Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bảo vệ trẻ em trong Luật tục các DTTS ở Tây Nguyên

Bá Thăng - 15:58, 03/10/2021

Luật tục của các DTTS ở Tây Nguyên có sức sống mãnh liệt, không chỉ trong quá khứ mà cả trong hiện tại, ăn sâu trong tiềm thức của đồng bào các dân tộc, trong cuộc sống buôn làng, tạo nên tính cố kết cộng đồng ở vùng Tây Nguyên hết sức bền chặt. Trong xã hội hiện đại, ngoài một số quy định trong luật tục xưa không còn phù hợp, vẫn còn một số điều của luật tục phát huy tác dụng tích cực trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, nhất là vấn đề bảo vệ trẻ em.

Luật tục của các DTTS ở Tây Nguyên có nhiều nội dung liên quan đến việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em (Trong ảnh: Những em bé Tây Nguyên trong ngày hội cồng chiêng - Ảnh: Trần Liệt Hùng)
Luật tục của các DTTS ở Tây Nguyên có nhiều nội dung liên quan đến việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em (Trong ảnh: Những em bé Tây Nguyên trong ngày hội cồng chiêng - Ảnh: Trần Liệt Hùng)

Luật tục của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên với nhiều tên gọi khác nhau như Phạtkđi hay Biđuê của người Ê Đê, Phạtkđuôi của người Mnông, Tơlơidjuat hay Tơlơiphian của người Gia Rai, Ađatmuca của người Raglay, Dâytơrônkđi của người Mạ… được coi là sự thể hiện thái độ ứng xử của con người với môi trường tự nhiên và cộng đồng xã hội.

Trong luật tục của các DTTS ở Tây Nguyên cũng có nhiều nội dung thể hiện sự quan tâm đối với trẻ em. Luật tục phê phán những ông bố bà mẹ không biết nuôi dạy, chăm sóc con cái, thậm chí còn bỏ rơi hoặc đẩy những đứa trẻ đáng thương ra ngoài đường: Chúng còn nhỏ còn bé; Anh chị bỏ rơi nó; Anh chị không thương chúng; Chúng nó đâu phải là dê con, là bò con mà chỉ biết ăn cỏ; Vì sao anh chị lại đuổi chúng ra ngoài đường…(Luật tục Gia Rai).

Trách nhiệm của cha mẹ là phải nuôi dạy con cái nên người, chăm sóc chúng đến khi trưởng thành. Trong trường hợp trẻ con chưa có khả năng tự chủ, nuôi sống bản thân mà chẳng may cha mẹ mất sớm thì trách nhiệm đó thuộc về anh chị em ruột của người đó. Nếu không có anh em ruột hoặc có nhưng còn nhỏ thì bà con họ hàng bên phía mẹ phải có trách nhiệm chăm sóc, rồi đến họ hàng của bố. Trong trường hợp họ hàng không còn ai thì buôn làng vận động người khác nhận làm con nuôi. Điều đó thể hiện sự quan tâm của gia đình và cộng đồng buôn làng đối với trẻ em. 

Trách nhiệm nuôi nấng, chăm sóc trẻ em không chỉ là bổn phận của bậc làm cha mẹ, gia đình mà đó còn là trách nhiệm của cộng đồng buôn làng. Tập quán của đồng bào các dân tộc phê phán những ông bố, bà mẹ không làm trọn bổn phận của mình, thậm chí còn bỏ rơi con trẻ: Ống cháo sao bỏ bãi cỏ; Ống cá sao bỏ giữa buôn; Có con sao bỏ cho ai ; Cha mẹ bỏ rơi con, có tội…(Luật tục Mnông).

Một số cuốn sách nghiên cứu về luật tục Tây Nguyên
Một số cuốn sách nghiên cứu về luật tục các DTTS ở Tây Nguyên

Đối với những đứa trẻ lang thang, cơ nhỡ do nhiều hoàn cảnh khác nhau, luật tục cho phép quyền được nhận con nuôi: Tôi thấy chuột ở ngoài rừng; Thấy kỳ nhông ở ngoài làng; Thấy mang ở trong bụi cây; Thấy rái cá ở trong nước; Thấy vượn ở trên núi; Đến cửa nhà tôi; Tôi phải nuôi nấng chúng thôi… (Luật tục Gia Rai).

Luật tục cho phép mọi người dân có quyền nhận người khác làm con nuôi hoặc được người khác nhận làm con nuôi mà không phân biệt họ hàng dòng tộc. Việc nhận con nuôi chỉ cần có sự thỏa thuận giữa bà con họ hàng đôi bên và mặc nhiên được buôn làng chấp thuận. Con nuôi có đủ các quyền và nghĩa vụ như con đẻ, được tôn trọng và đối xử bình đẳng, kể cả quyền được nhận tài sản thừa kế: Nếu nó sống hiền lành tử tế; Biết làm vựa lúa, làm rẫy tốt; Của cải tiền nong, sáp ong của người ta; Sẽ được chia cho nó(Luật tục Gia Rai).

Con nuôi không được bán hoặc đổi lấy lúa, lấy muối, mà phải đối xử tử tế, phải chăm sóc dạy dỗ đến nơi đến chốn, vì nuôi trẻ mồ côi không tử tế là mang tội. Luật tục khuyên bảo những người có lòng tốt hãy ra tay làm phúc cứu vớt những trẻ mồ côi. Theo quan niệm dân gian, nếu nuôi những đứa trẻ mồ côi thì điều may mắn, tốt lành sẽ đến với người làm phúc: Ta xem thường người mồ côi là có tội; Ta từ chối con nuôi sẽ nghèo; Ta đem nó về nuôi sẽ giàu; Ta đem nó về nuôi sẽ sang… (Luật tục Mnông).

Có thể nói luật tục quy định về con nuôi là khá cụ thể và phù hợp với pháp luật hiện hành. Điều đó thể hiện trách nhiệm của gia đình mà còn là trách nhiệm chung của cộng đồng làng buôn đối với trẻ em. Một trong những tội bị luật tục lên án gay gắt nhất, mạnh mẽ nhất là tội hãm hiếp trẻ con và được khép vào loại tội lớn nhất, dơ dáy nhất mà không một vật chất nào đền bù thỏa đáng: Hãm hiếp trẻ con là tội lớn; Trả bằng trâu chưa khớp; Trả bằng ché chưa đúng; Trả bản thân cũng chưa xong(Luật tục Mnông)...

Trong những năm đổi mới, đời sống kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số đã có những chuyển biến tích cực, nền kinh tế hàng hóa  đang dần dần tác động và thay thế nền kinh tế nương rẫy tự nhiên. Việc giao lưu, hội nhập văn hóa có ảnh hưởng nhất định đến lối sống, phong tục tập quán, tạo nên những biến đổi trong đời sống.

 Mặc dù một số điều trong luật tục không còn phù hợp với xã hội hiện đại cần phải điều chỉnh để phù hợp với pháp luật Nhà nước hiện hành. Tuy nhiên, việc điều chỉnh luật tục phải trên cơ sở phong tục và truyền thống văn hóa của mỗi cộng đồng dân tộc. Có như vậy, luật tục mới thực sự đi vào cuộc sống.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Thú chơi đồ cổ không chỉ góp phần lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc mà còn góp phần giáo dục thế hệ trẻ về những truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa mà cha ông để lại. Chính vì vậy, việc tạo ra những sân chơi cho các nhà sưu tầm cổ vật và tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho hoạt động mua bán cổ vật sẽ giúp những người trẻ trở thành "cánh tay nối dài"của ngành di sản văn hóa nước nhà.
SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%

Kinh tế - Vũ Mừng - 40 giây trước
Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
Thanh Hóa: Khai giảng lớp xóa mù chữ tại bản Bóng

Thanh Hóa: Khai giảng lớp xóa mù chữ tại bản Bóng

Giáo dục - Quỳnh Trâm - 2 phút trước
Đồn Biên phòng Quang Chiểu phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Mường Lát tổ chức khai giảng Lớp xóa mù chữ, chống tái mù chữ cho hội viên phụ nữ và người dân bản Bóng, xã Mường Chanh.
Hội thi quốc tế về những món ăn từ sâm dây Tu Mơ Rông

Hội thi quốc tế về những món ăn từ sâm dây Tu Mơ Rông

Thời sự - Ngọc Chí - 4 phút trước
Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, 21 đội đã mang đến Hội thi ẩm thực quốc tế và Xác lập kỷ lục Việt Nam về các món ăn độc đáo, mang hương vị riêng được chế biến từ sâm dây của núi rừng Ngọc Linh. Các hoạt động, sự kiện diễn ra tại Hội thi mang ý nghĩa thiết thực, góp phần nâng tầm giá trị cây sâm dây, hướng đến sinh kế bền vững cho đồng bào Xơ Đăng từ việc phát triển diện tích cây sâm dây, loại dược liệu đặc trưng ở huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum).
Lạng Sơn: Nhiều hoạt động hấp dẫn sẽ diễn ra tại Ngày hội Háng Pò huyện Bình Gia

Lạng Sơn: Nhiều hoạt động hấp dẫn sẽ diễn ra tại Ngày hội Háng Pò huyện Bình Gia

Tin tức - Thúy Hồng - 6 phút trước
Nhằm bảo tồn, gìn giữ và tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, từ ngày 9 - 11/5 (tức ngày 2 - 4/4 Âm lịch), huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn sẽ tổ chức Ngày hội Háng Pò tại chợ Pác Khuông xã Thiện Thuật.
Đại học Luật Hà Nội tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh- hướng nghiệp

Đại học Luật Hà Nội tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh- hướng nghiệp

Giáo dục - Khánh Sơn - 11 phút trước
Vừa qua, Ban tư vấn tuyển sinh của trường Đại học Luật Hà Nội đã tham gia Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp diễn ra tại Đại học Bách khoa Hà Nội. Ngày hội Tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2024 do báo Tuổi Trẻ phối hợp Vụ Giáo dục ĐH (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức với sự đồng hành của Tập đoàn Vingroup.
Tin trong ngày - 25/4/2024

Tin trong ngày - 25/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhiều hoạt động đặc sắc trong phiên chợ vùng cao dịp 30/4 - 1/5 tại “Ngôi nhà chung”. Kon Rẫy (Kon Tum): Đường ĐH22 chậm tiến độ, đồng bào DTTS lo lắng. Gia đình 7 đời làm nghề chạm bạc trên cao nguyên đá. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hai người phụ nữ DTTS ở Lai Châu bị sát hại do mâu thuẫn tình cảm

Hai người phụ nữ DTTS ở Lai Châu bị sát hại do mâu thuẫn tình cảm

Pháp luật - Minh Nhật - 12 phút trước
Cơ quan điều tra xác định, do mâu thuẫn tình cảm nên đối tượng Hàng A Hồ (Lai Châu) dùng dao nhọn đâm tử vong hai mẹ con chị L.
Phát động tháng công nhân và tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Phát động tháng công nhân và tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Tin tức - Tào Đạt - 14 phút trước
Ngày 26/4, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) Trung ương phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024.
Đại hội đại biểu các DTTS huyện Krông Năng (Đăk Lăk)

Đại hội đại biểu các DTTS huyện Krông Năng (Đăk Lăk)

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 16 phút trước
Ngày 26/4, UBND huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS huyện lần thứ IV, năm 2024. Tham dự Đại hội có Phó chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội các DTTS tỉnh Đắk Lắk lần thứ IV Nguyễn Thiên Văn; Phó trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh Đắk Lắk Huỳnh Chiến Thắng; Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk H’Yâo Knul; đại diện lãnh đạo các sở, ngành, các huyện và 150 đại biểu chính thức. Đây là 1 trong 2 Đại hội điểm Đại hội các DTTS của tỉnh Đắk Lắk.
Khánh Hòa: Phát triển du lịch xanh và bền vững

Khánh Hòa: Phát triển du lịch xanh và bền vững

Du lịch - T.Nhân - 21 phút trước
Ngày 26/4, tại Tp. Nha Trang, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức Diễn đàn chính sách địa phương chuyên đề: “Phát triển du lịch xanh và bền vững”.
Cách trồng ớt chỉ thiên cho năng suất cao

Cách trồng ớt chỉ thiên cho năng suất cao

Bạn của nhà nông - Như Ý - 23 phút trước
Ớt chỉ thiên là loại ớt được trồng phổ biến ở nước ta ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Giống ớt này dễ trồng, có thể thu hoạch trong thời gian ngắn và đặc biệt mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, để đạt được lợi nhuận cao nhất, ngoài việc chọn đúng giống tốt, bà con cũng cần nắm được những kỹ thuật trồng ớt chỉ thiên như sau.