Nhà vận hành khẳng định máy Orca có thể hút 4.000 tấn khí carbon dioxide trong không khí mỗi năm và bơm chúng xuống lòng đất để tạo thành đá khoáng.
Khi biến đổi khí hậu và thiên tai gây ảnh hưởng đến an ninh lương thực. Liệu việc chuyển sang các loại protein thay thế có phải là giải pháp cho một hệ sinh thái lương thực bền vững hơn?
Chiều 24/8, diễn ra phiên họp Ủy ban Xã hội AIPA để xem xét về một số dự thảo nghị quyết, Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam dự nội dung này đã đề xuất nhiều ý tưởng về ứng dụng công nghệ để ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.
Là xã biên giới của huyện Phong Thổ (tỉnh Lai Châu), Mù Sang được biết đến địa bàn rộng, hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, cách trở, đất đai khô cằn vì thường xuyên thiếu nước sản xuất, nước sinh hoạt. Vài năm gần đây, thiên tai diễn biến khắc nghiệt, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất nông nghiệp của người dân. Để đảm bảo đời sống, lương thực, thích ứng với biến đổi khí hậu, cấp ủy, chính quyền địa phương đã đưa ra nhiều giải pháp giúp bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp nhằm nâng cao thu nhập, góp phần giảm nghèo bền vững.
Liên hợp quốc đã dành cho Việt Nam những hỗ trợ quý báu, đặc biệt là trong nỗ lực xóa đói giảm nghèo, ứng phó với biến đổi khí hậu và thực hiện các Mục tiêu thiên niên kỷ và các Mục tiêu phát triển bền vững. Việt Nam ghi nhận trân trọng những nỗ lực và đóng góp to lớn của Phái bộ Liên hợp quốc tại Việt Nam, đặc biệt là của Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam Kamal Maholtra.
Xã hội -
Nguyễn Phú- CĐ -
16:28, 13/08/2021 Sạt lở ven biển, ven sông luôn là vấn đề nóng đối với chính quyền và người dân Cà Mau, nhất là khi vào mùa mưa bão, sạt lở trở thành nỗi ám ảnh, nguy cơ thường trực trong tâm trí hàng ngày của mỗi người. Dù trong suốt thời gian qua các cấp, các ngành từ tỉnh đến huyện, xã và người dân đã không ngừng nỗ lực để chống sạt lở với hàng loạt các giải pháp đã được áp dụng. Thế nhưng, cuộc chiến chống sạt lở xem ra vẫn chưa có hồi kết.
Báo cáo khí hậu của Liên hợp quốc vừa chỉ ra rằng các đợt nắng nóng cực đoan trước đây chỉ xảy ra 50 năm một lần thì giờ đây sẽ xuất hiện 10 năm một lần do Trái đất ngày càng nóng lên.
Gần đây, biến đổi khí hậu (BĐKH) được nhắc đến như một mối đe dọa trong tương lai. Nước biển dâng cao và hạn hán gay gắt, là vấn đề đặt ra với sự phát triển của cả thế giới. Tuy nhiên, các nhà khoa học đang gặp khó khăn vì sự khó đoán của BĐKH và việc các nước vốn chưa từng trải qua thiên tai, nhưng giờ đây phải gánh chịu những hậu quả của BĐKH cũng là một vấn đề đáng lưu tâm.
Ngay sau khi CHANGE phát động kêu gọi cộng đồng cùng hưởng ứng chiến dịch toàn cầu “Ngày Trái đất quá tải” (Earth Overshoot Day), đã có rất nhiều các nghệ sĩ, người nổi tiếng đã đồng hành, cùng kêu gọi và lan tỏa thông điệp “Trái đất hụt hơi - Hoãn ngày quá tải”, sống vừa đủ để bảo vệ môi trường sống chung lẫn giảm tải cho Trái đất, cũng như cam kết tập dần cho chính mình các thói quen sống xanh.
Vùng đồng bào DTTS và miền núi thường xuyên đối mặt với các thiệt hại và rủi ro thiên tai liên quan đến nước, trong đó có các loại hình thiên tai đặc biệt nguy hiểm như: lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối… Do biến đổi khí hậu, các rủi ro thiên tai liên quan đến nước sẽ ngày càng gia tăng, tác động bất lợi đến mọi mặt của hoạt động kinh tế, dân sinh. Đây là thách thức lớn cho sự phát triển bền vững của vùng DTTS và miền núi nói riêng, cả nước nói chung.
Theo một báo cáo mới của Oxfam (tổ chức từ thiện quốc tế) được công bố hồi đầu tháng 7, số người chết vì đói nghèo đã tăng gấp sáu lần trong năm qua, vượt qua cả số ca tử vong do Covid-19 gây ra. Tổ chức từ thiện này cho biết trong một bài báo có tựa đề “The Hunger Virus Multiplies” (tạm dịch: Sự nhân lên của vi rút đói nghèo), cứ mỗi phút lại có tới 11 người chết vì đói và suy dinh dưỡng.
Người hâm mộ K-Pop toàn cầu - những người đã đoàn kết chống lại biến đổi khí hậu vào đầu năm nay - đã phát động một chiến dịch mới.
Ngày 20/7, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cảnh báo, lượng khí thải carbon toàn cầu sẽ tăng lên mức cao chưa từng thấy vào năm 2023.
Một triển lãm giới thiệu những bức ảnh phong cảnh Italia và Việt Nam, hướng tới sự hiểu biết và tôn trọng môi trường sống, bảo vệ môi trường sống dưới những tác động của biến đổi khí hậu, sẽ được Đại sứ quán Italia giới thiệu tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam từ ngày 23/7 đến 23/8 tới.
Dự thảo báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) về tác động của hiện tượng ấm lên toàn cầu tới đời sống nhân loại đã cho thấy những con số đáng báo động.
Các nhà lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã đưa ra những cam kết đầy hứa hẹn tại Hội nghị thượng đỉnh vừa diễn ra 3 ngày tại Anh.
Ngày 31/5, tại đầu cầu Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Diễn đàn cấp cao Đối tác về Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu (P4G) 2030 bằng hình thức trực tuyến, theo lời mời của Tổng thống nước chủ nhà Đại Hàn Dân Quốc Moon Jae In.
Xã hội -
Phú Nguyễn - CĐ -
14:28, 31/05/2021 Cà Mau là tỉnh phải chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu (BĐKH), là nhận định và cảnh báo của rất nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia hàng đầu trong cả nước. Trước tác động của BĐKH, thời tiết cực đoan sẽ xuất hiện ngày một dầy hơn, phức tạp, khó lường hơn là điều không thể tránh khỏi hiện nay. Để giảm đến mức thấp nhất thiệt hại, Cà Mau cần phải có giải pháp thích ứng phù hợp. Yếu tố đầu tiên và vô cùng quan trọng đó chính là công tác quy hoạch, sắp xếp lại sản xuất.
Xã hội -
Phú Nguyễn- CĐ -
22:05, 30/05/2021 Tại Cà Mau, trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH), nước mặn đã xâm nhập sớm và dự kiến mức độ sẽ ngày càng gia tăng. Nhiều ý kiến cho rằng, BĐKH không theo ranh giới hành chính mà đã làm ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực sản xuất, gây thiệt hại không nhỏ cho nền kinh tế. Điều này cũng cho thấy, sức chống chịu của nền sản xuất trên địa bàn tỉnh Cà Mau hiện nay là rất yếu, cần được tổ chức lại phù hợp hơn, thích ứng hơn với BĐKH. Chính vì vậy, vấn đề liên kết để thực hiện các giải pháp nhằm thích ứng với BĐKH là một yêu cầu cấp bách đặt ra.
Nhận lời mời của Tổng thống Đại Hàn Dân quốc Moon Jae-in, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác về tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) theo hình thức trực tuyến ngày 31/5/2021.