải nghiệm du lịch bằng thuyền tuyệt vời nhất Đông Nam Á theo đánh giá của chuyên trang hướng dẫn du lịch Frommer’s (Mỹ).
Tin nổi bật trang chủ
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn triển khai công tác bình đẳng giới năm 2023

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn triển khai công tác bình đẳng giới năm 2023

Văn bản chính sách mới - T.Hợp - 7 phút trước
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành công văn hướng dẫn triển khai công tác bình đẳng giới năm 2023. Theo đó, thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các đơn vị chức năng, các sở, ban, ngành liên quan tập trung triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm về công tác bình đẳng giới trong năm 2023.
Kinh nghiệm đăng kiểm xe ở các nước trên thế giới

Kinh nghiệm đăng kiểm xe ở các nước trên thế giới

Xã hội - PV - 9 phút trước
Các nước trên thế giới có những thủ tục đăng kiểm xe khác nhau, tùy thuộc vào quy định và tiêu chuẩn an toàn đường bộ của từng quốc gia.
Thông tư 04 gỡ khó cho hệ thống trường Dân tộc nội trú

Thông tư 04 gỡ khó cho hệ thống trường Dân tộc nội trú

Giáo dục dân tộc - Thuý Hồng - 1 giờ trước
Để mô hình trường nội trú phát triển, phát huy được chức năng, hiệu quả giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 04/2023/TT-BGDĐT về quy chế tổ chức và hoạt động của trường PTDTNT. Nội dung thông tư mới được đánh giá sẽ khắc phục được những khó khăn bất cập về chế độ chính sách trong giai đoạn mới.
Tin trong ngày - 20/3/2023

Tin trong ngày - 20/3/2023

Media - BDT - 1 giờ trước
Kính mời quý vị và các bạn theo dõi bản Tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin hôm nay có những thông tin chính sau: Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tòa án và kiểm sát; Nhiều hoạt động ý nghĩa của UBDT tại Ngày hội hoa Sơn Tra năm 2023; Ứng dụng công nghệ số chống buôn lậu, gian lận thương mại; cùng các tin tức thời sự khác. Sau đây là thông tin chi tiết.
Ứng dụng công nghệ số chống buôn lậu, gian lận thương mại

Ứng dụng công nghệ số chống buôn lậu, gian lận thương mại

Pháp luật - BĐT - 2 giờ trước
Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản yêu cầu các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, kiểm tra, kiểm soát thường xuyên tại các đầu mối giao thông, các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường biển và hàng không.
"Lương thực cho em" - Mô hình hiệu quả cần được nhân rộng

"Lương thực cho em" - Mô hình hiệu quả cần được nhân rộng

Sau khi Quyết định 861 có hiệu lực, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Lào Cai gặp không ít khó khăn do nguồn hỗ trợ của Nhà nước không còn. “Cái khó ló cái khôn”, nhiều cách làm hay, sáng tạo của các trường học đã kịp thời tháo gỡ nút thắt. Một trong những cách làm sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tế đó là mô hình "Lương thực cho em" được Trường Tiểu học và THCS Bản Xèo duy trì 2 năm nay. Mô hình đã giúp cho hoạt động bán trú cũng như các hoạt động giáo dục khác của nhà trường ổn định trong thời gian vừa qua.

"Chìa khóa" giảm nghèo bền vững cho thanh niên DTTS

Nghề nghiệp - Việc làm - Trọng Bảo - 2 giờ trước
Theo số liệu thống kê của ngành Lao động Thương binh và Xã hội, hiện nay tỉnh Lào Cai có hơn 70% lao động là người DTTS tập trung ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Chính vì vậy, công tác đào tạo nghề gắn với thực tế vùng miền và việc làm, chính là chìa khóa cho công tác giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội của địa phương.
Cộng đồng dân tộc Cống nỗ lực bảo tồn trang phục truyền thống

Cộng đồng dân tộc Cống nỗ lực bảo tồn trang phục truyền thống

Sắc màu 54 - Diệp Chi - 2 giờ trước
Nằm yên bình bên dòng Nậm Núa, bản Púng Bon, xã Pa Thơm, huyện Điện Biên có 54 hộ dân, với hơn 250 nhân khẩu đồng bào Cống - một trong những dân tộc rất ít người sinh sống tại tỉnh Điện Biên. Với sự tiếp sức của các cấp, ngành, người Cống nơi đây đang nỗ lực giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình, trong đó có trang phục truyền thống.
Tự hào khi được tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc

Tự hào khi được tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc

Pháp luật - Lê Hường - 2 giờ trước
Định kỳ hằng quý, chính quyền, Nhân dân các dân tộc xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk lại cùng cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Sêrêpốk tuần tra biên cương, mốc giới. Đây là một trong những hoạt động phối hợp thiết thực, thường xuyên giữa quân và dân nơi biên giới nhằm bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ Quốc gia.
Bình Thuận: Phát huy tối đa nguồn lực, nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS

Bình Thuận: Phát huy tối đa nguồn lực, nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - L.Phương - 2 giờ trước
Tỉnh Bình Thuận có 34 dân tộc thiểu số (DTTS) với hơn 100.000 người, chiếm khoảng 8% dân số toàn tỉnh. Thời gian qua, các chương trình, chính sách dân tộc đã được triển khai hiệu quả, đồng bộ trên địa bàn, góp phần từng bước ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào DTTS, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Gia Lai: Gia tăng tai nạn giao thông trong thanh thiếu niên DTTS

Gia Lai: Gia tăng tai nạn giao thông trong thanh thiếu niên DTTS

Pháp luật - Ngọc Thu - 2 giờ trước
Theo thống kê của Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh Gia Lai, trong tổng số vụ tai nạn giao thông (TNGT) trong thời gian qua có tới 70% số vụ liên quan đến độ tuổi trẻ em là người DTTS. Trước diễn biến phức tạp về trật tự ATGT, Ban ATGT tỉnh Gia Lai đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó, tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật, trang bị kiến thức, kỹ năng thực hành lái xe gắn máy an toàn cho học sinh THPT, nơi có đông đồng bào DTTS sinh sống.