Khu vực đồng bằng có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, nhưng vai trò này đang trở nên mong manh trước biến đổi khí hậu (BĐKH) ngày càng phức tạp. Để phát triển bền vững khu vực đồng bằng, cần thiết phải có một tầm nhìn chiến lược, nhất là trong ứng phó với thiên tai.
Tin tức -
Thúy Hồng -
17:32, 16/03/2020 Vừa qua, trong cuộc họp Ban điều hành - lần thứ 25, tại Geneva, Thụy Sĩ, Quỹ Khí hậu Xanh (GCF) đã phê duyệt khoản viện trợ 30,2 triệu đô la Mỹ cho Dự án “Tăng cường khả năng chống chịu của sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ trước tình trạng mất an ninh nguồn nước do biến đổi khí hậu ở khu vực Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam” (SACCR).
Trên địa bàn tỉnh An Giang, các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên là hai địa phương được đánh giá chịu tác động nặng nề nhất do hạn hán. Đây cũng là lý do hai địa phương được tỉnh ưu tiên đầu tư nhiều công trình thủy lợi để giúp người dân chống được khô hạn.
Thời sự -
Sỹ Hào -
09:34, 26/02/2020 Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang tác động ngày càng tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Trong khi đó, các nỗ lực ứng phó với BĐKH của các địa phương trong vùng mới chỉ là giải pháp trước mắt và ở tầm ngắn hạn, chưa tạo ra sự đột phá và bền vững.
Cù Lao Dung (Sóc Trăng) là huyện có nước biển bao bọc, với 7 xã đảo. Đồng bào chủ yếu sống bằng sản xuất nông nghiệp, trong đó mía được coi là cây trồng chủ đạo. Với đặc thù bốn mặt giáp biển, dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu (BĐKH) nhất là nắng hạn, xâm nhập mặn; triều cường dâng cao đe dọa hệ thống đê bao, làm ảnh hưởng đến sản xuất của người dân.
Mực nước biển đang ngày càng dâng cao cùng với những diễn biến bất thường và phức tạp của những cơn bão và lụt lội. Những vùng đồng bằng trên thế giới bị đặt dưới mối đe dọa của tình trạng biến đổi khí hậu (BĐKH). Một số quốc gia như Maldives, nay phải tìm cách sống trên nước thay vì trên đất, nếu không muốn biến mất khỏi bản đồ. Hàng loạt các kiến trúc sư trên thế giới đang nỗ lực tạo ra những thiết kế nhà nổi, nhà chống ngập lụt để ứng phó với tình trạng BĐKH.
Trận ngập đầu tháng 10 vừa qua, được xem là nặng nề nhất 40 năm qua tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Lũ dâng cao nhấn chìm nhiều khu vực đô thị khiến người dân phải căng mình ứng phó… Thực tế này đòi hỏi các địa phương, người dân trong khu vực có những giải pháp cấp bách. Đặc biệt, phải thay đổi tư duy, tạo đột phá trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu.
Ngày 25/10 tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp tổ chức Hội thảo “Khoa học và công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
Những năm gần đây, do tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến mô hình tôm lúa ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Thực tế này đòi hỏi phải có các giải pháp cụ thể về giống lúa, giống tôm. Đồng thời, xây dựng các mô hình canh tác thích ứng, bền vững về môi trường, đảm bảo sinh kế cho người dân vùng chuyên canh tôm-lúa.
Những năm qua, do tác động của biến đổi khí hậu, biển xâm thực mạnh gây sạt lở nghiêm trọng tới nhiều ngôi làng ven biển ở các tỉnh miền Trung như Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi. Tình trạng này, khiến không ít ngôi làng bị “ngoạm” mất nhiều diện tích đất, đời sống người dân vô cùng khó khăn.
Qua một thời gian được áp dụng, nhiều vườn hồ tiêu xây dựng theo kiểu thích ứng với biến đổi khí hậu ở xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị đã tỏ rõ được sức chống chịu tốt với gió bão, đồng thời mang lại năng suất, sản lượng cao.
Những năm qua, tỉnh Điện Biên đã chú trọng công tác bảo vệ và phát triển rừng. Qua đó, góp phần ứng phó và thích nghi với biến đổi khí hậu (BĐKH).
Ngày 26/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã gửi phiếu xin ý kiến đại biểu Quốc hội về dự kiến nội dung chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XIV.
Mới đây, Bình Định cùng với 4 tỉnh duyên hải miền Trung, được chọn tham gia Dự án Xây dựng cơ sở hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu cho đồng bào dân tộc thiểu số (DA SCRIEM).
Sáng 19/04/2018, UBND tỉnh Bình Định tổ chức làm việc với Đoàn chuyên gia ADB và tư vấn quốc tế về chuẩn bị Dự án “Cơ sở hạ tầng thích ứng biến đổi khí hậu cho đồng bào dân tộc thiểu số - CRIEM”.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang bước vào mùa khô, nhìn lại năm 2017, những tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu (BĐKH) đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, sinh hoạt của người dân và sự phát triển kinh tế- xã hội bền vững của vùng. Một trong những giải pháp quan trọng năm 2018 đang được các địa phương triển khai là, chủ động ứng phó và tích cực thực hiện chuyển đổi phương thức, xây dựng mô hình sản xuất mới nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai.
Ngày 29/1/2018, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc đã tổ chức Hội nghị chuẩn bị dự án xây dựng cơ sở hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).
Nhằm hỗ trợ người dân ven biển nâng cao khả năng chống chịu với tác động của biến đổi khí hậu, trong năm 2018, tỉnh Quảng Ngãi sẽ triển khai xây dựng 77 ngôi nhà phòng, tránh lũ lụt tại các huyện Mộ Đức, Bình Sơn và TP. Quảng Ngãi.