Tin tức -
Minh Tuấn- CĐ -
16:00, 17/05/2021 Sáng 17/5, Ban Chỉ đạo bầu cử TP. Hà Nội đã có buổi làm việc với các quận, huyện, thị xã để rà soát lại toàn bộ các công việc chuẩn bị công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026.
Cùng với các địa phương trong nước, tỉnh Bắc Giang đang tích cực, chủ động tiến hành công tác chuẩn bị cho bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Liên quan đến nội dung này, Phóng viên báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Dương Văn Thái, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo bầu cử tỉnh Bắc Giang.
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 là sự kiện chính trị trọng đại của đất nước, là ngày hội của toàn dân, là dịp để cử tri cả nước lựa chọn, bầu ra những đại biểu ưu tú, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân trong các cơ quan quyền lực Nhà nước ở Trung ương và địa phương nhiệm kỳ mới, góp phần tích cực trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trước thềm bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, những Người có uy tín tỉnh Thanh Hoá bày tỏ mong muốn các đại biểu được bầu sẽ tiếp tục cống hiến vì sự phát triển vùng đồng bào DTTS trong nhiệm kỳ mới.
Cùng với các ứng cử viên đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Khóa XV, những ngày này, ứng cử viên Nguyễn Lâm Thành, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Khóa XIV đã có nhiều hoạt động tiếp xúc cử tri, vận động bầu cử tại đơn vị bầu cử số 2, tỉnh Thái Nguyên.
“Từ thực tế cuộc sống của người dân, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi còn nhiều khó khăn, nếu tái cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) sẽ giúp tôi tiếp tục đưa tiếng nói của cử tri đến nghị trường Quốc hội, đặc biệt quan tâm đến chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn". Đó là chia sẻ của ứng cử viên ĐBQH khóa XV Leo Thị Lịch khi nói về Chương trình hành động của mình.
Tin tức -
Nga Anh (T/h) -
09:20, 16/05/2021 Theo Nghị quyết 559/NQ-HĐBCQG của Hội đồng bầu cử Quốc gia công bố danh sách 868 người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV tại 184 đơn vị bầu cử trong cả nước thì số đại biểu là người dân tộc thiểu số có 187 ứng cử viên.
Trong hai ngày 14-15/5, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng các ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV, đơn vị bầu cử số 10 (huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn) tiếp xúc cử tri theo hình thức trực tuyến tại 2 huyện Củ Chi và Hóc Môn.
Tiếp tục các cuộc tiếp xúc cử tri, vận động bầu cử, các ứng cử viên đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV nói chung, ứng cử viên là người DTTS nói riêng đã trình bày Chương trình hành động của mình để thuyết phục cử tri. Trong đó, các ứng cử viên đặc biệt quan tấm đến vấn đề làm thế nào để phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi.
“Là người con của đồng bào DTTS rất ít người, sống ở vùng cực Bắc Tổ quốc, tôi luôn nhận thấy phải cố gắng hết mình để có những đóng góp thiết thực xây dựng quê hương Hà Giang nói riêng và cả nước nói chung”. Đó là chia sẻ của chị Phù Thị Thiên, xã Tân Bắc, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang. Hiện chị đang giữ chức vụ Phó Phòng Dân tộc huyện Quang Bình. Chị là đại diện duy nhất của dân tộc Pà Thẻn (dân tộc rất ít người) tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV.
Do địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số, tỉnh Sóc Trăng đã và đang đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến về cuộc bầu cử đến mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là cử tri đồng bào dân tộc Khmer, dân tộc Hoa.
Thời gian qua, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, huyện Nho Quan đã phát huy vai trò của Người có uy tín trong tuyên truyền bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV (ĐBQH) và đại biểu Hội đồng Nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Từ phương pháp tuyên truyền và uy tín của mình, đội ngũ Người có uy tín đã giúp cử tri hiểu rõ hơn quyền và nghĩa vụ của mình trong cuộc bầu cử.
Băng suối, vượt đèo trong tiết trời mưa xối xả, chúng tôi có mặt ở những địa bàn miền núi khó khăn nhất của tỉnh Quảng Ninh trước ngày bầu cử. Tại các điểm bầu cử, mọi thông tin về ứng cử viên, danh sách cử tri được niêm yết đầy đủ; cơ sở vật chất, công tác phòng chống dịch Covid-19 được chuẩn bị chu đáo. Khắp nơi đã được trang hoàng cờ hoa, pano, băng-zôn, khẩu hiệu, tiếng phát thanh trên những chiếc loa tuyên truyền về công tác bầu cử vang vọng khắp nơi, tạo nên không khí háo hức trong Nhân dân về ngày hội non sông.
Trong những ngày qua, các ứng cử viên đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV là người DTTS đã và đang thực hiện chương trình tiếp xúc cử tri tại nơi ứng cử. Chương trình hành động của các ứng cử viên đều tập trung vào sự phát triển của vùng đồng bào DTTS và miền núi. Báo Dân tộc và Phát triển xin giới thiệu về Chương trình hành động của một số ứng cử viên người DTTS.
Những ngày gần đây, việc cơ quan chức năng khởi tố, bắt tạm giam một số đối tượng về hành vi tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thu hút sự chú ý của dư luận. Đặc biệt, các thế lực thù địch đã lợi dụng việc này để chống phá cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân nhiệm kỳ 2021-2026 khi cho rằng những cá nhân này bị khởi tố, bắt tạm giam là do “tự ứng cử”...
Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khoá XV và đại biểu Hội đồng Nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 sắp cận kề. Trước tình hình dịch bệnh Covid - 19 diễn biến phức tạp, lực lượng Bộ đội biên phòng (BĐBP) cửa khẩu Quốc tế Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, vừa thực hiện nhiệm vụ canh giữ biên giới, căng mình chống dịch, đồng thời, chuẩn bị chu đáo để tổ chức thành công cuộc bầu cử.
Tin tức -
Thanh Hải -
17:57, 13/05/2021 Để đáp ứng khung lịch và kế hoạch bầu cử theo quy định, tỉnh Nghệ An đã có tờ trình và được Hội đồng bầu cử quốc gia cho phép một số đơn vị hành chính cấp xã ở các huyện vùng cao: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quế Phong triển khai bầu cử sớm hơn dự kiến 2 ngày.
Tin tức -
P. Ngọc (T/h) -
14:59, 13/05/2021 Mới đây, Hội đồng Bầu cử Quốc gia đã có văn bản cho phép một số khu vực bỏ phiếu trên địa bàn hai tỉnh Kon Tum và Đắk Lắk được tổ chức bầu cử sớm. Đến nay, cả nước có 14 tỉnh, thành phố có khu vực bỏ phiếu được phép tổ chức bầu cử sớm hơn so với Ngày bầu cử 23/5/2021.
Càng gần sát thời điểm diễn ra Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) lần thứ XV và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, các thế lực thù địch, phản động lại càng đẩy mạnh các thủ đoạn chống phá. Đặc biệt, chúng ra sức kêu gọi cử tri “tẩy chay bầu cử”. Đây là luận điệu sai trái, nguy hiểm...
Chiều 11/5, tại Hải Phòng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng.