Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bên dòng sông… “chết”

Việt Thắng - Khánh An - 09:13, 22/02/2023

Dòng Nậm Tôn (huyện Quỳ Hợp - Nghệ An) bao đời nay xanh trong là thế, nhưng nay, nó đã đổi màu đỏ quạch. Bà con ở đây đã phải xót xa, gọi Nậm Tôn là dòng sông… “chết”.

Nậm Tôn đã trở thành dòng sông “chết” do khai thác thiếc ồ ạt và nạn xả thải ra môi trường
Nậm Tôn đã trở thành dòng sông “chết” do khai thác thiếc ồ ạt và nạn xả thải ra môi trường

Vì sao sông “chết”?

Nậm Tôn không phải là dòng sông lớn, nó bắt nguồn từ các xã Châu Hồng, Châu Tiến, Liên Hợp của huyện Quỳ Hợp, để hợp thành sông Dinh. Dù không lớn, nhưng Nậm Tôn cũng đã lưu giữ trong mình nhiều ký ức đẹp đẽ của bao thế hệ người dân, hơn thế, nó còn là nơi cung cấp nguồn lợi thủy sản, tưới tiêu và cung cấp nước sinh hoạt cho bà con trong vùng. Từ trên cao, dòng Nậm Tôn uốn lượn như một dải lụa trắng muốt, bốn mùa xanh trong. Nhưng hình ảnh đẹp đẽ đó đã là quá khứ. Còn Nậm Tôn bây giờ, cũng uốn lượn, nhưng lại mang trong mình một màu đỏ quạch bùn non.

Nhiều người dân ở đây, xa xót mà rằng: Khai thác thế kia! Hàng chục mỏ thiếc được đào bới hết ngày này qua tháng khác ở đầu nguồn thế kia, thì sông không “chết” mới lạ. Ông Lô Văn Quý, công dân xã Liên Hợp đã không còn ngại ngần tố khổ trước khi hoài niệm về một “thời xa vắng”: Dòng Nậm Tôn trước đây trong xanh nước biếc, chúng tôi làm đường ống nhựa dẫn nước về tận nhà sinh hoạt, không cần phải lắng lọc chi hết. Thế mà giờ đây, khi hoạt động khai thác thiếc diễn ra ồ ạt, bà con hai bên sông không thể đánh bắt cá được nữa, nước thì đến tưới cây còn chết, nói chi đến chuyện sử dụng. Những ngày hạn, chúng tôi đã dùng nước này tưới cho đồng ruộng, lúa cứ thế úa dần rồi chết. Đất trồng lúa bao đời, nay phải chuyển đổi cây trồng khác, nhưng ngặt là trồng cây khác thì hiệu quả lại rất thấp.

“Trâu bò uống nước sông Nậm Tôn cứ còi cọc rồi lăn ra chết. Khi mổ ra thì một số bộ phận nội tạng nổi những u, những cục, không ai dám ăn, thế là phải đem đi chôn. Thiệt hại đủ đường” - ông Quý nói như khóc.

Mắt thấy, tai nghe, nhưng chúng tôi vẫn chưa dám kết luận về nguyên nhân của dòng sông “chết”, mà phải cất công tìm kiếm các cứ liệu khoa học của cơ quan có thẩm quyền. Thì đây là kết quả quan trắc của Chi cục Bảo vệ môi trường Nghệ An: Chỉ số tổng chất rắn lơ lửng trong nước (TSS) vượt quy chuẩn nhiều lần, mẫu nước có độ đục cao. 

Cụ thể chỉ số TSS của các năm 2017 vượt từ 2,4 - 3,3 lần cho phép; Năm 2018 vượt từ 1,63 - 4,73 lần; Năm 2019 vượt từ 1,43 - 10,86 lần và năm 2020, chỉ số này đã vượt ngưỡng quy chuẩn đến 26,93 lần. Đặc biệt, năm 2021, trong mẫu trầm tích do Chi cục Bảo vệ môi trường Nghệ An quan trắc, thì chỉ số Asen vượt 9,28 lần quy chuẩn và chỉ số thủy ngân Hg vượt 1,01 lần.

Một cán bộ đơn vị quan trắc cho biết, các chỉ số trên đây được lấy mẫu nước sông Nậm Tôn, đoạn chảy qua thị trấn Quỳ Hợp, còn nếu lấy ở gần ngay các mỏ khai thác thì chắc chẳn nó còn cao hơn nhiều.

Lộ diện đường ống xả thải trộm ra môi trường
Lộ diện đường ống xả thải trộm ra môi trường

Nậm Tôn bị “bức tử”

Theo tìm hiểu của chúng tôi, ở huyện Quỳ Hợp có đến 13 mỏ thiếc được cấp phép (chúng tôi không có số liệu về các mỏ thổ phỉ), thì có đến 10 mỏ ở thượng nguồn Nậm Tôn, tập trung ở các xã Châu Hồng, Châu Tiến và Liên Hợp.

Về “kỹ thuật” khai thác thiếc thì cũng chẳng có mỏ nào có “công nghệ tiên tiến”, mà phần lớn vẫn là sử dụng bơm công suất lớn hút nước ngầm để tuyển quặng, bóc tách các hợp chất, kim loại ra để lấy thiếc. Nếu dùng phương pháp này thì phải tuân thủ quy định về xử lí nước thải: Phải cho nước thải xuống các hồ lắng để xử lí, sau đó tái sử dụng, không được phép xả thải ra môi trường. Và, để làm đúng quy trình thi chủ mỏ phải đầu tư một khoản tiền không hề nhỏ. Vậy nên, được mấy ai làm theo quy định?

Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi lại phải viện đến kết luận của cơ quan chức năng, nói theo dân dân gian là nói có sách, mách có chứng. Đoàn kiểm tra liên ngành của huyện Quỳ Hợp vừa mới phát hiện thủ đoạn xả thải ra môi trường hết sức tinh vi của 2 doanh nghiệp khai thác thiếc. Theo đó, họ đã chôn ngầm hàng trăm mét đường ống vào tận hang núi sâu để vô tư xả nước thải ra sông. Thủ đoạn này đã che mắt được hầu hết các đoàn kiểm tra từ nhiều năm nay.

Lực lượng chức năng kiểm tra tại một điểm khai thác quặng thiếc ở Quỳ Hợp
Lực lượng chức năng kiểm tra tại một điểm khai thác quặng thiếc ở Quỳ Hợp

Tôi gọi là may phúc cho dòng Nậm Tôn vì sự trùng hợp kỳ lạ này. Khi Đoàn công tác đang kiểm tra tại Công ty TNHH Hồng Lương đang khai thác thiếc tại xã Châu Hồng, thì ống nước thải bỗng dưng bị bục vỡ. Một lượng nước đỏ ngầu phun từ dưới đất lên, cứ như là có “hoa tiêu” dẫn đường cho đoàn kiểm tra. Lần theo đường ống, và phải dùng đến máy múc, đoàn công tác mới phát hiện một đường ống có đường kính 150cm chôn sâu và chạy dài vào tận hang. Cũng tại đây, đoàn các cán bộ kiểm tra phát hiện thêm hai đường nữa, dài đến nửa km là đường ống xả trộm của Cty TNHH Hà Cương.

Mới hay, họ vẫn làm hồ lắng, nước thải vẫn được xả xuống hồ lắng, nhưng từ hồ lắng họ đã sử dụng bơm công suất lớn bơm vào đường ống để nước chảy thẳng vào hang, từ đó chảy ra dòng Nậm Nơn.

Tôi không tin sự ngẫu nhiên liên tục xuất hiện, nhưng nó đã được diễn ra ở Cty TNHH Hà Cương. Cũng vào thời điểm kiểm tra, bờ bao hồ lắng của Cty Hà Cương bị vỡ. Do sự cố vỡ bờ bao này, mà đoàn kiểm tra đã phát hiện ra 2 máy bơm công suất 11KW, và nó chính là vật chứng không thể chối cãi cho việc bơm nước xả thải trực tiếp vào hang núi theo 2 đường ống có đường kính 140cm.

Tôi vốn không tin vào những điều huyền bí. Nhưng đến 2 lần ngẫu nhiên để đoàn kiểm tra phát hiện ra thủ đoạn tinh vi này, thì chỉ có thần sông chỉ lối, chỉ có dòng Nậm Tôn đang kêu oan mới có.

Mang niềm đau của dòng Nậm Tôn đến với ông Trần Đức Lợi, Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳ Hợp, chúng tôi được ông Lợi “tâm tình”: “Tình trạng ô nhiễm nguồn nước của dòng Nậm Tôn, nhiều năm qua, huyện rất đau đầu”.

Vâng, không chỉ huyện “đau đầu”, mà bà con vừa đau đầu lại vừa rất đau lòng. Đến nỗi, nhìn dòng Nậm Tôn khó nhọc chảy, tôi lắng nghe trong đó tiếng phì phò khó nhọc của sông. Và phải chăng, không chỉ sông đang oằn mình quặn đỏ bùn non, mà dòng Nậm Tôn đang rỉ máu kêu than!

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn phổ biến pháp luật cho đồng bào Biên giới biển

Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn phổ biến pháp luật cho đồng bào Biên giới biển

Sáng 23/9, tại thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề, (Sóc Trăng), Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng, UBND huyện Trần Đề và các đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật có liên quan về công tác tìm kiếm cứu nạn trên biển và phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố, thảm họa tràn dầu, hóa chất độc xạ.
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Thời sự - PV - 21:45, 25/09/2023
Sáng 25/9, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Bulgaria, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev.
Quản Bạ (Hà Giang): Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc hàng hoá

Quản Bạ (Hà Giang): Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc hàng hoá

Kinh tế - Phạm Văn Phú - 21:38, 25/09/2023
Những năm gần đây, chính quyền huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã đẩy mạnh hỗ trợ người dân phát triển chăn nuôi gia súc hàng hóa gắn với mở rộng diện tích trồng cỏ. Hiệu quả từ chăn nuôi gia súc đã góp phần thúc đẩy quá trình xóa đói giảm nghèo cho địa phương.
Đắk Lắk: Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho Người có uy tín

Đắk Lắk: Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho Người có uy tín

Người có uy tín - Lê Hường - 21:33, 25/09/2023
Ngày 25/9, Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Đắk Lắk đợt 2, năm 2023. Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk Hà Huy Quang tham dự Hội nghị.
Nghệ An: Tặng quà cho học sinh DTTS vùng tái định cư

Nghệ An: Tặng quà cho học sinh DTTS vùng tái định cư

Nhịp cầu nhân ái - Khánh Ngân - 21:29, 25/09/2023
Ngày 25/9, các thành viên Câu lạc bộ Tennis báo chí Nghệ An tổ chức thăm, tặng quà cho các em học sinh người DTTS ở xã tái định cư Thanh Sơn (Thanh Chương, Nghệ An) và các cháu tại Trung tâm mồ côi khuyết tật mẹ Terexa, xã Nghi Vạn (Nghi Lộc, Nghệ An).
Dông lốc tại Huế khiến nhiều ngôi nhà bị tốc mái, 6 người bị thương

Dông lốc tại Huế khiến nhiều ngôi nhà bị tốc mái, 6 người bị thương

Trang địa phương - Tào Đạt - 21:27, 25/09/2023
Chiều 25/9, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, trận mưa lớn kèm lốc xoáy xảy ra trên địa bàn Tp. Huế sáng cùng ngày đã khiến 46 nhà bị tốc mái và 6 người bị thương.
Bí quyết vàng để có giấc ngủ sâu

Bí quyết vàng để có giấc ngủ sâu

Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của con người. Một giấc ngủ sâu sẽ mang lại một tinh thần phấn chấn, thư giãn, thoải mái, đồng thời giúp tái tạo và phục hồi sức lực cho cơ thể. Nếu bạn đang thường xuyên phải đối mặt với tình trạng ngủ không ngon giấc, ngủ không sâu mỗi tối thì sau đây là bí quyết vàng giúp bạn có giấc ngủ sâu.
Cà Mau: Mang Tết Trung thu cho học sinh khó khăn khu vực biên giới

Cà Mau: Mang Tết Trung thu cho học sinh khó khăn khu vực biên giới

Trang địa phương - H. Tá - M. Triết - 21:26, 25/09/2023
Ngày 25/9, tại 02 điểm trường Tiểu học 2 Đông Hưng (xã Đông Hưng, huyện Cái Nước) và trường Tiểu học 2 Tam Giang Tây (xã Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển), Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Cà Mau tổ chức tặng quà Tết Trung thu cho các cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Hòa Bình: Nhân rộng những điển hình tiên tiến vùng đồng bào DTTS

Hòa Bình: Nhân rộng những điển hình tiên tiến vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 21:20, 25/09/2023
Trong những năm qua, đời sống của đồng bào DTTS và miền núi tại tỉnh Hòa Bình có nhiều khởi sắc, tỉ lệ hộ nghèo giảm nhanh, bền vững, an sinh xã hội được đảm bảo… Kết quả đó một phần nhờ sự đóng góp tích cực của các điển hình tiên tiến người DTTS, là những cán bộ cốt cán, nhân sĩ tri thức, doanh nhân, học sinh, sinh viên, thanh niên tiêu biểu… trên các lĩnh vực đời sống xã hội.
Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận: Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719

Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận: Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Lê Vũ - 20:53, 25/09/2023
Tánh Linh là huyện đi đầu của Bình Thuận trong việc thực hiện Dự án 1 về xây dựng nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số thuộc Chương trình MTQG 1719. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là nguồn kinh phí xây dựng nhà ở vẫn chưa được giải ngân, hoặc giải ngân chậm do vướng các quy định, thủ tục hành chính..
Trao sinh kế cho đồng bào khu vực biên giới

Trao sinh kế cho đồng bào khu vực biên giới

Kinh tế - Hoàng Trung - 20:31, 25/09/2023
Những ngày này, đến sân vận động UBND các xã Lâm Đớt, A Roàng, Đông Sơn, Hương Phong trong Khu Kinh tế Quốc phòng A So, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi được hoà vào niềm vui của bà con nơi đây. Bởi những ngày này, bà con Nhân dân nơi biên cương xứ Huế phấn khởi được Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 92 (Đoàn 92), Quân khu 4 hỗ trợ trâu, bò sinh sản.
Thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Thanh Hóa: Triển khai nhiều hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý đến vùng DTTS và miền núi

Thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Thanh Hóa: Triển khai nhiều hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý đến vùng DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 20:27, 25/09/2023
Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và khả năng tiếp cận và thụ hưởng trợ giúp pháp lý (TGPL), là một mục tiêu của Tiểu dự án 1, Dự án 10 trong Chương trình MTQG 1719. Theo đó, từ nguồn kinh phí của Chương trình, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai được nhiều hoạt động, với nhiều hình thức, nhằm góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật của các tầng lớp Nhân dân ở các địa bàn vùng DTTS và miền núi.